Quá trình thành lập Tập đoàn Hóa chất Việt Nam

Một phần của tài liệu 1_ LACV_K5_NguyenHoangManh (Trang 71 - 73)

Ngay sau khi nước ta được thành lập vào năm 1945 thì ngành công nghiệp hóa chất của Việt Nam đã được hình thành với mục tiêu chính trong giai đoạn này là phục vụ quốc phòng (chống Pháp). Sau đó, bước vào thời kỳ hòa bình lập lại năm 1954, ngành công nghiệp hóa chất lại có điều kiện phát triển nhờ vào sự giúp đỡ của các nước phe Xã hội chủ nghĩa như Liên Xô (cũ), Trung Quốc… qua đó hàng loạt các nhà máy lớn thuộc sở hữu nhà nước như Nhà máy Supe phốt phát và Hóa chất Lâm Thao; Nhà máy Cao su Sao vàng, Nhà máy Hóa chất Việt Trì; mỏ Apatít Lào Cai… đã lần lượt được ra đời với mục tiêu phục vụ cho nông nghiệp và đời sống dân sinh. Tuy nhiên, cho đến trước năm 1995 thì hoạt động của hầu hết các nhà máy và cơ sở sản xuất trong ngành công nghiệp hóa chất vẫn còn rất phân tán và manh mún; phải kể từ năm 1995 trở đi khi TCT HCVN được thành lập thì diện mạo ngành công nghiệp hóa chất mới có sự thay đổi cả về nội dung và hình thức theo hướng hiện đại và thích ứng dần với nền KTTT của nước ta.

Thực hiện chủ trương thí điểm thành lập các Tập đoàn kinh doanh theo Quyết định số 91/TTg ngày 7-3-1994; TCT HCVN được thành lập theo Quyết định số 835/TTg ngày 20-12-1995 của Thủ tướng chính phủ trên cơ sở hợp nhất TCT Phân bón và Hóa chất cơ bản với TCT Hóa chất công nghiệp và Hóa chất tiêu dùng. Năm 2006, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 89/2006/QĐ-TTg ngày 24-4-2006 phê duyệt Đề án chuyển TCT HCVN sang hoạt động theo mô hình CTM - CTC; đồng thời cùng ngày 24-4-2006 Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 90/2006/QĐ-TTg thành lập CTM - TCT HCVN. Tiếp theo, năm 2009 Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 2179/QĐ-TTg ngày 23-12-2009 về việc phê duyệt Đề án thí điểm thành lập Tập đoàn Công nghiệp HCVN (tổ hợp Tập đoàn) hoạt động theo hình thức CTM - CTC, và Quyết định số 2180/QĐ-TTg ngày 23-12-2009 Thành lập CTM–Tập đoàn HCVN. Năm 2010, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành quyết định chuyển

CTM - Tập đoàn HCVN sang hoạt động theo mô hình Công ty TNHH MTV do Nhà nước làm CSH và hoạt động cho đến nay.

Kể từ khi thành lập đến nay, CTM - TCT HCVN và nay là Tập đoàn HCVN đã có đóng góp lớn vào sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, góp phần đẩy nhanh tốc độ công nghiệp hóa, hiện đại hóa nền kinh tế. Đến nay, năng lực sản xuất của toàn tổ hợp Tập đoàn đạt gần 5,0 triệu tấn phân bón các loại, đáp ứng toàn bộ nhu cầu thị trường trong nước (khoảng 1,4 triệu tấn) về phân lân chế biến, 50% nhu cầu trong nước (khoảng 1,1 triệu tấn) về phân đạm u-rê, 100% nhu cầu trong nước (khoảng 0,7 triệu tấn) về phân phức DAP và khoảng 15-20% nhu cầu trong nước (khoảng 1,8-1,9 triệu tấn) về phân NPK hỗn hợp; đến năm 2018, dự kiến tổ hợp Tập đoàn cung ứng được 0,5 triệu tấn phân bón kali cho thị trường Việt Nam sau khi dự án khai thác và chế biến muối mỏ tại nước CHDCND Lào đi vào hoạt động. Bên cạnh đó, sản phẩm cao su chế biến của tổ hợp Tập đoàn cũng đã đáp ứng một phần quan trọng nhu cầu thị trường và đã xuất khẩu ra thị trường nước ngoài trong khu vực. Năng lực sản xuất lốp ô tô hiện tại của tổ hợp Tập đoàn đạt 6,5 triệu bộ các loại, chiếm khoảng 60% thị phần trong nước. Nhiều sản phẩm săm lốp ô tô, xe máy đã đạt được chất lượng tương đương với các nước trong khu vực hoặc tiêu chuẩn của các nước phát triển như Mỹ, Đức… hàng năm những loại sản phẩm này có doanh số xuất khẩu lớn sang các thị trường như Tiểu các Vương quốc Ả rập thống nhất, Lào, Campuchia, Myanmar… Để minh họa bổ sung cho năng lực sản xuất của tổ hợp Tập đoàn, sản lượng một số sản phẩm chính được trình bày tại Phụ lục 8.

Đánh giá vai trò của TCT HCVN trước đây và nay là Tập đoàn Công nghiệp HCVN, Thủ tướng Chính phủ khẳng định: "Ngành hoá chất là một

ngành có vị trí quan trọng trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Trong giai đoạn 2001-2005, TCT HCVN đã có nhiều cố gắng, phát huy tốt các nguồn lực để đẩy mạnh đầu tư, duy trì tốc độ tăng trưởng cao, ổn định cả về sản xuất và tiêu thụ, hoàn thành các mục tiêu kế hoạch, giữ vai trò nòng cốt trong việc đáp ứng nhu cầu phân bón cho nông nghiệp và các sản phẩm hoá chất tiêu dùng cho xã hội…” [45]

Một phần của tài liệu 1_ LACV_K5_NguyenHoangManh (Trang 71 - 73)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(195 trang)
w