Gia tăng đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc

Một phần của tài liệu QUẢN LÝ THU BẢO HIỂM XÃ HỘI BẮT BUỘC TẠI HUYỆN THANH TRÌ THÀNH PHỐ HÀ NỘI (Trang 81 - 83)

7. Kết cấu của luận văn

3.2.1. Gia tăng đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc

Theo quy định của pháp luật về BHXH thì việc tham gia bảo hiểm xã hội, BHYT, BHTN cho người lao động là bắt buộc đối với các Doanh nghiệp, việc trốn đóng, đối phó với cơ quan bảo hiểm xã hội là vi phạm các quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội. Tuy nhiên hiện nay số lao động thuộc diện phải tham gia BHXH bắt buộc, số lượng doanh nghiệp mới thành lập chưa đăng ký tham gia BHXH BB cho người lao động còn chiếm tỷ lệ rất thấp khoảng trên 30%. Vì vậy việc quản lý và tìm các biện pháp để gia tăng số đối tượng tham gia BHXH BB(cả đơn vị SDLĐ và NLĐ) là hết sức cấp bách và cần thiết. Cơ quan bảo hiểm xã hội cần phối hợp chặt chẽ với chi cục Thuế và Phòng LĐ&TBXH huyện và các phòng, ban, ngành có liên quan để rà soát đối chiếu dữ liệu số lượng lao động thuộc đối tượng phải tham gia: lao động trong độ tuổi quy định ký hợp đồng từ 3 tháng trước năm 2018 và từ 1 tháng trở lên từ 01/01/2018, lập biên bản vi phạm, kiên quyết truy thu những trường hợp trốn đóng. Thông tư 23/2014/TT-BLĐTBXH ngày 29/8/2014 quy định: Trong thời hạn 30 ngày kể từ khi thành lập, Doanh nghiệp phải lập sổ quản lý lao động nơi

đặt trụ sở, chi nhánh, văn phòng đại diện và phải khai báo tình hình sử dụng lao động 6 tháng đầu năm và 6 tháng cuối năm trước ngày 25/5 và 25/11 hằng năm. Tuy nhiên việc thu bảo hiểm xã hội theo tháng dẫn đến bất cập về việc điều chỉnh tăng giảm lao động tham gia, vì vậy cần phải thay đổi quy định này, yêu cầu Doanh nghiệp phải thông báo ngay khi có biến động về lao động trong tháng.

Để phát triển đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, cần phải thực hiện các biện pháp sau:

- Rà soát lại hoạt động SXKD, phân loại kết quả hoạt động của từng doanh nghiệp để có biện pháp xử lý về bảo hiểm xã hội. Chấm dứt tình trạng đánh giá chung chung, không tìm hiểu cặn kẽ lý do tại sao doanh nghiệp nhiều năm không đăng ký tham gia bảo hiểm xã hội, mặc dù năm nào cơ quan bảo hiểm xã hội cũng báo cáo lên cấp có thẩm quyền, nhưng không có biện pháp xử lý, hoặc trong thực tế có những doanh nghiệp đăng ký kinh doanh, nhưng sau thời gian ngắn ngừng hoạt động do làm ăn kém hiệu quả; cũng có doanh nghiệp tư nhân thành lập để vay vốn sử dụng vào mục đích khác, không tuyển lao động…

- Đối với những doanh nghiệp còn hoạt động, có thuê mướn, hợp đồng lao động, yêu cầu phải đăng ký tham gia bảo hiểm xã hội cho người lao động. Nếu từ chối tham gia bảo hiểm xã hội, cơ quan bảo hiểm xã hội lập hồ sơ kiến nghị cấp có thẩm quyền xử lý về hành chính, ngoài số tiền phạt do không đăng ký đóng bảo hiểm xã hội tính trên đầu người, có thể thu hồi Giấy phép đăng ký kinh doanh hoặc lập hồ sơ khởi kiện ra Toà án.

- Những doanh nghiệp không hoạt động, đề xuất thu hồi Giấy phép đăng ký kinh doanh, cơ quan bảo hiểm xã hội xóa tên trong danh sách đơn vị phải thu bảo hiểm xã hội theo luật định để tránh tình trạng nợ ảo.

- Đối với Hộ kinh doanh cá thể, Tổ hợp tác: tuy thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, nhưng có đặc thù là người lao động có thể vừa là người sử dụng lao động, có đăng ký kinh doanh, song pháp nhân không đầy đủ,

thu nhập của họ do chính họ quyết định và quản lý. Vì vậy, cơ quan bảo hiểm xã hội xây dựng Phương án phát triển đối tượng khu vực này, phối hợp với các cấp chính quyền từ xã, phường, thị trấn vận động tham gia bảo hiểm xã hội, coi đây là một trong tiêu chí đánh giá kết quả hoạt động của cơ sở trong việc thực hiện chủ trương, đường lối, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước. Cần mở rộng quy mô và nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Điều hiển nhiên là khi doanh nghiệp tồn tại và phát triển thì người lao động sẽ có việc làm và thu nhập ổn định, tạo điều kiện người lao động tham gia bảo hiểm xã hội. Để đạt được điều ấy, đòi hỏi các doanh nghiệp phải có quy mô sản xuất phù hợp và sức cạnh tranh cao để chủ động hội nhập và thích nghi với điều kiện mới.

- Phối hợp với Sở Kế hoạch – Đầu tư và cơ quan quản lý Thuế để lấy thông

tin: các doanh nghiệp mới thành lập và rà soát những doanh nghiệp có đóng thuế nhưng không đóng bảo hiểm xã hội để từ đó đôn đốc, yêu cầu doanh nghiệp tham gia bảo hiểm xã hội đảm bảo quyền lợi cho NLĐ. Cập nhật kịp thời danh sách đơn vị giải thể, phá sản để xử lý nợ đọng bảo hiểm xã hội.

Một phần của tài liệu QUẢN LÝ THU BẢO HIỂM XÃ HỘI BẮT BUỘC TẠI HUYỆN THANH TRÌ THÀNH PHỐ HÀ NỘI (Trang 81 - 83)