7. Kết cấu của luận văn
1.2.2. Tổ chức triển khai thực hiện kế hoạch thu
1.2.2.1. Quản lý mức tiền lương, tiền công làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội
Xác định đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc
Việc xác định thành viên tham gia hệ thống bảo hiểm xã hội bao gồm người lao động và người chủ sử dụng lao động là một trong những nhiệm vụ
lớn và quan trọng nhất của việc quản lý thu bảo hiểm xã hội bắt buộc. Vì đây là cơ sở để cơ quan BHXH tiến hành quản lý và kiểm tra các đơn vị tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc thực hiện đúng quy định của Nhà nước về việc trích nộp bảo hiểm xã hội.
Theo quan điểm của Tổ chức lao động quốc tế (ILO) thì đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội phải là những người lao động nằm trong độ tuổi được quy định trong luật định, đang làm việc, hoạt động trong một lĩnh vực nào đó để tạo ra sản phẩm xã hội và tạo ra thu nhập cho bản thân [22].
+ Đối tượng thu bảo hiểm xã hội bắt buộc gồm: Đơn vị sử dụng lao động và người lao động thuộc diện phải đóng BHXH bắt buộc.
* Đơn vị sử dụng lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc gồm: - Cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân;
- Tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị- xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội khác;
- Cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam;
- Doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh cá thể, tổ hợp tác, tổ chức khác và cá nhân có thuê mướn, sử dụng và trả công cho người lao động.
* Người lao động tham gia BHXH bắt buộc gồm:
- Người làm việc theo HĐLĐ không xác định thời hạn, HĐLĐ xác định thời hạn, HĐLĐ theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng, kể cả HĐLĐ được ký kết giữa đơn vị với người đại diện theo pháp luật của người dưới 15 tuổi theo quy định của pháp
luật về lao động;
- Người làm việc theo HĐLĐ có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng (thực hiện từ ngày 01/01/2018). Các đối tượng này chỉ phải tham gia BHXH bắt buộc, không phải tham gia BHYT, BHTN (theo thông báo số
tượng tham gia và tiền lương làm căn cứ tham gia BHXH, BHYT, BHTN từ ngày 01/01/2018).
- Cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của pháp luật;
- Công nhân quốc phòng, công nhân công an, người làm công tác khác trong tổ chức cơ yếu đối với trường hợp BHXH Bộ Quốc phòng, BHXH Công an nhân dân bàn giao cho BHXH tỉnh;
- Người quản lý doanh nghiệp, người quản lý điều hành hợp tác xã có hưởng tiền lương;
- Người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn;
- Người đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng quy định tại Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng tham gia BHXH bắt buộc theo quy định tại Nghị định số 115/2015/NĐ-CP;
- Người hưởng chế độ phu nhân hoặc phu quân tại cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài quy định tại Khoản 4 Điều 123 Luật BHXH;
- Người lao động nêu trên được cử đi học, thực tập, công tác trong và ngoài nước mà vẫn hưởng tiền lương ở trong nước thuộc diện tham gia
- Người lao động là công dân nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam có giấy phép lao động hoặc chứng chỉ hành nghề hoặc giấy phép hành nghề do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp (thực hiện từ ngày 01/01/2018 theo quy định của Chính Phủ).
Quản lý mức tiền lương, tiền công làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội
Trước hết, xuất phát từ mục đích của BHXH là nhằm bù đắp, hoặc thay thế một phần thu nhập cho người lao động khi họ bị giảm hoặc bị mất khả năng lao động vì: ốm đau, thai sản, TNLĐ - BNN cho nên khi thiết kế đóng vào quỹ BHXH, hầu hết các nước trên thế giới đều căn cứ vào thu nhập, tiền lương, tiền công của người lao động. Nói cách khác, hầu hết các nước đều thực hiện khấu trừ từ lương của từng người lao động cộng với khoản đóng góp của ngýời sử dụng lao động, sau đó chuyển khoản đóng góp này về đơn vị quản lý thực hiện
BHXH. Cho dù tỷ lệ đóng BHXH có khác, hình thức tham gia BHXH có khác, song đây đều là những căn cứ quan trọng và rất thuận tiện trong quá trình thu BHXH của cơ quan BHXH.
