II. BIỆN CHỨNG CỦA SỰ VẬN ĐỘNG VÀ PHÁT TRIỂN CỦA XÃ HỘ
b. Quá trình lịch sử tự nhiên của các hình thái kinh tế-xã hộ
§ Hai là, nguồn gốc sâu xa của sự vận động phát triển của xã hội là ở sự phát triển của lực lượng sản xuất. Những lực lượng sản xuất được tạo ra bằng năng lực thực tiễn của con người, song không phải con người làm ra theo ý muốn chủ quan. Bản thân năng lực thực tiễn của con người cũng bị quy định bởi nhiều
điều kiện khách quan nhất định. Người ta làm ra lực lượng sản xuất của mình dựa trên những lực lượng sản xuất đã đạt được trong một hình thái kinh tế-xã hội đã có sẵn do thế hệ trước để
lại. Xét đến cùng, chính sự phát triển của lực lượng sản xuất đã quyết định quá trình vận động và phát triển của hình thái kinh tế-xã hội như một quá trình lịch sử tự nhiên.
§ Ba là, trong các quy luật khách quan chi phối sự vận động và phát triển của các hình thái kinh tế-xã hội thì quy luật về sự
phù hợp của quan hệ sản xuất với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất có vai trò quyết định nhất. Nó vừa bảo đảm tính kế thừa trong sự phát triển tiến lên của xã hội, vừa biểu hiện tính gián đoạn trong sự phát triển của lịch sử.
§ Bốn là, khi khẳng định tính lịch sử – tự nhiên, tức tính quy luật khách quan của sự vận động, phát triển của xã hội, chủ
nghĩa Mác-Lênin cũng đồng thời khẳng định vai trò của các nhân tố khác đối với tiến trình phát triển của lịch sử nhân loại như: điều kiện địa lý; tương quan lực lượng chính trị của các giai cấp, tầng lớp xã hội; truyền thống văn hóa của mỗi cộng
đồng người; điều kiện tác động của tình hình quốc tế; … Chính do sự tác động của các nhân tố đó mà tiến trình phát triển của mỗi cộng đồng người không diễn ra như một đường thẳng, nó vô cùng phong phú đa dạng và có thể bỏ qua một hay một vài hình thái kinh tế-xã hội nhất định.