Các phương pháp thẩm định dựán đầu tư vay vốn tại ngân hàng

Một phần của tài liệu 207 THẨM ĐỊNH dự án đầu tư VAY vốn (Trang 56 - 58)

Để công tác thẩm định và cho vay đạt được hiệu quả cao nhất thì các ngân hàng nói chung và SHB – Chi nhánh Hàn Thuyên nói riêng phải sử dụng kết hợp linh hoạt các phương pháp thẩm định sau:

2.2.4.1. Phương pháp so sánh các chỉ tiêu

Đây là phương pháp phổ biến và đơn giản, SHB- Chi nhánh Hàn Thuyên dùng các chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật chủ yếu của dự án để so sánh với các dự án đã và đang xây dựng hoặc đang hoạt động. Sử dụng phương pháp so sánh cần lưu ý các chỉ tiêu dùng để tiến hành so sánh phải được vận dụng phù hợp với điều kiện và đặc điểm cụ thể của dự án và doanh nghiệp, cần hết sức tranh thủ ý kiến của cơ quan chuyên môn, chuyên gia tránh khuynh hướng so sánh máy móc, cứng nhắc.

 Phương pháp này thường được Chi Nhánh sử dụng với các dự án đầu tư có kỹ thuật phức tạp, hoặc dùng trong thẩm định cơ sở pháp lý của KH, năng lực tài chính của KH , thẩm định kỹ thuật dự án. CBTD so sánh đối chiếu: Tổng mức vốn đầu tư, cơ cấu vốn đầu tư, các chỉ tiêu đánh giá mức hiệu quả của dự án. Ví dụ có dự án A và dự án B, xét trên phương diện tài chính để chọn DADT, CBTD của chi nhánh sử dụng các độ đo hiệu quả tài chính như thu nhập thuần lớn nhất, chi phí nhỏ nhất, thời hạn thu hồi vốn ngắn nhất, điểm hòa vốn nhỏ nhất….

 Trong khi thực hiện phương pháp này, về việc so sánh trình độ công nghệ, kỹ thuật thiết kế, thiết bị công nghệ, các cán bộ ngân hàng thường dựa vào thông tin của KH gửi, và tham khảo các ý kiến của các chuyên gia, các cơ quan, các Bộ chuyên ngành có liên quan. Ví dụ như các dự án về cầu đường, khai thác mỏ,… vì CBTD của chi nhánh về chiều sâu chuyên nghiệp còn hạn chế.

2.2.4.2. Phương pháp thẩm định theo trình tự

tầm quan trọng của dự án trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội đất nước. Xác định các căn cứ pháp lý của dự án đảm bảo khả năng kiểm soát được của bộ máy quản lý của dự án. Dự án có thể bị bác bỏ nếu không thỏa mãn các yêu cầu về pháp lý, các thủ tục quy định cần thiết và không phục vụ gì cho chiến lược phát triển kinh tế chung.

Thẩm định chi tiết: là việc xem xét một cách khách quan có khoa học, chi tiết từng nội dung của cụ thể ảnh hưởng trực tiếp đến tính khả thi, tính hiệu quả của dự án trên các khía cạnh pháp lý, thị trường, kỹ thuật – công nghệ, kinh tế…phù hợp với mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

 Đây là phương pháp được CBTD tại chi nhánh áp dụng rất nhiều với các dự án có tính chất tương tự nhau. Bằng việc sử dụng phương pháp này, khi phát hiện sai sót thì CBTD có thể đưa ra ý kiến để sửa dổi, bổ sung và kết luận. Nếu một số nội dung cơ bản của dự án bị bác bỏ thì có thể bỏ dự án mà không cần thẩm định các nội dung tiếp theo.

2.2.4.3. Phương pháp thẩm định dựa trên việc phát triển độ nhạy cảm của dự án

Phương pháp này thường dùng để kiểm tra tính vững chắc và hiệu quả tài chính của dự án. Cơ sở của phương pháp này là dự kiến một số tình huống bất trắc có thể xảy ra trong tương lai với dự án có nhu cầu vay vốn tại SHB – chi nhánh Hàn Thuyên như vượt chi phí đầu tư, không đạt công suất thiết kế, giá các chi phí đầu vào tăng và giá tiêu thụ sản phẩm giảm, có thay đổi về chính sách thuế theo hướng bất lợi…khảo sát tác động của những yếu tố đó đến hiệu quả đầu tư và khả năng hòa vốn của dự án.

 Đây là phương pháp phổ biến nhất của CBTD khi phỉa thẩm định những dự án có các chỉ tiêu hiệu quả tài chính bị ảnh hưởng và thay đổi của nhiều yếu tố. Ưu điểm của phương pháp này cho CBTD biết dự án đầu tư nhạy cảm với

đúng đăn được rủi ro của dự án. Tuy nhiên, phương pháp này chỉ xem xét được thay đổi của từng yếu tố mà DADT lại chịu sự tác động của nhiều yếu tố cùng một lúc, điểm bắt đầu của phân tích độ nhạy là giả định.

2.2.4.4. Phương pháp triệt tiêu rủi ro

Dự án là một tập hợp các yếu tố dự kiến trong tương lai, từ khi thực hiện dự án đến khi đi vào khai thác, hoàn vốn thường rất dài, do đó có nhiều rủi ro phát sinh ngoài ý muốn chủ quan. Để đảm bảo tính vững chắc và dự án có hiệu quả, người ta thường dự đoán một số rủi ro có thể xảy ra để có biện pháp kinh tế hoặc hành chính thích hợp, hạn chế thấp nhất các tác động rủi ro hoặc phân tán rủi ro cho các đối tác có liên quan đến dự án.

Mỗi dự án cần được xem xét thẩm định kĩ càng trên nhiều phương diện khác nhau, nhiều góc độ khác nhau. Mỗi phương pháp có ưu nhược điểm riêng, có tiêu chuẩn riêng vì vậy, tùy theo đặc điểm và tính chất của từng dự án, từng nội dung cụ thể mà Cán bộ thẩm định tại SHB – Chi nhánh Hàn Thuyên sử dụng các phương pháp theo từng mức độ khác nhau để đạt được những kết quả tốt nhất.

Một phần của tài liệu 207 THẨM ĐỊNH dự án đầu tư VAY vốn (Trang 56 - 58)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(96 trang)
w