3.1.1. Bối cảnh kinh tế- xã hội
Bối cảnh thế giới 2021 vẫn tiềm ẩn rất nhiều bất trắc từ COVID-19 (chưa thể được kiểm soát cho dù có vaccine) và các căng thẳng thương mại quốc tế song phương. Động lực tăng trưởng cho nền kinh tế Việt Nam thời gian tới sẽ đến từ phục hồi sức mua thị trường nội địa, đầu tư tư nhân và xuất khẩu sang EU và ASEAN. Ổn định kinh tế vĩ mô, duy trì mặt bằng lãi suất thấp, tiếp tục đẩy mạnh đầu tư cơ sở hạ tầng và chủ động đàm phán với các đối tác thương mại lớn cần phải là ưu tiên chính sách trong năm nay để hỗ trợ cho tăng trưởng trong bối cảnh chúng ta vẫn phải kiểm soát chặt chẽ hoạt động đi lại quốc tế.
Như vậy, để phát triển kinh tế trong năm 2021, sức bật quan trọng và hàng đầu là từ nội lực. Điều đó đã được chứng minh trong suốt năm 2020 vừa qua khi mà trong mối tương quan với sự thay đổi của thế giới và sự tác động kéo dài của đại dịch COVID-19, nền kinh tế nước ta vẫn tăng trưởng dương khi đạt mức 2,4% và Việt Nam là một trong 4 nền kinh tế trên thế giới có được sự tăng trưởng về GDP bình quân đầu người (Việt Nam, Đài Loan- Trung Quốc, Ai Cập và Trung Quốc).
Về các chính sách vĩ mô đã tác động tích cực đến sự tăng trưởng kinh tế của Việt Nam trong năm qua, Chính phủ Việt Nam đã nỗ lực không ngừng trong việc thúc đẩy cải cách thể chế, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh,
tạo điều kiện thuận lợi để các nhà đầu tư và doanh nghiệp hoạt động hiệu quả. Tăng trưởng nhưng không hy sinh ổn định vĩ mô là điểm nổi bật nhất trong nhiệm kỳ 2016-2020 của Chính phủ.
Bên cạnh đó, động lực tăng trưởng của Việt Nam trong năm 2021 là xuất khẩu. Mặc dù dịch COVID-19 ảnh hưởng nặng nề tới xuất khẩu nói chung nhưng do Việt Nam có thị trường xuất khẩu đa dạng nên thay vì sụt giảm tại các thị trường EU, ASEAN thì Việt Nam đã tăng trưởng xuất khẩu sang thị trường Mỹ và Trung Quốc nên đã bù đắp suy giảm.
Tóm lại, ổn định kinh tế vĩ mô và kiểm soát rất tốt lạm phát cũng như sự năng động, quyết đoán và linh hoạt của Chính phủ cùng với sự quyết tâm, bền bỉ, liên kết chặt chẽ của các doanh nghiệp Việt và tinh thần đoàn kết của người dân Việt Nam là những yếu tố quan trọng để Việt Nam có được thành tựu như hiện nay.
Trên cơ sở niềm tin về sự bền vững, an toàn và không ngừng kiến tạo môi trường phát triển của Việt Nam đối với các nhà đầu tư quốc tế, các cơ hội sẽ mở ra nhiều hơn cho kinh tế Việt Nam, cho các khu vực doanh nghiệp trong năm 2021 và những năm tiếp theo.
Đối với ngành rượu-bia- nước giải khát, năm 2020 là một năm thật sự khó khăn đối với ngành bia. Lĩnh vực này chịu tác động kép từ luật phòng chống tác hại của rượu bia (Nghị định 100, có hiệu lực từ 1/1/2020) và dịch bệnh Covid-19 bùng phát. Trong số các ngành hàng tiêu dùng nhanh, nhu cầu bia bị ảnh hưởng tiêu cực hơn cả bởi Covid-19 trong giai đoạn từ tháng 1 đến tháng 9/2020, tương ứng giảm -3,6%/-22,9%/-11,9% so với cùng kỳ trong quý 1-3/2020.
Những diễn biến theo chiều hướng tích cực hơn sẽ nhìn thấy rõ ở năm 2021, khi người tiêu dùng Việt Nam ngày càng điều chỉnh thói quen uống
rượu của họ, nhờ đó, tác động của Nghị định 100 có thể sẽ giảm dần khi người tiêu dùng bắt đầu tự giác chấp hành các quy định. Cùng với đó, kênh phân phối mua về nhà (off-premise) dần trở nên quan trọng hơn. Các công ty bia đã bắt đầu tập trung hơn vào kênh offpremise và kênh thương mại hiện đại.
3.1.2 Định hướng phát triển của công ty trong thời gian tới
Với bối cảnh kinh tế - xã hội thay đổi từng ngày và những biến động không thể dự đoan trước như thiên tai hay dịch bệnh diễn biến phức tạp, cùng sự cạnh tranh khốc liệt của các doanh nghiệp cùng ngành trong vòng ngoài tỉnh nhưng Công ty cổ phần
bia Hà Nội-Thanh Hóa vẫn giữ vững vị thế hàng đầu của doanh nghiệp sản xuất kinh doanh bia ở tỉnh Thanh Hóa.
