Bài học đối với Tập đoàn Hóa chất Việt Nam

Một phần của tài liệu 1_ LACV_K5_NguyenHoangManh (Trang 68 - 71)

- Các tập đoàn đều có cơ cấu đa sở hữu theo chế độ cổ phần tại các nước phát triển, ngoại trừ trường hợp Sinochem là TĐKT thuộc sở hữu nhà nước. Điều này hàm ý, hoạt động của các TĐKT đều chịu sự kiểm soát chặt chẽ của

CSH trên cơ sở luật định của bản thân quốc gia nơi sản sinh ra TĐKT đó cũng như luật định trên phạm vi quốc tế và quốc gia có sự hiện diện hoạt động của tập đoàn. Đối với trường hợp của Sinochem thì tập đoàn chịu sự kiểm soát của Ủy ban Quản lý và Giám sát Tài sản Nhà nước trực thuộc Hội đồng Nhà nước (SASAC) (một đầu mối). Và như vậy, việc sử dụng vốn hiệu quả và trách nhiệm phát triển vốn được đặt lên hàng đầu đối với bộ máy quản lý điều hành của tập đoàn; trường hợp không thực hiện được điều này thì chế tài nội bộ hoặc có thể là cả pháp luật sẽ được thực thi. Để đạt được mục tiêu cốt lõi là hiệu quả và lợi ích kinh tế, sự phát triển của TĐKT đều dựa trên những phương thức sau:

- CTM luôn kiểm soát và khống chế hoạt động của CTC trên cơ sở vốn đầu tư và công nghệ sản xuất, hướng tới chiến lược mục tiêu của từng giai đoạn hoạt động phát triển cụ thể.

- Các TĐKT đều có ngành nghề cốt lõi và sản phẩm mũi nhọn, trên cơ sở đó phát triển ra các ngành liên quan trên cơ sở nhu cầu thị trường. Việc tập trung vào ngành nghề chính là để tận dụng và khai thác các thế mạnh chuyên ngành, đảm bảo hiệu quả từ nghiên cứu & triển khai đến sản xuất hàng loạt.

- Để đạt được sự tăng trưởng, các TĐKT đều tận dụng cơ hội thị trường trên cơ sở nắm bắt nhu cầu từ đó mở rộng hoạt động SXKD thông qua các

phương thức như tự mở rộng hoặc hợp tác liên kết hoặc mua bán sáp nhập (M&A). Điều này hàm ý, sự TC, QL của tập đoàn hết sức chặt chẽ và khoa học để có thể vận hành được hoạt động của tập đoàn được hiệu quả. Nếu vấn đề TC, QL không hiệu quả sẽ dẫn đến vấn đề hết sức nan giải của TĐKT là phải giải quyết sự mâu thuẫn giữa chi phí và quy mô, quy mô lớn mà không hiệu quả sẽ dẫn đến chi phí lớn có xu hướng tăng nhanh...

- Các TĐKT đều được TC, QL theo mô hình hỗn hợp M-form nhằm đồng thời vẫn đảm bảo tính tập trung hướng theo chiến lược của cả tổ hợp nhưng vẫn đảm bảo tính tự chủ từng thành viên hoạt động trên các phân đoạn về sản phẩm và khu vực hoạt động ở các quốc gia khác nhau; nhưng đồng thời cũng tăng tính cạnh tranh lẫn nhau theo hướng thi đua cùng mang lại hiệu quả chung của cả tổ hợp.

- Liên kết nội bộ trong tập đoàn rất chặt chẽ từ hoạt động nắm bắt nhu cầu cho đến nghiên cứu triển khai sản xuất hàng hóa đáp ứng nhu cầu đó. Điều này hàm ý quan hệ thông tin nội bộ, quy mô sản xuất… là rất lớn và chặt chẽ, giúp giảm thiểu chi phí nội bộ hướng đến hiệu quả kinh tế theo quy mô.

- Hoạt động Nghiên cứu và triển khai (R&D), bảo vệ môi trường tuân thủ các quy định mang tính quốc tế cũng như quốc gia sở tại nơi có tập đoàn hoạt động, luôn được chú trọng và coi như là yếu tố quan trọng nâng cao NSLĐ, tạo nên sản phẩm mới và được xã hội chấp nhận (hàm ý đóng góp hiệu quả về mặt xã hội), qua đó tăng doanh thu tạo được sự tăng trưởng bền vững của cả tập đoàn.

- Cuối cùng, các TĐKT đều quan tâm phát triển nguồn vốn con người thông qua việc tạo lập giá trị văn hóa của tập đoàn bằng việc xác lập mục tiêu, tầm nhìn dài hạn (Vision), sứ mệnh (Mission) và khẩu hiệu kinh doanh (Slogan); phấn đấu đưa tập đoàn trở thành tổ chức được thừa nhận qua việc đóng góp lợi ích cho xã hội. Sự thấm nhuần về văn hóa và giá trị của tập đoàn tới người lao

động tạo được sự liên kết gắn bó cùng hướng tới mục tiêu, qua đó nâng cao NSLĐ và mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Kết luận Chương 1

Nghiên cứu lý luận và kinh nghiệm quốc tế cho thấy, phát triển TĐKT luôn phải được đặt trọng tâm đồng thời vào 02 vấn đề tăng trưởng và chất lượng tăng trưởng. Tăng trưởng là điều kiện cần và chất lượng tăng trưởng là điều kiện đủ của sự phát triển.

Trong nền KTTT, các DN luôn hướng đến việc tạo cho mình lợi thế cạnh tranh nếu muốn tồn tại. Cũng vì vậy, để tồn tại, việc phát triển của TĐKT đòi hỏi phải có tính bền vững, trên nền tảng của năng lực cạnh tranh.

Để đạt được sự phát triển bền vững, TĐKT phải tạo được lợi thế về quy mô là một đặc điểm mà các DN đơn lẻ không thể có được. Do đó, bên cạnh vấn đề tăng trưởng, thì TĐKT cần thực hiện và đẩy mạnh vấn đề về chất lượng tăng trưởng thông qua công tác TC, QL nhằm đảm bảo được mục tiêu này. Sự phát triển của TĐKT trong Luận án đặt trọng tâm vào giải quyết vấn đề chất lượng tăng trưởng; Chương 1 đã đi sâu phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển của TĐKT trong nền KTTT.

CHƯƠNG 2 – THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CỦA TẬP ĐOÀN HÓA CHẤT VIỆT NAM

Một phần của tài liệu 1_ LACV_K5_NguyenHoangManh (Trang 68 - 71)