Tỷ lệ nợ bảo hiểm xã hội bắt buộc

Một phần của tài liệu QUẢN LÝ THU BẢO HIỂM XÃ HỘI BẮT BUỘC TẠI HUYỆN THANH TRÌ THÀNH PHỐ HÀ NỘI (Trang 36 - 39)

7. Kết cấu của luận văn

1.3.6. Tỷ lệ nợ bảo hiểm xã hội bắt buộc

Là tỷ số giữa Tổng số tiền nợ BHXH trong kỳ và Tổng số tiền phải thu BHXH trong kỳ.

Tổng số tiền nợ BHXH

Tỷ lệ nợ BHXH = x 100%

Tổng số tiền phải thu BHXH

Kỳ tính toán trong chỉ tiêu này có thể là tháng, quý, năm, và được tính vào thời điểm cuối kỳ, hai chỉ tiêu này càng nhỏ thì càng thể hiện được hiệu quả của công tác quản lý thu BHXH.

1.4. Các nhân tố ảnh hưởng tới quản lý thu

1.4.1. Các nhân tố bên trong

1.4.1.1. Chính sách tiền lương - tiền công

Trong chế độ bảo hiểm xã hội ở nước ta, tiền lương tiền công của NLĐ và tổng quỹ lương của đơn vị SDLĐ được dùng làm căn cứ để tính đóng bảo hiểm xã hội. Hàng năm, Chính phủ thường có Nghị định điều chỉnh tiền lương tối thiểu vùng đối với khối doanh nghiệp, tổ chức khác và cá nhân; khối hành chính sự nghiệp, đảng, đoàn thể hàng năm được điều chỉnh theo lương cơ sở. Qua đó tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội cũng tăng theo. Sự điều chỉnh thường xuyên liên tục này làm cho công tác quản lý thu gặp một số khó khăn nhất định. Do đó, đòi hỏi cán bộ làm công tác quản lý thu BHXH chủ động, sáng tạo theo kịp với sự điều chỉnh thì quỹ bảo hiểm xã hội mới có thể đảm bảo thu đúng, thu đủ, thu kịp thời, an toàn và tăng trưởng quỹ.

1.4.1.2. Năng lực tổ chức, quản lý điều hành của cán bộ thu bảo hiểm xã hội

Bên cạnh những nhân tố trên thì công tác quản lý thu BHXH còn chịu ảnh

hưởng của nhân tố chủ quan từ chính các nhà làm công tác quản lý. Để nắm bắt được những thay đổi tăng, giảm của các đối tượng tham gia, diễn biến tiền lương làm căn cứ đóng BHXH… cán bộ chuyên quản lý thu phải đảm bảo đủ năng lực về trình độ chuyên môn, khả năng nhận định và phân tích tình hình, có tinh thần trách nhiệm, nhiệt tình trong công việc… như vậy công tác quản lý thu mới đạt hiệu quả, phát hiện kịp thời những tình huống sai phạm để có biện pháp xử lý triệt để.

Ngoài ra, công tác quản lý thu BHXH còn chịu tác động của yếu tố cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ công tác nghiệp vụ chuyên môn hiện đại hay đã lỗi thời lạc hậu, sự quan tâm của các chủ thể liên quan đến chính sách… vì vậy, để công tác quản lý thu BHXH đạt được kết quả tốt nhất, cán bộ trong ngành BHXH đặc biệt là cán bộ quản lý thu cần phải quan tâm toàn diện đến các nhân tố ảnh hưởng đến quá trình quản lý thu BHXH.

BHXH là một bộ phận cấu thành các chính sách xã hội, nó vừa là nhân tố ổn định, vừa là nhân tố động lực phát triển kinh tế - xã hội, cho nên vai trò của Nhà nước là rất quan trọng. Thực tế đã chỉ rõ nếu không có sự can thiệp của Nhà nước, nếu không có sự quản lý vĩ mô của Nhà nước thì mối quan hệ giữa người lao động và người sử dụng lao động sẽ không được duy trì bền vững, mối quan hệ ba bên trong BHXH sẽ bị phá vỡ.

