Đào tạo, bồi dưỡng, tổ chức, xây dựng đội ngũ viên chức và hệ thống

Một phần của tài liệu QUẢN LÝ THU BẢO HIỂM XÃ HỘI BẮT BUỘC TẠI HUYỆN THANH TRÌ THÀNH PHỐ HÀ NỘI (Trang 94 - 102)

7. Kết cấu của luận văn

3.2.7. Đào tạo, bồi dưỡng, tổ chức, xây dựng đội ngũ viên chức và hệ thống

thống trang thiết bị

3.2.7.1. Đào tạo, bồi dưỡng, tổ chức, xây dựng đội ngũ viên chức

Để công tác thu đạt hiệu quả cao thì trước hết cần phải có một đội ngũ cán bộ giỏi về chuyên môn nghiệp vụ, am hiểu chính sách bảo hiểm xã hội, phẩm chất đạo đức chính trị vững vàng, năng động sáng tạo trong công việc. Có như vậy mới đáp ứng được các yêu cầu của công việc. Trong khi đó tại cơ quan bảo hiểm xã hội huyện Thanh Trì số lượng cán bộ được đào tạo chuyên môn bài bản về bảo hiểm xã hội trong ngành là không nhiều. Một số cán bộ được chuyển sang từ ngành khác như phòng lao động thương binh và xã hội, liên đoàn lao động… Do đó, việc tổ chức các lớp bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ thường xuyên là rất cần thiết. Có như vậy mới nâng cao hiệu quả của công tác thu.

Với số lượng các đơn vị sử dụng lao động và số lao động đăng ký tham gia bảo hiểm xã hội ngày càng lớn đòi hỏi cán bộ phải có năng lực thực sự, có trình độ chuyên môn thì mới đáp ứng được yêu cầu của công việc.

Phát triển nguồn nhân lực được xem là nhiệm vụ trọng tâm trong chiến lược phát triển của ngành bảo hiểm xã hội. Một số giải pháp:

Thường xuyên tổ chức các khóa đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn về chuyên môn nghiệp vụ cho viên chức. Trong đó đặc biệt quan tâm đến một số viên chức làm nghiệp vụ nhưng mới đạt trình độ cao đẳng, trung cấp.

Đối với viên chức làm công tác quản lý, bên cạnh bồi dưỡng về chuyên môn thì phải nâng cao trình độ lý luận chính trị, kỹ năng quản lý Nhà nước theo hình thức đưa đi đào tạo tập trung ở các cơ sở đào tạo chính quy.

Chú trọng đào tạo kiến thức chuyên môn cho các viên chức mới vào ngành và thực hiện báo cáo công việc thường xuyên để đánh giá mức độ tiếp thu hoàn thành công việc trước khi tiến hành giao quản lý đơn vị.

Thường xuyên phổ biến các kiến thức mới về chính sách pháp luật về bảo hiểm xã hội, nâng cao nghiệp vụ chuyên ngành.

Bổ sung nhân sự thực hiện công tác đôn đốc nợ, thanh tra, kiểm tra. Thường xuyên và định kỳ đánh giá để lựa chọn những viên chức có đủ điều kiện trình độ chuyên môn nghiệp vụ, trình độ lý luận chính trị, phẩm chất đạo đức, năng lực thực tiễn, mức độ tín nhiệm đưa vào quy hoạch các chức danh lãnh đạo.

Thực hiện tự tu dưỡng, rèn luyện theo Tiêu chuẩn chung về đạo đức của cán bộ, công chức ngành bảo hiểm xã hội là: Trung thành với sự nghiệp xây dựng hết lòng, hết sức phục vụ nhân dân.

3.2.7.2. Hệ thống trang thiết bị cho công tác quản lý thu

- Hoàn thiện, thường xuyên nâng cấp hệ thống lưu trữ và xử lý thông tin, dữ liệu, đường truyền mạng…

+ Nghiên cứu các phần mềm ứng dụng, chỉ tiêu quản lý và quy trình nghiệp vụ một cách tổng thể để đảm bảo sự nhất quán về cấu trúc. Các phần mềm quản lý ngoài mật mã chung cần có mật mã riêng để tạo sự liên thông giữa các phần mềm, giúp cho việc xử lý dữ liệu nhanh chóng, tiết kiệm thời gian, chi phí.

+ Chủ động chuẩn bị lực lượng và chuẩn bị đội ngũ cán bộ công nghệ thông tin, trang bị tin học cơ bản cho tất cả cán bộ công chức bảo hiểm xã hội. Đội ngũ cán bộ thông tin phải làm chủ công nghệ truy nhập, xử lý dữ liệu, truyền tải thông tin, quản trị dữ liệu, quản trị mạng, phân tích hệ thống và quan trọng hơn là phải biết phát triển và thường xuyên nâng cấp, hoàn thiện các phần mềm ứng dụng trong quản lý nghiệp vụ bảo hiểm xã hội. Các cán bộ lãnh đạo và cán bộ nghiệp vụ bảo hiểm xã hội phải được trang bị kiến thức công nghệ thông tin để có đủ năng lực truy nhập, khai thác và phân tích thông tin phục vụ yêu cầu quản lý.

