Nội dung thẩm định dự án đầu tư

Một phần của tài liệu 211 HOÀN THIỆN CÔNG tác THẨM ĐỊNH dự án đầu tư (Trang 28 - 89)

1.2.6.1. Thẩm định sự cần thiết của dự án đầu tư

Điều trước tiên trong công tác thẩm định dự án sẽ thực hiện xem xét và đánh giá sơ bộ các nội dung quan trọng của dự án đầu tư: Mục tiêu của dự án khi thực hiện đầu tư là gì? Khách hàng có thực sự cần thiết phải thực hiện đầu tư dự án hay không? Quy mô đầu tư của dự án như thế nào? Cơ cấu sản phẩm và dịch vụ đầu ra của dự án? Các phương án tiêu thụ sản phẩm? Quy mô vốn đầu tư? Cơ cấu vốn đầu tư? Kế hoạch kinh doanh sẽ được thực hiện từ nguồn nào? Thời gian dự kiến thực hiện dự án?

Từ cơ sở đó sẽ phân tích tất cả những tín hiệu của thị trường đối với sản phẩm của dự án, dịch vụ đầu ra của dự án. Từ đó, đưa ra được những nhận xét về thị trường tiêu thụ, nhận định về sự cần thiết và tính hợp lý của dự án về các phương diện cơ bản như sự cần thiết phải đầu tư dự án trong giai đoạn kinh tế hiện nay, sự hợp ý về quy mô đầu tư và cơ cấu sản phẩm, sự hợp lý về việc triển khai thực hiện đầu tư.

1.2.6.2. Thẩm định thị trường và khả năng tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ của dự án đầu tư

Thẩm định thị trường dự án đầu tư là quá trình tổ chức xem xét, phân tích, đánh giá một cách khách quan, khoa học và toàn diện các vấn đề có liên quan đến thị trường dự án, để từ đó ra quyết định đầu tư, cho phép đầu tư hay tài trợ vốn cho dự án.

Thẩm định thị trường dự án đầu tư bao gồm các nội dung sau:

Thẩm định thị trường mục tiêu và xác định sản phẩm của dự án:

Thẩm định thị trường mục tiêu của dự án: Thẩm định thị trường mục tiêu của dự án có bảo đảm sản phẩm của dự án đáp ứng tốt nhu cầu của khách hàng hơn so với các đối thủ cạnh tranh, những ưu thế của thị trường mục tiêu dự án so với các đối thủ cạnh tranh; quy mô thị trường mục tiêu có đủ lớn để thực hiện dự án không? Khả năng tăng trưởng của thị trường, quy mô có thể mang lại hiệu quả cho dự án khi đầu tư vào thị trường này; tính khả thi khi lựa chọn thị trường mục tiêu với khả năng đầu tư của dự án về khả năng quản lý, tài chính, nhân lực, công nghệ,...

Thẩm định việc xác định sản phẩm của dự án: Xác định sản phẩm của dự án có phù hợp với nhu cầu của khách hàng mục tiêu không; việc xác định sản phẩm của dự án có ưu thế nổi trội gì so với sản phẩm cạnh tranh, việc xác định sản phẩm của dự án có tạo ra cho sản phẩm những đặc tính khác biệt so

với sản phẩm của đối thủ cạnh tranh và tạo cho nó một hình ảnh riêng đối với khách hàng, có một vị trí nhất định so với sản phẩm cùng loại trên thị trường.

Thẩm định cung cầu của dự án gồm:

Bước 1: Đánh giá cung sản phẩm của dự án ở hiện tại trên các nội dung:

- Dự án đã đánh giá đầy đủ hai mặt cung cầu về sản phẩm của dự án ở hiện tại chưa? Quan hệ cung – cầu hiện tại như thế nào?

- Xem xét số liệu, thông tin dự án thu thập tình hình cung cầu sản phẩm trong quá khứ và hiện tại có đầy đủ, tin cậy không?

Bước 2: Đánh giá cung cầu sản phẩm của dự án trong tương lai (phương pháp dự báo có phù hợp không; kiểm tra sự phù hợp giữa số lượng sản phẩm dự kiến sản xuất với quy mô thị trường mục tiêu; xu hướng tiêu dùng...).

Thẩm định sản phẩm, giá, hoạt động tiếp thị của dự án:

Thẩm định sản phẩm: Xem xét dự án có nghiên cứu đầy đủ các đặc điểm của sản phẩm về chất lượng, đặc tính, kiểu dáng, mẫu mã, nhãn hiệu, hình thức bao bì, đóng gói sản phẩm và các dịch vụ gắn liền với sản phẩm không? Các đặc điểm của sản phẩm có phù hợp với khách hàng mục tiêu, có phù hợp với chiến lược định vị sản phẩm của dự án không? Tính phù hợp của sản phẩm với xu hướng tiêu dùng trong nước và thế giới.

