Giải pháp hoàn thiện trong việc áp dụng phương pháp thẩm định

Một phần của tài liệu 211 HOÀN THIỆN CÔNG tác THẨM ĐỊNH dự án đầu tư (Trang 101 - 104)

- Cán bộ thẩm định cần vận dụng linh hoạt tất cả các phương pháp thẩm định trên cơ sở phát huy thế mạnh của từng phương pháp. Nên lựa chọn các phương pháp thẩm định phù hợp với đặc thù của từng dự án.

- Luôn sử dụng phương pháp thẩm định theo trình tự từ những bước đầu tiên của công tác thẩm định để có thể loại bỏ được những dự án không khả thi ngay từ ban đầu, vừa tiết kiệm được thời gian, vừa tiết kiệm được chi phí không cần thiết.

- Áp dụng triệt để các phương pháp dự báo, phân tích độ nhạy, triệt tiêu rủi ro vào công tác thẩm định một cách chính xác để thẩm định chính xác tính khả thi và hiệu quả của dự án.

Áp dụng phương pháp dự báo để tiến hành các dự báo về thị trường trong tương lai, tình hình cung cầu sản phẩm trong tương lai, hay những biến động liên quan đến giá và môi trường,….

Phương pháp phân tích độ nhạy cần được áp dụng nhiều hơn và linh hoạt hơn vì đây là phương pháp hết sức quan trọng đối với việc phân tích độ an toàn của nguồn vốn vay. Khi cán bộ thẩm định sử dụng được thành thạo phương pháp này không chỉ phân tích được một yếu tố ảnh hưởng đến các chỉ tiêu hiệu quả dự án mà còn phân tích được các chỉ tiêu không còn hiệu quả đối với dự án nữa. Bên cạnh đó cần áp dụng phương pháp này gắn liền với sự thay đổi của nhiều biến, yếu tố để có được kết quả cao nhất và phát huy được tối đa công dụng của phương pháp.

Phương pháp triệt tiêu rủi ro cần phải thực hiện được việc định lượng các rủi ro có thể xảy ra từ đó, đưa ra được các biện pháp hạn chế và khắc phục rủi ro đó.

- Bên cạnh đó, cán bộ thẩm định cần tăng cường việc áp dụng các phương pháp thẩm định một cách chủ động, thường xuyên, kết hợp một cách linh hoạt các phương pháp với nhau. Ví dụ như, khi sử dụng phương pháp dự báo để phân tích dự báo tình hình cung cầu sản phẩm thì phải dùng thêm phương pháp so sánh các chỉ tiêu để đối chiếu với những dự án, những thời kỳ khác nhau để xem có khả thi hay không.

- Học hỏi việc áp dụng các phương pháp thẩm định ở các dự án thuộc nhiều ngành nghề, lĩnh vực khác nhau; từ các đối thủ cạnh tranh với Sacombank.

Nội dung đặc biệt quan trọng trong việc hoàn thiện công tác thẩm định dự án đầu tư vay vốn tại Sacombank Đống Đa:

- Trước tiên, cần xây dựng hệ thống nội dung thẩm định áp dụng với các dự án thuộc các lĩnh vực khác nhau, phát huy được thế mạnh của chi nhánh.

- Cán bộ thẩm định của Sacombank Đống Đa cần thực hiện công tác thẩm định các nội dung một cách khách quan, toàn diện, phản ánh trung thực và cần thiết phải đi thực tế tại doanh nghiệp, dự án để có được cái nhìn tổng quan và chính xác nhất về khách hàng và dự án.

- Ngoài việc tiếp tục thực hiện tốt các nội dung là thế mạnh của chi nhánh, cán bộ thẩm định cũng cần học hỏi và nghiên cứu thêm về các khía cạnh còn đang bị hạn chế như:

Cán bộ thẩm định cần chú trọng hơn trong công tác thẩm định khía cạnh công nghệ - kỹ thuật của dự án đầu tư. Do các dự án mua sắm trang thiết bị máy móc, xây dựng đòi hỏi có tỷ lệ vốn cố định rất lớn, máy móc, công nghệ được mua sắm thường được dùng làm tài sản đảm bảo khoản vay nên phải chú trọng hơn vào khâu này.

Thẩm định thị trường; thẩm định khả năng cung ứng nguyên vật liệu, yếu tố đầu vào cần được thực hiện đầy đủ các khía cạnh nội dung theo đúng quy định để kết quả thẩm định đạt được hiệu quả cao và giúp Ngân hàng có được cái nhìn khách quan hơn về dự án.

Về nội dung thẩm định môi trường, kinh tế xã hội của dự án, ngoài việc chỉ thực hiện chấm điểm trên trắc nghiệm khảo sát thì cán bộ thẩm định cần nghiên cứu và phân tích thêm những nội dung thực tế, cần đi thực tế để có được sự đánh giá chính xác, phù hợp nhất về những tiêu chuẩn môi trường của dự án. Ngân hàng phải thường xuyên và tích cực đánh giá, xem xét đánh giá các yếu tố môi trường tương lai, các biến động trong ngành trong tương

lai. Điều này đảm bảo cho dự án không vấp phải sự phản đối của xã hội, cũng như đem lại nhiều lợi ích cho chư đầu tư và Ngân hàng.

Tuy nội dung thẩm định tài chính của Ngân hàng đã tương đối đầy đủ và hoàn thiện nhưng cán bộ thẩm định cũng cần chú ý hơn ở một số chỉ tiêu khác, phương pháp thẩm định khác để đánh giá được sự thay đổi của những biến động tài chính liên quan đến tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng và dự án. Thẩm định tài chính của dự án thì cần có nhiều giả định dự báo trong các trường hợp khác nhau gắn với sự thay đổi của các yếu tố khác nhau ảnh hưởng đến dự án trong tương lai.

Về nội dung ước lượng và kiểm soát rủi ro thì cán bộ thẩm định cần chú trọng, quan tâm hơn. Ở nội dung này, cán bộ thẩm định cần khắc phục được những hạn chế, bên cạnh việc đưa ra được những ước lượng rủi ro mang tính chất định tính thì cần chỉ ra được những con số tính toán cụ thể; đồng thời, cần đưa ra được nhiều kịch bản với những thay đổi của các yếu tố khác nhau trong tương lai ảnh hưởng đến dự án để Ngân hàng có được cái nhìn khách quan hơn về dự án, tránh được cái nhìn quá lạc quan, ảnh hưởng đến quyết định cấp vốn của Ngân hàng.

Một phần của tài liệu 211 HOÀN THIỆN CÔNG tác THẨM ĐỊNH dự án đầu tư (Trang 101 - 104)