+ Thường xuyên nghiên cứu, tìm tòi, phối hợp với bộ phận công nghệ thông tin để tạo ra các phần mềm quản lý có tính ưu việt nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động.

- Tăng cường trang thiết bị: Để công tác thu được thực hiện nhanh chóng, chính xác cần có sự hỗ trợ của các phương tiện hiện đại nói trên, mỗi cán bộ chuyên thu cần được trang bị đầy đủ máy vi tính, máy in, internet… Cùng với việc trang bị hệ thống máy tính để ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác thu, công tác quản lý thu cần phải đầu tư cơ sở vật chất để phục vụ tốt yêu cầu tuyên truyền các chế độ chính sách về bảo hiểm xã hội như: Loa phát thanh, máy in màu các tờ rơi, pano, áp phích…; trang bị hệ thống bàn ghế, thiết bị văn phòng đầy đủ; đặc biệt cần thay thế các tủ lưu trữ hồ sơ, tài liệu đã quá cũ không đảm bảo được công tác lưu trữ ngày càng nhiều.

Tiểu kết chương 3

Trên cơ sở phân tích thực trạng quản lý thu bảo hiểm xã hội tại huyện Thanh Trì trong thời gian qua, luận văn đã đưa ra những giải pháp hoàn thiện công tác quản lý thu bảo hiểm xã hội tại huyện Thanh Trì ở chương 3 với một số nội dung sau:

Trước tiên nói về những thuận lợi và khó khăn trong hoạt động thu bảo hiểm xã hội của huyện Thanh Trì trong thời gian tới về: Tình hình kinh tế - xã hội; chính sách bảo hiểm xã hội của Nhà nước; biến động về nguồn thu trên địa bàn huyện; nhiệm vụ thu bảo hiểm xã hội của bảo hiểm xã hội huyện. Giải pháp quản lý thu bảo hiểm xã hội đạt hiệu quả:

- Giải pháp quản lý và phát triển đối tượng bảo hiểm xã hội bắt buộc, gia tăng tỷ lệ tham gia của Doanh nghiệp trên địa bàn

- Giải pháp tăng cường công tác đôn đốc, quản lý nợ, thanh tra, kiểm tra - Giải pháp tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra trong quản lý thu bảo hiểm xã hội

- Giải pháp đẩy mạnh hoạt động tuyên truyền về nội dung và hình thức - Giải pháp công tác đào tạo, bồi dưỡng, tổ chức, xây dựng đội ngũ viên chức và hoàn thiện trang thiết bị.

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1. Kết luận

Quản lý thu bảo hiểm xã hội bắt buộc là một trong những nhiệm vụ quan trọng trong quá trình thực hiện nhiệm vụ bảo hiểm xã hội ở nước ta. Công tác này tác động trực tiếp đến nguồn tài chính của ngành bảo hiểm xã hội, cũng như việc đảm bảo công tác chi trả chế độ bảo hiểm xã hội đối với các đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội thuộc diện trợ cấp bảo hiểm xã hội theo quy định. Đồng thời quản lý thu bảo hiểm xã hội bắt buộc còn tác động đến các công tác quản lý khác của cơ quan bảo hiểm xã hội.

Đề tài luận văn “Quản lý thu Bảo hiểm xã hội bắt buộc tại Bảo hiểm xã hội huyện Thanh Trì – TP Hà Nội” được chọn xuất phát từ những tồn tại trong nhiều năm xung quanh công tác thu, từ những khó khăn trong việc thực hiện nghĩa vụ và cũng là quyền lợi thu nộp bảo hiểm xã hội của các đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội trên địa bàn huyện Thanh Trì. Với mục tiêu tổng quát đã đặt ra là đề xuất các giải pháp nhằm quản lý thu bảo hiểm xã hội bắt buộc tại Bảo hiểm xã hội huyện Thanh Trì. Luận văn đã đạt được các kết quả chủ yếu sau đây:

- Kết quả hóa được những vấn đề lý luận cơ bản về bảo hiểm xã hội, nội dung quản lý thu bảo hiểm xã hội bắt buộc, các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý thu bảo hiểm xã hội bắt buộc trên địa bàn huyện Thanh Trì.