Thông thường theo quy định, mức đóng BHXH thường căn cứ vào tiền lương của người lao động và quỹ lương toàn doanh nghiệp. Tuỳ theo điều kiện kinh tế xã hội của mỗi quốc gia trong mỗi thời kỳ mà quy định tỷ lệ đóng cho phù hợp.
Như vậy, để quản lý được mức đóng, trước hết cơ quan quản lý Nhà nước về BHXH phải xây dựng được mức đóng phù hợp với cả ngýời sử dụng lao động và người lao động. Tương quan tỷ lệ đóng giữa ngýời sử dụng lao động và người lao động không được quá chênh lệch. Bên cạnh đó mức đóng BHXH BB phải được xây dựng trên cơ sở hài hoà lợi ích để người sử dụng lao động không muốn trốn tránh và không thể trốn tránh trách nhiệm mình phải tham gia BHXH cho người lao động.
Hơn nữa, cơ quan BHXH cần phải quản lý, theo dõi chặt chẽ diễn biến thu nhập của từng cá nhân người lao động trong từng đơn vị sử dụng lao động. Thường xuyên thực hiện kiểm soát đối chiếu tổng quỹ lương của đơn vị sử dụng lao động hàng tháng, trên cơ sở đó tính số tiền đơn vị sử dụng lao động phải nộp quỹ BHXH. Đặc biệt đối với những quốc gia có nền kinh tế chuyển đổi như Việt Nam, khi xu hướng sử dụng tiền mặt rất phổ biến, việc sử dụng hệ thống tài khoản cá nhân còn hạn chế, do đó việc kiểm soát thu nhập là hết sức khó khăn vì thế càng tạo điều kiện cho ngýời sử dụng lao động có cơ hội thực hiện việc trốn đóng BHXH cho người lao động.
1.2.2.2. Mức đóng và phương thức đóng
Thông thường mức đóng góp BHXH thường căn cứ vào tiền lương của NLĐ (lương chính, các khoản phục cấp…) và tổng quỹ lương của toàn doanh nghiệp. Ở nước ta tiền lương – tiền công tháng đóng BHXH bắt buộc được quy định cụ thể trong Luật BHXH như sau:
- Đối với NLĐ thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do nhà nước quy định thì tiền lương tháng đóng BHXH là tiền lương theo cấp bậc, quân hàm và các khoản phụ chức vụ, phụ cấp thâm niên vượt khung, phụ cấp thâm niên nghề (nếu có). Tiền lương này được tính trên cơ sở mức tiền lương tối thiểu chung.
- Đối với NLĐ đóng BHXH theo chế độ tiền lương do người SDLĐ quy định tiền lương, tiền công tháng đóng BHXH là mức tiền lương, tiền công ghi trong hợp đồng lao động cùng với các khoản phụ cấp (nếu có) nhưng không thấp hơn mức lương tối thiểu chung do Nhà nước quy định.
Để quản lý được nguồn đóng góp này, cơ quan BHXH cần phải theo dõi chặt chẽ diễn biến thu nhập của từng cá nhân NLĐ trong từng đơn vị SDLĐ. Thường xuyên thực hiện kiểm tra, đối chiếu tổng quỹ lương của đơn vị tham gia hàng tháng, trên cơ sở đó tính số tiền mỗi bên phải nộp vào quỹ BHXH. Bản kê khai tiền lương, tiền công làm căn cứ đóng BHXH của NLĐ và bản kê khai tổng quỹ lương sẽ do mỗi đơn vị lập theo biểu mẫu của BHXH Việt Nam cùng với sự biến động của số người tham gia BHXH, mức lương, tiền lương thay đổi của từng NLĐ.
Do đặc thù công tác thu BHXH là phải thu nhiều đối tượng bằng nhiều hình thức khác nhau (tiền mặt, chuyển khoản...) nên với mỗi hình thức chuyển tiền đều phải quản lý chặt chẽ để tránh nhầm lẫn, thất thoát.
Thông thường các hệ thống BHXH được tổ hoạt động nghiệp vụ theo mô hình ba cấp (cơ quan cấp Trung ương, cấp vùng và cấp địa phương) hoặc hai cấp (cơ quan cấp Trung ương và cơ quan cấp vùng). Mỗi hệ thống BHXH thực hiện nhiều phương pháp khác nhau để thu các khoản đóng góp (như: trực tiếp bằng tiền mặt, bằng séc hoặc chuyển khoản). Vấn đề quan trọng của công tác quản lý thu BHXH chính là có thủ tục nhận tiền đóng của các chủ thể tham gia một cách an toàn, trách gây thất thoát.
