Các nhân tố bên ngoài

Một phần của tài liệu QUẢN LÝ THU BẢO HIỂM XÃ HỘI BẮT BUỘC TẠI HUYỆN THANH TRÌ THÀNH PHỐ HÀ NỘI (Trang 39 - 41)

7. Kết cấu của luận văn

1.4.2. Các nhân tố bên ngoài

1.4.2.1. Trình độ phát triển của nền kinh tế

Trình độ phát triển của nền kinh tế cũng là một trong những nhân tố quan trọng tác động đến công tác thu bảo hiểm xã hội. Vì vây, chỉ khi nào kinh tế xã hội phát triển, đời sống vật chất của mọi người dân trong xã hội được cải thiện thì chính sách bảo hiểm xã hội mới phát huy được vai trò to lớn của mình.

Khi kinh tế phát triển, số lượng NLĐ có việc làm sẽ tăng lên do có sự mở rộng về quy mô sản xuất xã hội. Từ đó làm cho đối tượng thuộc diện tham gia bảo hiểm xã hội không ngừng được tăng lên. NLĐ và người SDLĐ không vì lợi ích kinh tế trước mắt mà tìm mọi cách né tránh chính sách xã hội thiết thực này.

1.4.2.2. Hệ thống chính sách pháp luật về bảo hiểm xã hội

Theo nghị định 19/NĐ-CP ngày 16/02/1995 của Chính phủ, hệ thống bảo hiểm xã hội bảo hiểm xã hội Việt Nam có các nhiệm vụ và quyền hạn sau:

- Tổ chức thu bảo hiểm xã hội và tổ chức thực việc chi trả cho người lao động tham gia bảo hiểm xã hội các khoản trợ cấp bảo hiểm xã hội;

- Từ chối việc chi trả bảo hiểm xã hội cho đối tượng được hưởng bảo hiểm xã hội khi có kết luận của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền về hành vi man trá, làm giả hồ sơ tài liệu…

- Xây dựng và tổ chức thực hiện các dự án và biện pháp để đảm bảo giá trị và tăng trưởng quỹ bảo hiểm xã hội theo quy định của Chính phủ;

- Tổ chức thực hiện công tác thống kê, kế toán – hạch toán hướng dẫn nghiệp vụ thu, chi bảo hiểm xã hội;

- Kiểm tra việc thực hiện thu, chi bảo hiểm xã hội;

- Giải quyết các khiếu nại về thực hiện chính sách bảo hiểm xã hội [13].

1.4.2.3. Trình độ dân trí

Có thể nói, một địa phương có trình độ dân trí cao, văn hóa xã hội phát triển, khả năng có thể tiếp cận với thông tin, khoa học - kỹ thuật của người dân dễ dàng sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các chính sách xã hội phát triển, đi sâu vào đời sống người dân hơn so với một địa phương có trình độ dân trí kém phát triển.

Đối với chính sách bảo hiểm xã hội, trong điều kiện trình độ nhận thức của người dân tiến bộ thì việc đưa chính sách vào thực tiễn cuộc sống cũng trở nên đơn giản hơn rất nhiều. Người dân nhanh chóng nắm bắt được ý nghĩa to lớn của chính sách, chế độ bảo hiểm xã hội thông qua công tác thông tin tuyên truyền của tổ chức bảo hiểm xã hội. Khi nhận thức của đại bộ phận người dân, đặc biệt là NLĐ và người SDLĐ được nâng lên rõ rệt sẽ tác động tích cực đến công tác quản lý thu bảo hiểm xã hội, giảm bớt tình trạng trốn đóng, nợ đọng bảo hiểm xã hội đã và đang gây khó khăn cho công tác thu bảo hiểm xã hội.

Một phần của tài liệu QUẢN LÝ THU BẢO HIỂM XÃ HỘI BẮT BUỘC TẠI HUYỆN THANH TRÌ THÀNH PHỐ HÀ NỘI (Trang 39 - 41)