- Luận văn đã phân tích thực trạng quản lý thu bảo hiểm xã hội bắt buộc tại Bảo hiểm xã hội huyện Thanh Trì trong giai đoạn 2017 – 2019. Trên cơ sở đó đã chỉ ra các hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế đó trong thời gian qua.

- Trong chương 3 luận văn cũng đã xác định những căn cứ trên cơ sở đó đưa ra mục tiêu, phương hướng, giải pháp quản lý thu bảo hiểm xã hội bắt buộc tại Bảo hiểm xã hội huyện Thanh Trì trong thời gian tới năm 2025.

Luận văn được nghiên cứu với hy vọng đóng góp phần nào cho quản lý thu BHXH của ngành Bảo hiểm xã hội nói chung và Bảo hiểm xã hội huyện Thanh Trì nói riêng.

2. Khuyến nghị

*Đối với Bảo hiểm xã hội Việt Nam

Bảo hiểm xã hội Việt Nam đề xuất với Bộ Tài chính và Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội về những nội dung cụ thể liên quan đến sửa Luật bảo hiểm xã hội 2014 và Nghị định 30/2016/NĐ-CP nhằm nâng cao hiệu quả quản trị và đầu tư quỹ bảo hiểm xã hội, BHYT, BH thất nghiệp tại Việt Nam trong thời gian sớm nhất.

Tăng cường đầu tư kinh phí và cơ sở vật chất cho các trung tâm đào tạo để thực hiện công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ một cách có hiệu quả nhất.

Tăng cường giao lưu học hỏi kinh nghiệm trong lĩnh vực đào tạo và quản lý các bộ ở các ngành, các cơ quan khác và ngành bảo hiểm xã hội của các nước trên thế giới.

Hoàn thiện công tác quản lý thu và quy trình thu bảo hiểm xã hội để phù hợp với đối tượng thuộc khu vực doanh nghiệp ngoài quốc doanh ở từng giai đoạn phát triển kinh tế của đất nước.

Xây dựng hệ thống thông tin đảm bảo nguyên tắc đồng bộ có thể chia sẻ, khai thác, cập nhật và bảo trì, đáp ứng yêu cầu quản lý thu bảo hiểm xã hội và phù hợp với sự phát triển mạnh mẽ không ngừng của công nghệ thông tin.

*Đối với bảo hiểm xã hội thành phố Hà Nội

Hướng dẫn kịp thời, chi tiết các quy định mới trong việc thực hiện các chính sách bảo hiểm xã hội.

Tăng cường tham mưu cho Thành ủy, UBND thành phố công tác chỉ đạo thực hiện các chế độ bảo hiểm xã hội trên địa bàn.

Tăng cường công tác về việc kiểm tra việc chấp hành pháp luật và quy định của Bảo hiểm xã hội thành phố Hà Nội tại các quận, huyện.

Thành lập thêm các đoàn kiểm tra, thanh tra liên ngành để đôn đốc các đơn vị nợ đọng BHXH.

Tăng cường kế hoạch đào tạo dài hạn các cán bộ nghiệp vụ về bảo hiểm xã hội. Thường xuyên tổ chức các buổi giao lưu, học hỏi, chia sẻ kinh nghiệm

thực tế trong thực hiện công tác giữa các cơ quan bảo hiểm xã hội quận, huyện trên địa bàn thành phố Hà Nội.

*Đối với Ủy ban nhân dân huyện

Tăng cường sự chỉ đạo, giám sát, kiểm tra của các cấp chính quyền, ban ngành, đoàn thể nhằm đảm bảo thực hiện đúng các chế độ bảo hiểm xã hội với người lao động.

Tổ chức các đại lý cấp cơ sở để cập nhật nắm bắt thông tin tốt trong việc tình trạng hoạt động của đơn vị, doanh nghiệp.

Hỗ trợ kinh phí cho các cơ quan truyền thanh truyền hình để làm tốt công tác tuyên truyền chế độ chính sách về BHXH.

Tăng cường, đề cao vai trò, hiệu quả trong việc phối kết hợp của các cơ quan quản lý Nhà nước về việc chỉ đạo, kiểm tra và thực hiện chính sách bảo hiểm xã hội trên địa bàn huyện.

Đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra việc thi hành pháp luật lao động, về thực hiện chính sách bảo hiểm xã hội, thực hiện xử phạt, truy tố trước pháp luật các đơn vị, doanh nghiệp có sai phạm nghiêm trọng trong việc thực hiện đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ Lao động Thương binh và xã hội (2015), Thông tư số 59/2015/TT- LĐTBXH ngày 29/12/2015 hướng dẫn Luật BHXH về BHXH bắt buộc.

2. Bảo hiểm xã hội Việt Nam (2017), Quyết định số 595/QĐ-BHXH ngày 14/04/2017 về việc ban hành Quy trình thu BHXH, BHYT, BHTN, TNLĐ – BNN; quản lý cấp sổ BHXH, thẻ BHYT.

