Ông Hoàng Thế Tùng
2.2. Những thuận lợi và khó khăn ảnh hưởng đến việc tổ chức các kênh phân phố
phân phối
2.2.1. Thuận lợi
- Bên cạnh những kênh phân phối truyền thống vẫn đang phát huy tốt vai trò của mình, thì hiện nay, nhờ sự tiến bộ của khoa học công nghệ, thị trường BH ngày nay đang tích cực áp dụng công nghệ số, ứng dụng Internet, điện thoại di động... vào việc đa dạng dịch vụ sản phẩm, phát triển kênh phân phối, tạo thuận lợi để DNBH triển khai những kênh phân phối mới và PVI Đông Đô không nằm ngoài điều này.
- Cùng với đó, tiềm năng Insurtech đang ngày càng khẳng định vị trí của mình trên thị trường khi mô hình này giúp các Doanh nghiệp nâng cao dòng doanh thu cũng như chất lượng hoạt động và tính năng lợi ích cho khách hàng. Dự báo đến năm 2023, tổng phí khai thác qua Insurtech sẽ vượt ngưỡng 400 tỷ USD, chiếm khoảng 7% tổng phí BH toàn cầu, cho thấy tiềm năng lớn mà Insurtech có thể đem lại cho thị trường BH thế thới, trong đó có Việt Nam. - Bên cạnh đó, Bancassurance đang dần trở thành kênh phân phối quan trọng. Doanh thu qua kênh Bancassurance đã tăng từ 5% trong năm 2012 lên khoảng 10% trong năm 2017. Do ngân hàng và DNBH tín dụng tiêu dùng thường yêu cầu người vay mua BH như một điều kiện để cấp tín dụng, kênh phân phối này có tiềm năng tăng trưởng rất lớn. Thông qua Bancassurance, PVI Đông Đô cũng như các DNBH khác được tiếp cận với mạng lưới phân phối lớn và cơ sở khách hàng của các ngân hàng nhằm phục vụ cho nghiên cứu thị trường, phát triển sản phẩm và quản lí rủi ro. Ở nhiều quốc gia, bancassurance đóng góp đáng kể vào tổng doanh thu của các DNBH như 72% ở Tây Ban Nha, 70% ở Ý, 60% ở Pháp. Do đó, VDSC cho rằng Bancassurance còn nhiều cơ hội để phát triển trong những năm tới.
2.2.2. Khó khăn
Để duy trì và phát triển trong thời gian tới các DNBH trong đó có PVI Đông Đô phải nhận thức đầy đủ các khó khăn họ phải đương đầu, phải có sự chuẩn bị chu đáo cũng như chiến lược phát triển phù hợp trong từng giai đoạn của nền kinh tế.
- Hệ thống các văn bản pháp luật điều chỉnh hoạt động kinh doanh BH vẫn còn những vấn đề bất cập cần được điều chỉnh và thực hiện đồng bộ. Việt Nam đang trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, do vậy các văn bản pháp luật điều chỉnh hoạt động kinh doanh BH cần phải được điều chỉnh cho phù hợp với hoàn cảnh mới và phải đồng bộ.
- Cạnh tranh trên thị trường sẽ ngày càng quyết liệt, có thêm nhiều DNBH nước ngoài với tiềm lực về tài chính, với kinh nghiệm kinh doanh BH lâu đời được cấp phép hoạt động tại Việt Nam làm cho tình hình cạnh tranh trên thị trường trở nên gay gắt hơn.
- Mặc dù PVI Đông Đô nói riêng cũng như các DNBH nói chung đã nhận thức được tầm quan trọng của phát triển kênh phân phối BH nhưng mặt khác, năng lực tài chính cũng là một trong những yếu tố cản trở DNBH có thể tận dụng cơ hội công nghệ số phát triển như: tốn kém về chi phí, khó khăn trong việc thiết kế sản phẩm phù hợp, thiếu dữ liệu (BigData)...
- Công nghệ thông tin còn chưa được phổ biến ở khắp các tỉnh thành, thu nhập dân cư còn thấp, trình độ hiểu biết về BH còn hạn chế. Mặc dù thu nhập của dân cư được cải thiện đáng kể nhưng so với các nước trong khu vực thì thu nhập của người Việt Nam vẫn còn rất thấp, một phần đáng kể thu nhập dành cho tiêu dùng, tiết kiệm còn hạn chế.
- Trong dài hạn, PVI Đông Đô cũng như các DNBH khác phải đối mặt với nguy cơ an ninh mạng, mất các cơ sở dữ liệu cá nhân... Trong khi đó, việc ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác quản lý giám sát hoạt động kinh doanh BH đối với cơ quan giám sát BH cũng cần nâng cao hơn nhằm đáp ứng yêu cầu thực tiễn đặt ra.