Trong hoạt động sản xuất kinh doanh, phát sinh những chi phí có thể dự đoán hoặc khó dự đoán trước, do đó doanh nghiệp cần quản lý chi phí chặt chẽ, hiệu quả nhằm nâng cao sử dụng vốn hiệu quả từ đó nâng cao kết quả kinh doanh của Công ty.
Không ngừng hoàn thiện và nâng cao trình độ tổ chức sản xuất, tổ chức lao động, trình độ tay nghề của công nhân để từ đó tăng năng suất lao động, tăng chất lượng công trình, tiết kiệm chi phí lao động, vật tư, chi phí quản lý, hạn chế tối đa những thiệt hại tổn thất trong quá trình hoạt động,…để từ đó tiết kiệm chi phí và hạ giá thành sản phẩm.
Đối với chi phí nguyên vật liệu (đây là chi phí chiếm tỷ trọng lớn trong tổng chi phí sản xuất) thì việc tiết kiệm chi phí này sẽ có tác dụng rất lớn đến hạ giá thành sản phẩm. Mặt khác, chi phí nguyên vật liệu được xác định trên cơ sở số lượng nguyên vật liệu tiêu hao và giá cả nguyên vật liệu. Chính vì vậy để tiết kiệm chi phí này thì công ty cần xây dựng định mức kinh tế - kỹ thuật vào tiêu hao nguyên vật liệu và kiểm tra chặc chẽ giá cả nguyên vật liệu sử dụng trong kỳ. Có thể dự trữ nguyên vật liệu nếu công ty có đủ vốn, tránh hiện tượng giá cả nguyên vật liệu tăng lên.
Đối với các khoản chi phí kinh doanh, chi phí quản lý doanh nghiệp
Công ty cần theo dõi chặt từng khoản mục, lập định mức cho từng khoản cụ thể và thực hiện báo cáo, phân tích tình hình thực hiện kế hoạch theo từng quý. Từ đó thấy được những phát sinh mới, những thay đổi theo thực tế chi phí để có biện pháp điều chỉnh phù hợp.
Tổ chức bộ máy gọn nhẹ, hợp lý, năng động, hiệu quả để giảm bớt chi phí quản lý doanh nghiệp.
Công tác bán hàng cần được tiến hành có kế hoạch, chiến lược mục tiêu cụ thể, tránh thực hiện một cách tràn lan kém hiệu quả tốn nhiều chi phí. Chi phí chiếm vai trò vô cùng quan trọng trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Cùng một mức doanh thu, chi phí đầu vào càng thấp thì lợi nhuận lại càng cao và ngược lại chi phí càng cao thì lợi nhuận càng giảm hay chính là việc sử dụng nguồn lực tài chính của doanh nghiệp càng kém hiệu quả. Vì thế để sử dụng nguồn lực tài chính một cách hiệu quả nhất thì mục
tiêu tối thiểu hóa chi phí và tối đa hóa lợi nhuận chính là mục tiêu mà doanh nghiệp cần hướng đến.