Đánh giá kết quả phục hồi của cá nhân, gia đình

Một phần của tài liệu Tài liệu hướng dẫn thực hành Hỗ trợ cộng đồng trong trường hợp thiên tai khẩn cấp (Dành cho cán bộ xã hội cấp cơ sở) (Trang 41 - 43)

1. Hỗ trợ cá nhân, gia đình

1.4.Đánh giá kết quả phục hồi của cá nhân, gia đình

Hoạt động đánh giá kết quả phục hồi cá nhân nhằm:

• Đánh giá được mức độ phục hồi của cá nhân sau thời gian can thiệp;

• Nhận diện được các yếu tố bảo vệ nếu xảy ra thảm hoạ trong tương lai và các yếu tố hỗ trợ

phát sinh (trước khi can thiệp không nhận biết được về các yếu tố này) có lợi cho cá nhân để nâng cao năng lực ứng phó với thảm họa;

• Đánh giá được mức độ thay đổi về năng lực theo chiều hướng tích cực của cá nhân trong việc

Đánh giá kết quả phục hồi của cá nhân sau can thiệp

Chỉ số đánh giá Mức độ kết quả

1. Mức độ phục hồi của cá nhân sau thời gian

can thiệp?

Cao (Hoàn toàn phục hồi cả về thể chất, tâm

lý và xã hội);

Trung bình (Có khả năng tự phục hồi, nhưng

không cao);

Thấp (Không phục hồi được, vẫn còn bị tổn

thương). 2. Nhận diện được các yếu tố bảo vệ cá nhân

khi xảy ra thảm hoạ trong tương lai và các yếu tố hỗ trợ phát sinh có lợi cho cá nhân để nâng cao năng lực ứng phó với thảm họa

Cao (Mức độ sẵn sàng hỗ trợ của các dịch vụ

công, các tổ chức xã hội cao; gia đình, họ hàng, người thân, hàng xóm,...thường xuyên quan tâm, giúp đỡ đối với cá nhân);

Trung bình (Có các dịch vụ công, nhưng chất

lượng dịch vụ không cao);

Thấp (Chất lượng dịch vụ công thấp, mối liên

kết với gia đình, họ hàng, người thân lõng lẽo; gia đình quá nghèo).

3. Nhận diện những yếu tố cản trở quá trình phục hồi của cá nhân sau thảm họa

Cao (Yếu tố cản trở sự phục hồi không còn gây

ảnh hưởng thường xuyên đến họ);

Trung bình (Yếu tố cản trở sự phục hồi có khả

năng ảnh hưởng, nhưng ít và không thường xuyên);

Thấp (Yếu tố cản trở sự phục hồi có khả năng

ảnh hưởng nhiều, thường xuyên ) 4. Đánh giá mức độ thay đổi năng lực theo

chiều hướng tích cực trong việc chủ động ứng phó với thảm hoạ trong tương lai

Cao (Cá nhân hoàn toàn chủ động và có các kỹ (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

năng cần thiết để ứng phó với thảm họa nếu có xảy ra trong tương lai);

Trung bình (Cá nhân có một số kỹ năng,

nhưng mức độ thành thục chưa cao);

Thấp (Cá nhân hoàn toàn bị động và không có

kỹ năng gì để ứng phó với thảm họa).

Tổng số Cao:

Trung bình: Thấp:

Kết luận về kết quả phục hồi: Trên cơ sở đánh giá mức độ phục hồi của cá nhân cao, thấp, trung bình so với các chỉ số đánh giá.

Nếu kết quả hỗ trợ phục hồi đã giúp đảm bảo cá nhân ổn định cuộc sống và có khả năng ứng phó được với thảm họa thiên tai có thể xảy ra trong tương lai, cần theo dõi thêm thời gian 3 tháng và kết thúc ca.

Nếu thấy khả năng phục hồi chậm hoặc vẫn còn các yếu tố nguy cơ gây cản trở đến quá trình phục hồi của cá nhân đặc biệt là sự phục hồi về tâm lý xã hội và sinh kế, cần có kế hoạch hỗ trợ phục hồi tiếp theo.

Đánh giá

Những hoạt động hỗ trợ phục hồi chính đối với một cá nhân: - Đã làm tốt được hoạt động

nào?

- Hoạt động nào chưa tốt? Chưa phù hợp đối tượng?

HOẠT ĐỘNG Hỗ Trợ pHỤC HồI CÁ NHÂN

HIỆU QUẢ HƠN.

Chuyển đổi

Thay đổi cách thức hỗ trợ phục hồi phù hợp trong tương lai.

Học hỏi Xác định những điều cốt yếu đã học được từ trường hợp hỗ trợ cá nhân đó. Nhận xét

Phân tích tại sao bạn sử dụng phương pháp hỗ trợ can thiệp

này với đối tượng đó? Tại sao không hiệu quả?

Nguyên nhân từ bạn? từ đối tượng? hay nguyên nhân khác?

=

Một phần của tài liệu Tài liệu hướng dẫn thực hành Hỗ trợ cộng đồng trong trường hợp thiên tai khẩn cấp (Dành cho cán bộ xã hội cấp cơ sở) (Trang 41 - 43)