Đánh giá các vấn đề của cá nhân, gia đình

Một phần của tài liệu Tài liệu hướng dẫn thực hành Hỗ trợ cộng đồng trong trường hợp thiên tai khẩn cấp (Dành cho cán bộ xã hội cấp cơ sở) (Trang 36 - 38)

1. Hỗ trợ cá nhân, gia đình

1.1. Đánh giá các vấn đề của cá nhân, gia đình

a. Về thể chất và tâm lý:

- Về thể chất

Khi xảy ra thiên tai có thể có cá nhân, thành viên trong gia đình bị thương tích như gẫy xương, bị bệnh tật hay bệnh trở nên nặng nề hơn đặc biệt là trẻ em, người già, do vậy nhân viên CTXH cần có đánh giá sơ bộ sự tổn thương về thể chất, nhu cầu chăm sóc y tế để kết nối họ với cơ quan y tế.

CÁC HOẠT ĐỘNG Trợ GIÚp pHỤC HồI SAU THIêN TAI

BÀI

- Về tâm lý

Phần lớn các cá nhân và gia đình có khả năng vượt qua khó khăn tâm lý như bị căng thẳng, sợ hãi lo lắng khi xảy ra thiên tai. Tuy nhiên có một số người đặc biệt là những người bị mất người thân, trẻ em, người già có thể có những phản ứng khủng hoảng kéo dài sau thảm họa. Hoặc cá nhân cũng bị khủng hoảng tâm lý do sợ hãi quá mức, chứng kiến sự tàn phá của thiên tai, quá lo lắng cho sự mất mát về tài sản. Vì vậy họ trở nên hoảng loạn, sốc tâm lý và rất cần có can thiệp trợ giúp về tâm lý. Do vậy, ở giai đoạn này, Nhân viên CTXH cần xác định rõ:

- Mức độ khủng hoảng về tâm lý của cá nhân

- Những khó khăn trong cuộc sống do khủng hoảng gây ra

- Nguồn lực bản thân, gia đình và họ hàng, cộng đồng có thể trợ giúp - Yếu tố tín ngưỡng, tôn giáo hỗ trợ quá trình phục hồi của cá nhân.

b. Vấn đề về chức năng lao động của cá nhân

Liên quan tới vấn đề này, nhân viên CTXH cần trợ giúp gia đình xác định được những yếu tố sau: - Khả năng lao động của cá nhân và gia đình

- Khả năng tạo thu nhập đảm bảo cho cuộc sống của gia đình - Những khó khăn trong tạo thu nhập

- Nguồn lực trong mỗi cá nhân, gia đình, cộng đồng và các nguồn lực khác cho quá trình phục hồi, ví dụ: Các mối quan hệ gia đình, điều kiện kinh tế của gia đình, điều kiện về cơ sở vật chất tại địa phương giúp cho cá nhân đó phục hồi như về cơ sở y tế, các doanh nghiệp hay cơ sở kinh doanh có hỗ trợ tạo điều kiện cho cá nhân đó tham gia lao động hay không…

c. Vấn đề về các mối quan hệ xã hội bị gián đoạn do thiên tai thảm hoạ

Sau thảm hoạ, có thể có những cá nhân bị mất người thân như trẻ em mất bố mẹ, anh chị em hoặc bố mẹ mất con cái. Do vậy, nhân viên CTXH cần tìm cách giúp đỡ họ liên lạc với người thân, bạn bè, họ hàng để có được chỗ dựa tinh thần sau những mất mát và dần phục hồi sau thiên tai.

Trên cơ sở đánh giá những vấn đề mà cá nhân và gia đình đang đối mặt để xác định nhu cầu trợ giúp của họ.

Tình huống phân tích vấn đề và nhu cầu trợ giúp

Em Nguyễn Thị Bình 13 tuổi. Trong một trận lũ bố mẹ em đã bị cuốn trôi khi đi lên rẫy. Em lo sợ và khóc liên tục và không ăn. Em cũng mất hết sách vở vì nhà bị trôi cùng với đồ đạc.

Vấn đề của Bình Nhu cầu hỗ trợ phục hồi của Bình

1. Em bị mồ côi cha mẹ Bình cần có người chăm sóc (chăm sóc thay thế)

2. Em bị khủng hoảng tâm lý Bình cần được tham vấn, trợ giúp để vượt qua trạng thái bị khủng hoảng 3. Em bị mất hết đồ dùng học tập, khả năng bị

gián đạn học tập

Bình cần được hỗ trợ sách vở và tiếp tục đến trường.

Mức độ quan trọng của các nhu cầu phụ thuộc vào mức độ quan trọng của vấn đề làm nảy sinh ra nhu cầu. Vì thế, những vấn đề và nhu cầu của Bình cần được sắp xếp theo thứ tự ưu tiên.

Một phần của tài liệu Tài liệu hướng dẫn thực hành Hỗ trợ cộng đồng trong trường hợp thiên tai khẩn cấp (Dành cho cán bộ xã hội cấp cơ sở) (Trang 36 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(57 trang)