Mối quan hệ biện chứng giữa lực lượng sản xuất (LLSX) và quan h ệsản xuất(QHSX)

Một phần của tài liệu NHỮNG NGUYÊN LÝ CƠ BẢN CỦA CHỦ NGHĨA MÁC- LÊNIN ppt (Trang 73 - 76)

II. BIỆN CHỨNG CỦA SỰ VẬN ĐỘNG VÀ PHÁT TRIỂN CỦA XÃ HỘ

b. Mối quan hệ biện chứng giữa lực lượng sản xuất (LLSX) và quan h ệsản xuất(QHSX)

§ LLSX và QHSX là hai mặt cơ bản, tất yếu của quá trình sản xuất, chúng tồn tại không tách rời nhau, tác động qua lại lẫn nhau. Trong đó LLSX là nội dung vật chất của quá trình sản xuất, còn QHSX là hình thức kinh tế của quá trình đó.

§ Trong một giai đoạn lịch sử xác định, khi LLSX và QHSX thống nhất với nhau, tức là khi QHSX phù hợp với thực trạng phát triển của LLSX, các mặt của QHSX tác động tích cực đến LLSX, tạo điều kiện cho LLSX duy trì, khai thác – sử dụng và không ngừng phát triển. Tính ổn định, phù hợp của QHSX đối với LLSX càng cao thì LLSX càng có khả năng phát triển.

§ QHSX có thể tác động đến LLSX bởi vì nó quy định mục đích của nền sản xuất, ảnh hưởng đến thái độ của con người trong lao động sản xuất, đến tổ chức phân công lao động xã hội, đến phát triển và ứng dụng khoa học và công nghệ, ...

§ Sự phát triển của LLSX được đánh dấu bằng trình độ của nó. Trình độ của LLSX trong từng giai đoạn lịch sử thể hiện trình

độ chinh phục tự nhiên của con người trong giai đoạn lịch sử đó. Công cụ lao động là nhân tố phản ánh rõ nhất trình độ của LLSX.

§ Sự phát triển của LLSX đến một trình độ nhất định làm cho QHSX từ chỗ phù hợp trở thành không phù hợp với nhu cầu phát triển của LLSX. Khi đó, QHSX kìm hãm LLSX phát triển và yêu cầu khách quan của sự phát triển LLSX đòi hỏi xóa bỏ QHSX cũ để hình thành QHSX mới phù hợp với trình

độ phát triển mới của LLSX. Chính nhờ các cuộc cách mạng xã hội mà QHSX mới ra đời thúc đẩy LLSX tiếp tục phát triển, làm cho phương thức sản xuất cũ mất đi, phương thức sản xuất mới ra đời.

§ Như vậy, mối quan hệ giữa LLSX và QHSX là mối quan hệ

thống nhất biện chứng, trong đó LLSX quyết định QHSX và QHSX tác động trở lại LLSX.

§ Quy luật này là quy luật phổ biến, tác động trong mọi xã hội, làm cho xã hội loài người phát triển từ thấp đến cao.

§ Mối quan hệ giữa LLSX và QHSX là mối quan hệ mâu thuẫn biện chứng giữa nội dung vật chất, kỹ thuật với hình thức kinh tế của quá trình sản xuất xã hội. Sự vận động của mâu thuẫn này là một quá trình đi từ thống nhất đến khác biệt và đối lập làm xuất hiện nhu cầu khách quan phải được giải quyết theo nguyên tắc QHSX phải phù hợp với thực trạng phát triển của LLSX. Sự vận động của mâu thuẫn này cũng tuân theo quy luật “từ những thay đổi về lượng thành những thay đổi về chất và ngược lại”, quy luật “phủ định của phủ định”, khiến cho quá trình phát triển của nền sản xuất xã hội diễn ra vưà có tính tiệm tiến, tuần tự lại vừa có tính nhảy vọt với những bước đột biến, kế thừa đến những trình độ ngày càng cao hơn.

Khái niệm cơ sở hạ tầng dùng để chỉ toàn bộ các quan hệ sản xuất hợp thành cơ cấu kinh tế của một xã hội nhất định.

sở hạ tầng bao gồm: quan hệ sản xuất thống trị, quan hệ

sản xuất tàn dư của xã hội cũ và quan hệ sản xuất mới của xã hội tương lai. Trong đó quan hệ sản xuất thống trị bao giờ

cũng giữ vai trò chủ đạo, quy định xu hướng chung của đời sống kinh tế xã hội.

Khái niệm kiến trúc thượng tầng dùng để chỉ toàn bộ những quan điểm chính trị, pháp quyền, triết học, đạo đức, tôn giáo, nghệ thuật, ... cùng với những thiết chế chính trị- xã hội tương

ứng như nhà nước, đảng phái, giáo hội, các đoàn thể xã hội, ...

được hình thành trên cơ sở hạ tầng nhất định.

Một phần của tài liệu NHỮNG NGUYÊN LÝ CƠ BẢN CỦA CHỦ NGHĨA MÁC- LÊNIN ppt (Trang 73 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)