Nguyên nhân của những hạn chế

Một phần của tài liệu 207 THẨM ĐỊNH dự án đầu tư VAY vốn (Trang 77 - 80)

2.4.3.1. Nguyên nhân chủ quan

SHB – chi nhánh Hàn Thuyên chưa có sự tách biệt giữa khâu thẩm định dự án với khâu quản lý tín dụng gây nên khó khăn cho quá trình thẩm định từ đó ảnh hưởng đến chất lượng thẩm định. Cán bộ quản lý kiêm luôn thẩm định vì vậy hạn chế về chuyên môn như là kỹ thuật và kinh tế của dự án.

- Cán bộ chủ yếu thu thập thông tin từ chính doanh nghiệp, tuy đã bắt đầu chú trọng hơn trong việc tham khảo một số thông tin từ các cơ quan có uy tín song quá trình này còn gặp nhiều hạn chế. Đây là một trong những nguyên nhân chủ yếu ảnh hưởng tới công tác thẩm định tại chi nhánh.

- Nội dung thẩm định chưa thực sự đầy đủ đặc biệt các khía cạnh về tài chính. Việc phân tích độ nhạy của dự án mới chỉ dừng lại ở việc phân tích sự biến động của các yếu tố thông thường như: doanh thu, chi phí chưa quan tâm đến ảnh hưởng của lạm phát, tỷ suất chiết khấu.

- Cán bộ thẩm định tại chi nhánh phải đảm nhiệm quá nhiều công việc cũng như đòi hỏi khả năng tổng hợp, phân tích các vấn đề và sự biến động của thị trường nên khối lượng công việc quá lớn tạo ra nhiều áp lực nên hiệu quả không cao.

2.4.3.2. Nguyên nhân khách quan

Rủi ro kinh tế vĩ mô là một trong những nhân tố làm cho công tác thẩm định gặp khó khăn. Ngân hàng chạy đua tìm kiếm lợi nhuận cũng như doanh số nên nhiều khi thẩm định dự án chưa đạt hiệu quả cao nhưng vẫn cho vay điều này ảnh hưởng đến quá trình thẩm định cũng như làm cho chất lượng thẩm định không thực sự hiệu quả và dẫn đến hiện tượng khó thu hồi vốn ảnh hưởng đến kết quả cho vay của ngân hàng. Định hướng phát triển kinh tế của từng ngành, từng địa phương chưa cụ thể, chưa khả thi hoặc chủ trương của

tác thẩm định.

- Bên cạnh đó, môi trường cạnh tranh giữa các ngân hàng trong địa bàn ngày càng gay gắt. Ngoài các ngân hàng truyền thống như Ngân hàng Đầu tư và Phát triển, ngân hàng Ngoại thương, vốn có địa bàn hoạt động lâu đời và uy tín lớn thì các ngân hàng có cùng quy mô, thị phần như Techcombank, MB cũng đẩy mạnh hoạt động. Chính vì thế, SHB – Chi nhánh Hàn Thuyên phải đối diện với sức ép cạnh tranh cao.

TIỂU KẾT CHƯƠNG 2

Nội dung chương II tập trung vào công tác thẩm định cho vay tại NHTMCP Sài Gòn – Hà Nội – Chi nhánh Hà Thuyên.Việc thẩm định rõ từ tư cách pháp lý của khách hàng cho đến tình hình tài chính và tài sản đảm bảo đã giúp thấy được những ưu điểm lẫn hạn chế trong công tác thẩm định. Từ đó chỉ ra được những nguyên nhân dẫn đến những hạn chế đó.

Tóm lại, nội dung chương II chủ yếu đánh giá và phân tích tất cả các yếu tố từ khái quát đến chi tiết, các yếu tố bên ngoài ảnh hưởng đến doanh nghiệp như thị trường đầu vào, thị trường đầu ra, đổi thủ cạnh trạnh,… cũng như các yếu tố bên trong như tình hình tài chính, nhân công, trang thiết bị, máy móc,… Từ đó rút ra được những hạn chế và nguyên nhân để có thể đưa ra các giải pháp tháo gỡ những khó khăn ở chương III.

CHƯƠNG 3.HOÀN THIỆN CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH DAĐT VAY VỐN TẠI NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN – HÀ NỘI, CHI

NHÁNH HÀN THUYÊN

3.1. Định hướng phát triển của ngân hàng TMCP Sài Gòn- Hà Nội - chinhánh Hàn Thuyên

Một phần của tài liệu 207 THẨM ĐỊNH dự án đầu tư VAY vốn (Trang 77 - 80)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(96 trang)
w