Hình 1.12 Cấu trúc mạng PLC điều khiển hệ thống check in tại khu vực A sân bay Nội Bài [2].
Lê Văn Nguyên – CB120361
14
Hình 1.13: Cấu trúc mạng PLC kết hợp máy tính điều khiển băng tải của hệ thống điều khiển giám sát hệ thống xử lý hành lý sân bay Nội Bài [2].
Lê Văn Nguyên – CB120361
15
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1.
Qua tìm hiểu tổng quan về hệ thống xử lý hành lý và tham khảo các tài liệu của sân bay Nội Bài ta có kết luận như sau.
Tùy thuộc vào quy mô sân bay và diện tích sân bay mà hệ thống xử lý hành lý có số lượng băng tải nhiều hay ít.
Các băng tải được truyền động bởi các động cơ không đồng bộ ba pha rotor lồng sóc với công suất từ 0.55kw đến 2.5kw.
Các động cơ không đồng bộ này lại được điều khiển bởi các biến tần hoặc bộ khởi động động cơ.
Hầu hết các hệ thống điều khiển giám sát tại các sân bay hiện nay là hệ SCADA sử dụng PLC. Và các hệ thống đều sử dụng chủ yếu là cảm biến quang để phát hiện hành lý và encoder để giám sát tốc độ băng tải.
Các hệ thống điều khiển giám sát hiện nay đa số được sử dụng truyền thông Ethernet (TCP/IP) để kết nối hệ thống các máy tính và bộ điều khiển trung tâm với nhau. Truyền thông profibus được sử dụng để kết nối giữa bộ điều khiển trung tâm và các bộ điều khiển tại trạm cấp thấp hơn.
Ưu điểm của các hệ thống trên là thu thập xử lý dữ liệu nhanh, xử lý lỗi rất tốt khi hệ thống xảy ra sự cố. Hệ thống có độ ổn định cao.
Tuy nhiên các hệ thống điều khiển giám sát ở các sân bay ở Việt Nam hiện nay là điều khiển phân tán với các trạm xử lý cấp thấp nhưng vẫn còn sử dụng phương pháp nối dây truyền thống từ bộ điều khiển đến các thiêt bị chấp hành. Nhiều dây dẫn và tín hiệu dẫn đến nhiễu khó chuẩn đoán khi có lỗi.
Lê Văn Nguyên – CB120361
16
CHƯƠNG 2: THIẾT KẾ TỔNG QUAN HỆ ĐIỀU KHIỂN GIÁM SÁT
Hiện nay ở Việt Nam có rất nhiều sân bay với nhiều quy mô và cấu trúc khác nhau. Các sân bay lớn ví dụ như sân bay Nội Bài T2 hệ thống băng tải xử lý hành lý được bố trí theo tầng tòa nhà. Với cấu trúc tầng 3 dành cho khu vực Check In và kiểm tra an ninh sơ bộ, tầng 2 với phòng kiểm tra an ninh hành lý kỹ càng hơn với máy X- ray công suất lớn. Khu vực tầng 1 được bố trí thêm sàn lửng với cơ cấu thép chịu lực có thể đỡ được các hệ thống băng tải trên cao. Sàn lửng này được bố trí hệ thống băng tải vận chuyển hành lý và hệ thống phân loại hành lý, Sàn tầng 1 là hệ thống đảo bốc hành lý lên máy bay hoặc đảo trả hành lý cho hành khách xuống máy bay. Các sân bay nhỏ hơn có quy mô nhỏ hơn. Với tầng 2 là khu vực Check-in và kiểm tra an ninh, Tầng 1 với sàn lửng với cơ cấu thép chịu lực bố trí hệ thống băng tải vận chuyển hành lý và phân loại hành lý, Sàn tầng 1 bố trí các đảo bốc hành lý lên máy bay hoặc đảo trả hành lý.
Trong chương 2 này ta giả thiết xây dựng hệ thống điều khiển giám sát cho một sân bay nhỏ có mô hình xử lý hành lý giống như hình 2.1 với khu vực check-in và kiểm tra hành lý ở tầng 2, khu vực phân loại hành lý ở tầng lửng của tầng 1. Các đảo nhận hành lý ở sàn tầng 1. Mô hình này đang được áp dụng tại hầu hết các sân bay ở Việt Nam. Với việc bố trí các khu vực theo tầng tòa nhà ưu điểm của mô hình này đó là không tốn không gian và diện tích.
TẦNG 2: KHU VỰC CHECK IN VÀ KIỂM TRA HÀNH LÝ
TẦNG LỬNG: KHU VỰC BỐ TRÍ BĂNG TẢI VẬN CHUYỂN HÀNH LÝ VÀ HỆ THỐNG PHÂN LOẠI
TẦNG 1 : KHU VỰC BỐ TRÍ PHÒNG ĐIỀU KHIỂN TRUNG TÂM, CÁC TỦ ĐIỀU KHIỂN CHÍNH VÀ CÁC
ĐẢO BỐC HÀNH LÝ LÊN CONTAINER CHUYỂN LÊN MÁY BAY
H ướ ng h àn h lý d i c hu yể n
Lê Văn Nguyên – CB120361
17
2.1 LỰA CHỌN GIẢI PHÁP THIẾT KẾ