1. Hỗ trợ cá nhân, gia đình
1.3. Thực hiện các hoạt động hỗ trợ cho cá nhân, gia đình
Sau khi có bản kế hoạch với những mục tiêu và các hoạt động cụ thể, nhân viên CTXH cần phải chuẩn bị tâm thế cho cá nhân đối tượng đó để họ hiểu rằng chính họ là người thực hiện kế hoạch và nhân viên CTXH chỉ là người hỗ trợ họ trong suốt quá trình đó. Bên cạnh đó, nhân viên CTXH sẽ là người kết nối các nguồn lực giúp cá nhân có thể thực hiện theo kế hoạch một cách chủ động. Thông thường, các hoạt động mà nhân viên CTXH có thể làm là:
* Cung cấp dịch vụ cụ thể đối với cá nhân như hỗ trợ họ trong quá trình phục hồi sức khoẻ, trị liệu tâm lý, phục hồi chức năng lao động, là cầu nối giữa cá nhân và gia đình trong suốt quá trình trị liệu…
* Kết nối nguồn lực: Nhân viên CTXH có thể kết nối cho các cá nhân cần phục hồi về sinh kế bằng các chính sách của nhà nước như các nguồn tín dụng mà họ có thể vay vốn, những chính sách về phòng chống thảm họa thiên tai mà các cá nhân, hộ gia đình được Nhà nước hỗ trợ. Hoặc kết nối nguồn lực cho các cá nhân thông qua những nguồn lực hỗ trợ khác (cá nhân, tổ chức xã hội, các tổ chức phi chính phủ).
* Tham vấn cho cá nhân và gia đình để họ hiểu được cụ thể về mục đích, quá trình phục hồi của cá nhân, tiến độ của các giai đoạn phục hồi của cá nhân, vai trò của các bên tham gia phối hợp trong từng giai đoạn cụ thể;…
Khi tổ chức thực hiện các hoạt động hỗ trợ cá nhân phục hồi, nhân viên CTXH cần phải trả lời rõ các câu hỏi sau:
(1) Ai sẽ là người thực hiện hoạt động này? (ai tham gia chính, hỗ trợ ở những hoạt động nào
trong quá trình phục hồi của cá nhân).
(2) Cần có những nguồn lực nào, nguồn lực nào đang có và cần huy động thêm những nguồn lực
nào để thực hiện hoạt động này?
(3) Hoạt động này cần thực hiện trong bao lâu?
Các vấn đề nêu trên cần phải được làm rõ tương ứng với từng mục tiêu trong giai đoạn phục hồi của cá nhân.
Lưu ý
Đối với những cá nhân cần sự điều trị chuyên sâu hơn hoặc tình trạng của họ vượt quá khả năng trợ giúp của nhân viên CTXH, bạn cần giới thiệu họ đến với những dịch vụ điều trị chuyên sâu hơn nếu có (ví dụ như bác sĩ trị liệu tâm lý với những bệnh nhân rối loạn tâm thần gây ra bởi thảm họa khẩn cấp…)
Ví dụ: kế hoạch hoạt động hỗ trợ Bình có được chăm sóc thay thế bởi người họ hàng và tham vấn khủng hoảng
Mục tiêu Hoạt động Người thực
hiện Ngân sách Thời gian
Tìm được người hay cơ sở chăm sóc thay thế cho Bình
- Tìm người hay nơi nhận nuôi dưỡng Bình tạm thời. - Xác định họ hàng của Bình còn có ai? Ai có thể nhận nuôi dưỡng chăm sóc Bình? Tổ trưởng tổ dân phố; Người phụ trách trẻ em ở khu dân cư, Ban BVTE, UBND xã
Thực hiện theo quy định của NĐ 136
Trong và ngay sau khi thiên tai xảy ra
- Nếu có người họ hàng nhận nuôi, hướng dẫn họ hàng làm các thủ tục nhận, chính sách chăm sóc nuôi dưỡng Bình (Xác định thời gian nhận nuôi dưỡng Bình của gia đình là tạm thời, trung hạn, dài hạn để làm các thủ tục, chính sách phù hợp) Người họ hàng và nhân viên CTXH, phòng, ban LĐTBXH, UBND xã Thực hiện theo quy định của NĐ 136 Sau 1 tháng nhận nuôi tạm thời, cần làm thủ tục nhận trung hạn hay dài hạn nuôi Trạng thái tâm lý của Bình được ổn định hơn (bớt lo sợ, không còn khóc, chịu ăn uống) - Tham vấn khủng hoảng cho Bình - Những trợ giúp tâm lý khác (động viên, khích lệ, chia sẻ…) Nhân viên CTXH hoặc chuyên gia tâm lý Họ hàng Công sức cá nhân tự đóng góp Ngay trong và sau khi thiên tai