Mức đóng BHXH của mỗi nước chịu sự chi phối của rất nhiều yếu tố khác nhau như: đặc điểm dân số, điều kiện kinh tế - xã hội, sự văn minh của
người dân, căn cứ đóng và tỷ lệ hưởng của người tham gia như thế nào… Do đó người quản lý phải nắm vững những yếu tố cơ bản này để đưa ra mức đóng phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của quốc gia mình trong mỗi thời kì nhất định để đem lại hiệu quả tốt nhất cho chính sách BHXH. Mặt khác, cơ quan quản lý nhà nước về BHXH phải xây dựng được mức đóng phù hợp với tất cả các đối tượng, tương quan tỷ lệ đóng giữa người SDLĐ và người NLĐ không được quá chêch lệch, không được làm cho chủ SDLĐ muốn trốn tránh trách nhiệm tham gia BHXH cho NLĐ.
Sau khi đã thiết kế được mức đóng phù hợp, mức đóng góp của từng đơn vị và từng NLĐ sẽ được quản lý chặt chẽ trên cơ sở danh sách tham gia BHXH của từng đơn vị. Mức lương hoặc tiền công của từng NLĐ và tổng quỹ lương của người tham gia trong từng vùng đơn vị trực thuộc sao cho chỉ tiêu này luôn khớp với nhau.
1.2.2.3. Quy trình thu nộp và quản lý quỹ bảo hiểm xã hội
Tổ chức, hướng dẫn thực hiện thu BHXH, cấp sổ BHXH, thẻ BHYT đối với người sử dụng lao động và người lao động theo phân cấp quản lý;
* Quản lý tiền thu BHXH, BHYT
- Thu BHXH, BHYT bằng hình thức chuyển khoản, trường hợp cá biệt phải thu bằng tiền mặt thì cơ quan BHXH phải nộp tiền vào ngân hàng ngay trong ngày.
- Không được sử dụng tiền thu BHXH, BHYT để chi cho bất cứ việc gì; không được áp dụng hình thức gán thu bù chi tiền BHXH, BHYT đối với các đơn vị. Mọi trường hợp thoái thu, truy thu BHXH để cộng nối thời gian công tác chỉ được thực hiện sau khi có sự chấp thuận bằng văn bản của BHXH Việt Nam.
- Chậm nhất vào ngày cuối tháng, cơ quan, đơn vị quản lý đối tượng phải nộp đủ số tiền đã được xác định vào tài khoản chuyên thu của cơ quan BHXH nơi đăng ký tham gia BHXH, BHYT. Nếu chậm nộp từ 30 ngày trở lên so với kỳ hạn phải nộp thì ngoài việc bị xử lý theo quy định của pháp luật xử phạt hành chính về BHXH, cơ quan, đơn vị còn phải nộp tiền lãi theo mức lãi suất
tiền vay quá hạn do ngân hàng nhà nước Việt Nam quy định tại thời điểm truy nộp. BHXH tỉnh, thành phố trực thuộc Ttung Ương có quyền yêu cầu kho bạc, ngân hàng trích từ tài khoản của cơ quan, đơn vị chuyển vào tài khoản của cơ quan BHXH khoản tiền phải nộp BHXH (kể cả tiền lãi do chậm nộp) mà không cần có sự chấp nhận thanh toán của cơ quan, đơn vị.
- Bảo hiểm xã hội các quận, huyện chuyển tiền thu BHXH, BHYT về tài khoản chuyên thu của BHXH tỉnh, thành phố trực thuộc Trung Ương vào cuối mỗi ngày.
1.2.2.4. Thu hồi nợ
Nợ BHXH là tiền phải đóng BHXH đối với người lao động theo quy định của pháp luật nhưng đơn vị chưa đóng cho cơ quan BHXH. Tiền nợ là bao gồm cả tiền lãi chậm đóng theo quy định của pháp luật nhưng đơn vị chưa đóng. Do đó, quản lý thu nợ là cần thiết để đảm bảo hoàn thành kế hoạch thu.