Thẩm định giá bán sản phẩm: Bên cạnh quy mô của thị trường mục tiêu, giá là nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả của dự án trong tương lai. Giá sản phẩm ảnh hưởng trực tiếp đến doanh thu, lợi nhuận của dự án. Thẩm định các nội dung sau: các căn cứ xác định giá của sản phẩm đó là chi phí sản xuất, nhu cầu và đặc điểm của thị trường mục tiêu, giá của sản phẩm cạnh tranh, mục tiêu và khả năng của dự án.

Thẩm định hoạt động tiếp thị gồm:

- Đánh giá phương thức phân phối, tiêu thụ sản phẩm : phương thức nào, cách thức tổ chức mạng lưới phân phối.

- Đánh giá phương thức xúc tiến tiêu thụ sản phẩm: hình thức giới thiệu sản phẩm, sự phù hợp giữa hình thức giới thiệu sản phẩm với thị trường mục tiêu, biện pháp khuyến mãi…

Thẩm định về khả năng cạnh tranh và chiếm lĩnh thị trường của sản phẩm là việc xem xét dự án đã xác định được tất cả các đối thủ cạnh tranh chưa. Dự án có những điểm mạnh, yếu gì so với các đối thủ cạnh tranh.

- Dự án có khả năng cạnh tranh hơn so với các đối thủ không, cụ thể là gì? Khả năng sản xuất, chi phí sản xuất, khả năng tài chính, khả năng quản lý và trình độ kỹ thuật, địa bàn hoạt động…

- Xem xét các tiêu chí cơ bản đánh giá khả năng cạnh tranh của dự án (chất liệu, nhãn hiệu, giá cả, thị phần, doanh thu, lợi nhuận,…).

1.2.6.3. Thẩm định khía cạnh kỹ thuật - công nghệ của dự án đầu tư

Thẩm định dự án đầu tư về phương diện kỹ thuật – công nghệ là việc tổ chức xem xét, đánh giá một cách khách quan, khoa học và toàn diện các nội dung cơ bản về kỹ thuật – công nghệ nhằm đảm bảo tính hiệu quả và khả thi của dự án về phương diện kỹ thuật – công nghệ nói riêng và của dự án nói chung.

Đây là một quá trình kiểm tra, đánh giá các nội dung cơ bản về kỹ thuật – công nghệ của dự án một cách độc lập, tách biệt với quá trình lập dự án. Thẩm định kỹ thuật – công nghệ dự án đầu tư gồm các nội dung:

- Thẩm định sự phù hợp trong việc lựa chọn hình thức đầu tư: là đánh giá ưu, nhược điểm của từng hình thức đầu tư; xem xét các căn cứ lựa chọn hình thức đầu tư của dự án nhằm lựa chọn được hình thức đầu tư phù hợp nhất cho dự án.

- Thẩm định công suất của dự án: là xem xét các yếu tố cơ bản để lựa chọn công suất thiết kế và mức sản xuất dự kiến hàng năm của dự án; đánh giá mức độ chính xác của công suất đã lựa chọn cho dự án.

- Thẩm định mức độ phù hợp của công nghệ, thiết bị mà dự án lựa chọn gồm: thẩm định lại căn cứ lựa chọn công nghệ; thẩm định phương án chuyển giao công nghệ, chuyên gia hướng dẫn vận hành, chế độ bảo hành, bảo trì, huấn luyện nhân viên; thẩm định tính đồng bộ với công suất của các thiết bị, thẩm định mức độ tiêu hao nguyên vật liệu, thẩm định giá cả, phương thức thanh toán, uy tín của nhà cung cấp, thẩm định tính pháp lý,...

- Thẩm định về nguồn cung cấp đầu vào của dự án gồm: Là việc đánh giá khả năng cung cấp nguyên vật liệu và các yếu tố đầu vào của dự án về các mặt như : (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Khách hàng cần bao nhiêu nguyên vật liệu đầu vào cho dự án để duy trì sản xuất hàng năm bao gồm các nguyên vật liệu sản xuất, nguyên vật liệu phụ, bao bì đóng gói,...

Có bao nhiêu nhà cung cấp nguyên vật liệu đầu vào cho dự án? Họ là những khách hàng đã có mối quan hệ hay mới thiết lập, là đơn vị có khả năng cung ứng và mức độ tín nhiệm cao hay thấp?