Hơn nữa, BHXH được thực hiện thông qua một quy trình: từ việc hoạch định chính sách, giới hạn về đối tượng, xác định phạm vi bảo hiểm cho đến đảm bảo vật chất việc xét trợ cấp… Vì vậy, Nhà nước phải quản lý toàn bộ quy trình này một cách chặt chẽ và thống nhất.

Trước hết, việc hoạch định chính sách BHXH là khâu đầu tiên và quan trọng nhất. Sự quản lý của Nhà nước về vấn đề này thể hiện ở việc xây dựng các dự án luật, các văn bản pháp quy về BHXH và ban hành thực hiện. Sau đó là hướng dẫn, kiểm tra, thanh tra các tổ chức, cá nhân thực hiện chính sách.

Đối với việc đảm bảo vật chất cho BHXH thì vai trò của Nhà nước phụ thuộc vào chính sách BHXH do Nhà nước quy định. Nếu những mô hình về bảo đảm vật chất cho BHXH do Ngân sách Nhà nước cung cấp thì vai trò quản lý Nhà nước là trực tiếp và toàn diện. Nếu nguồn đảm bảo trợ cấp do người sử dụng lao động, người lao động và Nhà nước đóng góp thì Nhà nước tham gia quản lý.

Để quản lý BHXH, Nhà nước sử dụng các công cụ chủ yếu như luật pháp và bộ máy tổ chức.

1.4.1.3. Nhận thức và ý thức trách nhiệm của các bên tham gia đóng bảo hiểm xã hội

Bảo hiểm xã hội là một bộ phận cấu thành các chính sách xã hội, nó vừa là nhân tố ổn định, vừa là nhân tố động lực phát triển kinh tế - xã hội, cho nên vai trò của Nhà nước là rất quan trọng. Thực tế đã chỉ rõ nếu không có sự quản lý vĩ mô của Nhà nước thì mối quan hệ giữa người lao động và người sử dụng lao động sẽ không được duy trì bền vững, mối quan hệ ba bên trong bảo hiểm xã hội sẽ bị phá vỡ.

Hơn nữa, bảo hiểm xã hội được thực hiện thông qua một quy trình: từ việc hoạch định chính sách, giới hạn về đối tượng, xác định phạm vi bảo hiểm cho đến đảm bảo vật chất việc xét trợ cấp… Vì vậy, Nhà nước phải quản lý toàn bộ quy trình này một cách chặt chẽ và thống nhất.

Trước hết, việc hoạch định chính sách bảo hiểm xã hội là khâu đầu tiên và quan trọng nhất. Sự quản lý của Nhà nước về vấn đề này thể hiện ở việc xây dựng các dự án luật, các văn bản pháp quy về bảo hiểm xã hội và ban hành thực hiện. Sau đó là hướng dẫn, kiểm tra, thanh tra các tổ chức, cá nhân thực hiện chính sách.

Đối với việc đảm bảo vật chất cho bảo hiểm xã hội thì vai trò của Nhà nước phụ thuộc vào chính sách bảo hiểm xã hội do Nhà nước quy định. Nếu những mô hình về bảo đảm vật chất cho bảo hiểm xã hội do Ngân sách Nhà nước cung cấp thì vai trò quản lý Nhà nước là trực tiếp và toàn diện. Nếu nguồn đảm bảo trợ cấp do người sử dụng lao động, người lao động và Nhà nước đóng góp thì Nhà nước tham gia quản lý.

Để quản lý bảo hiểm xã hội, Nhà nước sử dụng các công cụ chủ yếu như luật pháp và bộ máy tổ chức.

Một phần của tài liệu QUẢN LÝ THU BẢO HIỂM XÃ HỘI BẮT BUỘC TẠI HUYỆN THANH TRÌ THÀNH PHỐ HÀ NỘI (Trang 36 - 39)