Theo Điều 36 Quyết định 595/QĐ-bảo hiểm xã hội ngày 14/4/2017 của Tổng Giám đốc bảo hiểm xã hội Việt Nam có quy định Quản lý nợ; đôn đốc thu nợ bảo hiểm xã hội, cán bộ thu căn cứ vào tình hình đóng của đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc mà quản lý nợ theo trình tự sau:
“Bước 1: Phân loại nợ, hồ sơ xác định nợ
“- Nợ phát sinh: các trường hợp nợ phát sinh có thời gian nợ dưới 1 tháng; hồ sơ xác định nợ là thông báo kết quả đóng bảo hiểm xã hội, biên bản làm việc về đóng bảo hiểm xã hội.
- Nợ chậm đóng: các trường hợp có thời gian nợ từ 1 tháng đến dưới 3 tháng; hồ sơ xác định nợ là thông báo kết quả đóng bảo hiểm xã hội, biên bản làm việc về đóng bảo hiểm xã hội.
- Nợ kéo dài: thời gian nợ từ 3 tháng trở lên và không bao gồm các trường hợp nợ khó thu; hồ sơ xác định nợ là thông báo kết quả đóng bảo hiểm xã hội, biên bản làm việc về đóng bảo hiểm xã hội.
+ Đơn vị không còn tại địa điểm đăng ký kinh doanh (đơn vị mất tích); hồ sơ xác định nợ là Văn bản xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc cơ quan Thuế.
+ Đơn vị đang trong thời gian làm thủ tục giải thể, phá sản; đơn vị có chủ là người nước ngoài bỏ trốn khỏi Việt Nam; đơn vị không hoạt động, không có người quản lý, điều hành; hồ sơ xác định nợ là Văn bản của cơ quan có thẩm quyền xác nhận tình trạng doanh nghiệp hoặc cơ quan thuế.
+ Đơn vị chấm dứt hoạt động, giải thể, phá sản theo quy định của pháp luật; hồ sơ xác định nợ là Văn bản của cơ quan có thẩm quyền về việc chấm dứt hoạt động, giải thể doanh nghiệp; quyết định tuyên bố phá sản của Tòa án hoặc cơ quan thuế.
+ Nợ khác: đơn vị nợ đang trong thời gian được tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất; hồ sơ xác định nợ Quyết định cho phép tạm dừng đóng của cơ quan có thẩm quyền”.
Bước 2: Tổ chức thu và thu nợ tại bảo hiểm xã hội huyện, “Trách nhiệm Tổ Quản lý thu:
- Hằng tháng, cán bộ thu thực hiện đôn đốc đơn vị nộp tiền theo quy định. - Trường hợp đơn vị nợ quá 02 tháng tiền đóng, đối với phương thức đóng hằng tháng; 04 tháng, đối với phương thức đóng 03 tháng một lần; 07 tháng, đối với phương thức đóng 06 tháng một lần:
- Hằng tháng chuyển báo cáo chi tiết đơn vị nợ (Mẫu B03 -TS) kèm theo dữ liệu cho Phòng Khai thác và thu nợ BHXH TP để quản lý, đôn đốc thu nợ và đối chiếu.
Trách nhiệm Tổ Khai thác và thu nợ
- Tiếp nhận hồ sơ đôn đốc thu hồi nợ từ Tổ Quản lý thu.
- Căn cứ hồ sơ do Tổ Quản lý thu bàn giao, xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện đôn đốc đơn vị thực hiện đóng bảo hiểm xã hội, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN cho người lao động.
- Sau thời gian 03 tháng kể từ lập Biên bản làm việc về việc đóng bảo hiểm xã hội, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN cho người lao động (Mẫu D04h- TS) và thực hiện các biện pháp đôn đốc mà đơn vị vẫn không đóng bảo hiểm xã hội, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN, phối hợp với Tổ kiểm tra lập Danh sách đơn vị đề nghị thành lập đoàn thanh tra đột xuất (Mẫu số D04m-TS) để tổ chức thanh tra chuyên ngành theo quy định hoặc phối hợp với cơ quan quản lý lao động, cơ quan Thuế thành lập đoàn thanh tra liên ngành.
- Đối với chủ đơn vị có dấu hiệu bỏ trốn khỏi Việt Nam thì phối hợp với cơ quan công an để có biện pháp ngăn chặn kịp thời.
- Nhận kết luận thanh tra, kiểm tra từ Phòng Thanh tra - Kiểm tra/Tổ kiểm tra theo dõi, đôn đốc đơn vị thực hiện.
Trách nhiệm Tổ kiểm tra
- Nhận hồ sơ từ Tổ Khai thác và thu nợ chuyển đến, thực hiện kiểm tra