Các chính sách nhập khẩu đối với các nguyên vật liệu đầu vào như thế nào?

Biến động giá mua, nhập khẩu nguyên vật liệu đầu vào của dự án, tỷ giá nếu phải nhập khẩu,...

Đối với các dự án phải gắn liền với vùng nguyên liệu thì phải chú ý đến khả năng xây dựng xem vùng xây dựng có đáp ứng được nhu cầu sử dụng của dự án hay không?

- Thẩm định việc lựa chọn địa điểm và mặt bằng xây dựng dự án: Thẩm định sự phù hợp với quy hoạch, thẩm định tính kinh tế của địa điểm được chọn (gần nguồn nguyên liệu, gần nơi tiêu thụ, hạ tầng thuận lợi,…); thẩm định mặt bằng, các thiết kế công trình; thẩm định năng lực đền bù, khả năng, phương án giải phóng mặt bằng.

- Thẩm định giải pháp xây dựng: là việc thẩm định tính hợp lý, tính kinh tế và khả thi của các giải pháp xây dựng gồm: thẩm định giải pháp mặt bằng, thẩm định giải pháp kiến trúc, thẩm định kết cấu, thẩm định về công nghệ và tổ chức xây dựng. Xem xét và tìm ra được các giải pháp kỹ thuật xây dựng vừa đảm bảo yêu cầu sản xuất sau này, vừa rút ngắn được thời gian xây dựng dự án, mau chóng đưa dự án vào hoạt động, đảm bảo được chi phí.

- Thẩm định ảnh hưởng của dự án đến môi trường: là việc phân tích, thẩm định các yếu tố ảnh hưởng đến môi trường của dự án như chất thải rắn, lỏng, khí thải, khói, bụi, tiếng ồn,… Xác định mức độ gây hại của các loại chất thải có khả năng gây ô nhiễm môi trường. Lựa chọn các phương pháp và phương tiện xử lý chất thải căn cứ vào điều kiện cụ thể về luật bảo vệ môi trường đối với từng địa phương, địa điểm và quy mô hoạt động của dự án, loại chất thải, chi phí để xử lý chất thải,...

1.2.6.4. Thẩm định tổ chức và quản lý dự án đầu tư

Thẩm định tổ chức quản lý dự án đầu tư là việc xem xét, đánh giá một cách khách quan, khoa học và toàn diện các nội dung cơ bản của tổ chức quản lý trong các giai đoạn của dự án nhằm khẳng định tính hiệu quả và khả thi của dự án về công tác tổ chức quản lý nói riêng và của dự án nói chung.

Thẩm định tổ chức quản lý dự án đầu tư gồm các nội dung:

- Thẩm định về hình thức tổ chức: khi thẩm định, cần căn cứ vào các nguồn vốn tài trợ của dự án và các bên tham gia đầu tư để xác định hình thức tổ chức doanh nghiệp có thực sự phù hợp không, từ đó xác lập tư cách pháp nhân của doanh nghiệp trong sản xuất, kinh doanh,…

- Thẩm định về cơ cấu tổ chức quản lý: Khi thẩm định cần xác định được:

Các bộ phận hợp thành bộ máy tổ chức vận hành dự án đã phù hợp với từng mô hình tổ chức quản lý của dự án hay chưa.

Tính cân đối, hợp lý, nhiệm vụ, quyền hạn, mối quan hệ giữa các bộ phận trong cơ cấu tổ chức quản lý được lựa chọn.

Số lượng, chất lượng (trình độ) cần thiết của các cán bộ, nhân viên trong bộ máy tổ chức quản lý vận hành dự án,…

- Thẩm định về kế hoạch nhân sự Khi thẩm định cần xác định được:

Việc tính toán số lượng, trình độ kỹ thuật, tay nghề của từng loại lao động: Trực tiếp, gián tiếp, bảo vệ, lái xe… có đáp ứng và phù hợp với yêu cầu của dự án không.

Thẩm định phương án tuyển dụng, khả năng, điều kiện cung ứng mỗi loại lao động theo tiến độ thực hiện dự án.

Chế độ làm việc, chi phí, kế hoạch đào tạo cho mỗi loại lao động. - Thẩm định về chi phí nhân sự

Khi thẩm định cần xác định được:

Tính hợp lý, sự phù hợp với quy định của Nhà nước về chế độ lương, phụ cấp.