3. Bảo hiểm xã hội Việt Nam (2018), Quyết định số 888/QĐ-BHXH ngày

16/07/2018 của Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam sửa đổi, bổ sung một số điều quy trình thu BHXH, BHYT, BHTN, TNLĐ – BNN; quản lý cấp sổ BHXH, thẻ BHYT kèm theo quyết định số 595/QĐ-BHXH ngày 14/04/2017.

4. Bảo hiểm xã hội Việt Nam (2019), “Diễn đàn vì sự nghiệp an sinh xã hội”,

Tạp chí bảo hiểm xã hội Việt Nam.

5. Bảo hiểm xã hội Hà Nội (1995), Quyết định số 01 ngày 12/07/1995 về việc thành lập bảo hiểm xã hội huyện Thanh Trì, Hà Nội.

6. Bảo hiểm xã hội thành phố Hà Nội (2017-2019), Công văn hướng dẫn xây dựng, lập và điều chỉnh kế hoạch thu, Hà Nội.

7. Bảo hiểm xã hội thành phố Hà Nội (2017-2019), Công văn hướng dẫn thực hiện công tác thu, Hà Nội.

8. Bảo hiểm xã hội huyện Thanh Trì (2017-2019), Báo cáo tổng kết công tác và nhiệm vụ, Hà Nội.

9. Bảo hiểm xã hội huyện Thanh Trì (2017-2019), Báo cáo hoạt động quản lý thu bảo hiểm xã hội, Hà Nội.

10. Bảo hiểm xã hội huyện Đông Anh (2017-2019), Báo cáo tổng kết công tác và nhiệm vụ, Hà Nội.

11. Chính phủ (2015), Nghị định số 115/2015/NĐ-CP ngày 11/11/2015 về việc quy định chi tiết một số điều của Luật BHXH về BHXH bắt buộc.

12. Chính phủ (2016), Nghị định số 01/2016/NĐ-CP ngày 05/01/2016 về việc quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bảo hiểm xã hội Việt Nam.

13. Chính phủ (1995), Nghị định 19/NĐ-CP ngày 16/02/1995 về việc thành lập bảo hiểm xã hội việt nam trên cơ sở thống nhất các tổ chức bảo hiểm xã hội hiện nay ở trung ương và địa phương.

14. Hoàng Mạnh Cừ, Đoàn Thị Thu Hương (2011), Giáo trình Bảo hiểm, Nxb Tài chính, Hà Nội.

15. Phạm Trường Giang (2010) “Hoàn thiện cơ chế thu bảo hiểm xã hội ở Việt Nam”, Luận án tiến sỹ, Trường Đại học kinh tế Quốc dân, Hà Nội. 16. Nguyễn Thị Lan Hương (2008), “Cơ sở lý luận và thực tiễn hoàn thiện cơ

chế vận hành và mô hình tổ chức thực hiện chính sách BHXH”, Đề tài khoa học cấp bộ, Bộ Lao động – Thương binh và xã hội, Hà Nội.

17. Nhà xuất bản Từ điển bách khoa (1995), Từ điển bách khoa Việt Nam I ngày 12/9/1995.

18. Quốc Hội (2014), Luật bảo hiểm xã hội số 58/2014/QH13 ngày 20/11/2014

19. Đỗ Văn Sinh (2005), “Hoàn thiện quản lý quỹ BHXH ở Việt Nam”, Luận án Tiến sĩ kinh tế, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội. 20. Phạm Đỗ Nhật Tân (2008), “Các giải pháp đảm bảo cân đối quỹ BHXH

bắt buộc khi thực hiện Luật BHXH”, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp bộ,

Bộ Lao động – Thương binh và xã hội, Hà Nội.

21. Trần Thị Thúy (2015), “Quản lý thu Bảo hiểm xã hội tại Bảo hiểm xã hội Thành phố Hà Nội”, Luận văn thạc sĩ, Đại Học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội.

22. Tổ chức lao động thế giới ILO (1952), Công ước số 102 ngày 28/6/1952

23. Dương Xuân Triệu (2011), Hoàn thiện quy trình quản lý thu, quy trình cấp và quản lý sổ bảo hiểm xã hội, thẻ bảo hiểm y tế, Viện nghiên cứu khoa học - Bảo hiểm xã hội Việt Nam, Hà Nội.

Trang web http://baohiemxahoi.gov.vn/ http://tapchibaohiemxahoi.gov.vn/

Một phần của tài liệu QUẢN LÝ THU BẢO HIỂM XÃ HỘI BẮT BUỘC TẠI HUYỆN THANH TRÌ THÀNH PHỐ HÀ NỘI (Trang 94 - 102)

w