2.4.1.Những mặt đạt được về công tác thẩm định dự án đầu tư vay vốn tại ngân hàng
2.4.1.1. Phương pháp thẩm định
Các chuyên viên thẩm định tại SHB – Chi nhánh Hàn Thuyên đã vận dụng linh hoạt các phương pháp thẩm định như: phương pháp so sánh đối chiếu, phương pháp phân tích độ nhạy, phương pháp dự báo, phương pháp thẩm định theo trình tự trong các dự án đầu tư. Chính vì vậy nó mang lại sự chính xác cao hơn, những dự án không đạt yêu cầu sẽ được phát hiện sớm giúp giảm thiểu chi phí, tiết kiệm thời gian, nâng cao tính an toàn cho khoản vay.
2.4.1.2. Quy trình thẩm định
Các công đoạn thẩm định được tiến hành một cách bài bản và logic, chặt chẽ từ bước đầu tiên hướng dẫn khách hàng làm hồ sơ vay vốn, tiếp nhận hồ sơ vay, thẩm định khách hàng, thẩm định dự án, lập tờ trình,… Quy trình này được áp dụng thống nhất trên toàn hệ thống. Khi quy trình thẩm định rõ ràng, chặt chẽ sẽ là tiền đề tốt để việc thẩm định hồ sơ vay vốn được diễn ra một cách nhanh chóng, hiệu quả, độ an toàn cao hơn. Sự
đánh giá khách hàng, đánh giá dự án đầu tư.
2.4.1.3. Nội dung thẩm định
Thẩm định tư cách khách hàng được coi là bước rất quan trọng. Ngoài những thông tin từ khách hàng cung cấp, ngân hàng cập nhật thông tin từ nhiều nguồn khác nhau như: tra thông tin CIC, cơ quan quản lý doanh nghiệp,...để có những đánh giá khách quan, chính xác về khách hàng.
Trong thẩm định dự án đầu tư, ngân hàng đã thẩm định đầy đủ những nội dung như: khía cạnh pháp lý, khía cạnh thị trường, khía cạnh tài chính, khía cạnh tổ chức quản lý, khía cạnh công nghệ - kỹ thuật,…
Trong thẩm định tài sản đảm bảo, ngân hàng luôn chú trọng xem xét kỹ lưỡng hồ sơ tài sản đảm bảo của khách hàng, khảo sát hiện trạng, phân tích định giá với những tài sản thế chấp là bất động sản, ô tô,..để giảm thiểu tỷ lệ nợ xấu cho ngân hàng.
2.4.1.4. Đội ngũ cán bộ thẩm định
Các chuyên viên tại chi nhánh phần lớn là tốt nghiệp những trường đại học uy tín như Học viện ngân hàng, Đại học kinh tế quốc dân, Học viện tài chính,…nên được đào tạo bài bản, có kinh nghiệm và trách nhiệm trong công việc. Bên cạnh đó các cán bộ thẩm định tại SHB cũng thường xuyên được đào tạo, tập huấn, trau dồi kiến thức tại trường Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực SHB nên nắm vững chuyên môn, quy trình thẩm định, có sự nhanh nhạy với sự thay đổi của thị trường. Ở tại các phòng ban có những cán bộ làm việc lâu năm có bề dày kinh nghiệm, chuyên môn sâu, đảm bảo chất lượng thẩm định nhất là các dự án có quy mô lớn, phức tạp và có độ rủi ro cao.
ngân hàng
Ngoài những thành tựu được nêu trên, công tác thẩm định dự án đầu tư của công ty còn tồn tại một số khó khăn sau:
- Nội dung thẩm định còn chưa tính nhiều đến nhiều đến ảnh hưởng của môi trường kinh doanh nhất là việc phân tích thị trường và các yếu tố cạnh tranh của sản phẩm. Từ đó, chưa thể dự báo được những rủi ro khi thị trường tiêu thụ sản phẩm có nhiều biến động hay thị hiếu của người tiêu dùng.
- Công tác thu thập các thông tin liên quan đến nhu cầu sản phẩm, khả năng cạnh tranh, các số liệu thực tế về môi trường và các thông số kỹ thuật về các hạng mục còn nhiều hạn chế. Do đó, công tác thẩm định của các cán bộ đôi khi còn gặp khó khăn, chất lượng thẩm định phần nào bị hạn chế.
- Trình độ cán bộ thẩm định đôi khi vẫn còn chưa đáp ứng được yêu cầu công việc, dẫn đến nội dung thẩm định về thị trường sản phẩm còn chưa được đề cập tới; công tác thu thập, xử lý các chỉ số thực tế về môi trường và các thông số kỹ thuật của các hạng mục còn hạn chế.
- Một số trang thiết bị như hệ thống máy tính cùng những phần mềm phục vụ cho công tác thẩm định còn chưa hiện đại, những thiết bị phục vụ cho việc đo đạc các chỉ số về môi trường còn thiếu khiến cho công tác thẩm định ảnh hưởng phần nào.
-Hạn chế về nội dung thẩm định: Chỉ thẩm định dựa trên số liệu mà khách hàng cung cấp mà chưa biết chính xác tình hình thực tế của doanh nghiệp. Trong thẩm định tài chính dự án chưa thực hiện phân tích đầy đủ các chỉ tiêu, hầu hết chỉ chú trọng đến một số chỉ tiêu phản ánh hiệu quả tài chính như NPV, IRR, thời gian hoàn vốn, điểm hòa vốn còn một số chỉ
quả thực tiễn hay không.