Tính pháp lý, hợp lý của các khoản chi phí nhân lực…

1.2.6.5. Thẩm định hiệu quả kinh tế - xã hội dự án đầu tư

Thẩm định hiệu quả kinh tế - xã hội dự án đầu tư được xem là quá trình thẩm tra, xem xét, đánh giá, tính toán lại một cách khoa học, toàn diện tất cả các chỉ tiêu hiệu quả kinh tế - xã hội của dự án đầu tư; những ảnh hưởng của dự án tới các mặt của nền kinh tế quốc dân cả về định tính và định lượng. Nội dung thẩm định hiệu quả kinh tế - xã hội dự án đầu tư bao gồm:

- Thẩm định về mặt định lượng:

Thẩm định giá trị gia tăng thuần của dự án: đánh giá xem mức độ đóng góp trực tiếp của dự án đối với tăng trưởng kinh tế là bao nhiêu. Khi thẩm định chỉ tiêu này, cần xem xét nguồn hình thành vốn đầu tư của dự án (từ

trong nước hay vốn đầu tư nước ngoài) để xác định các tiêu chí thẩm định cho phù hợp

Thẩm định giá trị hiện tại ròng của dự án nhìn ở góc độ toàn bộ nền kinh tế. Thông qua đó, đánh giá được lợi ích thực sự của dự án tới toàn bộ nền kinh tế quốc dân.

Thẩm định các nội dung khác tùy thuộc vào đặc thù của mỗi dự án. - Thẩm định về mặt định tính (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Thẩm định về mặt định tính thực sự là một nội dung khó, đôi khi bị ảnh hưởng bởi quan điểm, cái nhìn chủ quan của người thẩm định. Do đó, người thẩm định cần có cái nhìn toàn diện, khách quan, đa chiều để thẩm định và đưa ra nhận định đúng đắn về dự án.

Khi thẩm định về mặt định tính, mục tiêu phát triển nền kinh tế hoặc vùng chính là căn cứ, là cơ sở để nhà thẩm định thực hiện các hoạt động thẩm định, đánh giá dự án.

Nhà thẩm định sẽ đánh giá, thẩm định dự án trên các nội dung như: Dự án có tác động tích cực tới môi trường sinh thái, tạo điều kiện để thực hiện tăng trưởng xanh; có gắn với mục tiêu lao động, việc làm hay không; hoặc có góp phần cải thiện chất lượng cuộc sống dân cư của vùng hay không.

1.2.6.6. Thẩm định tài chính dự án đầu tư

Thẩm định tài chính dự án đầu tư là việc xem xét, đánh giá các bảng tính dự trù tài chính, trên cơ sở đó xác định và so sánh các luồng lợi ích và chi phí tài chính của dự án trên cơ sở đảm bảo nguyên tắc giá trị thời gian của tiền để đưa ra kết luận về hiệu quả tài chính và tính khả thi của dự án.

Nội dung thẩm định tài chính dự án đầu tư bao gồm: - Thẩm định việc tính toán tổng mức đầu tư gồm:

Thẩm định sự phù hợp của phương pháp xác định tổng mức đầu tư xây dựng với đặc điểm, tính chất, yêu cầu kỹ thuật, công nghệ của dự án;

Kiểm tra sự đầy đủ của các khối lượng sử dụng để xác định tổng mức đầu tư xây dựng; sự hợp lý, phù hợp với quy định, hướng dẫn của Nhà nước đối với các chi phí sử dụng để tính toán, xác định các chi phí trong tổng mức đầu tư xây dựng;

Xác định giá trị tổng mức đầu tư xây dựng sau khi thực hiện thẩm định. Phân tích nguyên nhân tăng, giảm và đánh giá việc đảm bảo hiệu quả đầu tư của dự án theo giá trị tổng mức đầu tư xây dựng xác định sau thẩm định;

- Thẩm định cơ cấu vốn đầu tư gồm:

Thẩm định tỷ lệ đầu tư cho sắm máy móc thiết bị so với đầu tư cho xây lắp.

Thẩm định cơ cấu vốn nội tệ, ngoại tệ. Thẩm định nguồn tài trợ.

- Thẩm định dòng tiền của dự án bao gồm việc thẩm định dòng tiền vào và dòng tiền ra của dự án đầu tư.

- Thẩm định các chỉ tiêu tài chính đã được tính toán xác lập gồm: Thẩm định lại cách tính toán các chỉ tiêu

Phối hợp các chỉ tiêu khi thẩm định, đồng thời xem xét đến tính đặc

Một phần của tài liệu 211 HOÀN THIỆN CÔNG tác THẨM ĐỊNH dự án đầu tư (Trang 28 - 89)