Giai đoạn tới, nền kinh tế thế giới và Việt Nam vẫn chịu tác động của Đại dịch Coivid và Luật phòng chống tác hại của Rượu Bia gây tác động mạnh mẽ đến ngành rượu bia. Để thực hiện nhiệm vụ lãnh đạo năm 2021, Hội đồng quản trị công ty xây dựng phương hướng hoạt động và thông qua trong cuộc họp Đại hội cổ đông như sau:
Kế hoạch sản xuất kinh doanh với các chỉ tiêu chính:
Tổng sản lượng tiêu thụ bia Thanh Hóa các loại: 46.2 triệu lít
Tổng doanh thu bán hàng hợp nhất: 1540.22 tỷ đồng
Lợi nhuận trước thuế: 10.82 tỷ đồng
Lợi nhuận sau thuế: 7.92 tỷ đồng
Nộp ngân sách Nhà nước: 321.67 tỷ đồng
Và để đạt được kế hoạch kinh doanh như vậy, công ty đã đề ra một số định hướng cụ thể như sau:
Thứ nhất, tìm kiếm đối tác để hợp tác gia công, xuất khẩu sản phẩm với mục tiêu mở rộng thị trường tiêu thụ và đối tượng khách hàng biết đến sản phẩm của doanh nghiệp không chỉ ở Việt Nam mà hướng tới thị trường quốc tế. Hiện nay Việt Nam đã ký kết một loạt các Hiệp định thương mại tự do vì vậy ngành đồ uống Việt Nam phần lớn đã có thể tiếp cận các thị trường xuất khẩu trọng điểm tự do (không có thuế quan) điều này tạo điều kiện vô cùng thuận lợi xuất khẩu các sản phẩm của doanh nghiệp đến thị trường có tốc độ tăng trưởng tiêu dùng đồ uống cao như các nước ASEAN, Trung Quốc,…
Thứ hai, đẩy mạnh công tác đầu tư thiết bị để nâng cao năng suất lao động và chất lượng sản phẩm bởi trong bối cảnh kinh tế thị trường cạnh tranh gay gắt trong thời gian gần đây, doanh nghiệp không phải cứ sản xuất là phát triển được mà bên cạnh sự tăng trưởng về chiều rộng, doanh nghiệp cần hướng tới tăng trưởng cả về chiều sâu tức là doanh nghiệp phải nâng cao chất lượng sản phẩm, tay nghề công nhân cũng như nâng cao năng lực quản lý của đội ngũ cán bộ quản lý. Có như vậy thì doanh nghiệp mới phát huy tối đa việc huy động và sử dụng hiệu quả được mọi nguồn lực để cạnh tranh được với các doanh nghiệp cùng ngành.
Thứ ba, tập trung nguồn lực để giữ vững và phát triển thị trường, xây dựng chính sách bán hàng hợp lý, hiệu quả, tăng cường hoạt động thu hút khách hàng nhằm mở rộng thị phần và nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh cũng như hiệu quả huy động và sử dụng nguồn lực tài chính của doanh nghiệp. Người tiêu dùng ngày nay không còn quá coi trọng giá cả như trước kia mà ngày càng đề cao uy tín và chất lượng của sản phẩm mà mình tiêu dùng. Những sản phẩm có uy tín sẽ dễ dàng được trả một mức giá cao dù giá trị sử dụng là như nhau. Do đó việc nâng cao uy tín của doanh nghiệp là một trong những hướng đi
đúng đắn góp phần thu hút người tiêu dùng cũng như góp phần mở rộng thị phần từ đó nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.
Thứ tư, tích cực đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ tay nghề cho người lao động và năng lực quản lí của đội ngũ cán bộ thông qua các lớp tập huấn và giao lưu trao đổi kinh nghiệm với các doanh nghiệp trong địa phương cũng như những doanh nghiệp lớn trong vùng. Nhân lực là trung gian quan trọng của bất kỳ một hoạt động sản xuất kinh doanh nào, tuy nhiên dựa vào cơ cấu nguồn nhân lực của doanh nghiệp cho thấy trình độ còn thấp và tay nghề chưa cao do đó để đạt được mục tiêu hoạt động của mình thì doanh nghiệp cần chú trọng hơn nữa vào hoạt động nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực.
Cuối cùng, thực hiện điều độ sản xuất tối ưu, nhằm nâng cao hiệu quả các nguồn lực trong sản xuất, đẩy mạnh công tác thực hiện tiết kiệm, giảm hao phí sản xuất. Tập trung công tác quản lý, kiểm tra giám sát quá trình sản xuất, nhằm sử dụng hợp lý các nguồn lực tài chính hạn chế tối đa tình trạng thất thoát, lãng phí.
3.2. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả huy động và sử dụng nguồn lực tài chính của công ty cổ phần bia Hà Nội- Thanh Hóa tài chính của công ty cổ phần bia Hà Nội- Thanh Hóa
Dựa trên những kết quả mà công ty đã đạt được cùng những hạn chế còn tồn tại trong hoạt động huy động và sử dụng nguồn lực tài chính và theo định hướng phát triển của công ty, trong thời gian tới công ty cần tìm kiếm những giải pháp để phát huy điểm mạnh khắc phục tồn tại hiện có.
3.2.1. Tăng cường thu hút vốn từ cổ đông
Doanh nghiệp cần phát huy thế mạnh của Công ty Cổ phần thu hút vốn từ các cổ đông, tăng nguồn vốn đầu tư cho hoạt động sản xuất. Với đặc điểm nguồn vốn phần lớn từ vốn góp của Tổng công ty cổ phần Bia – Rượu – Nước
giải khát Hà Nội (Habeco) (khoảng 55%), Công ty cần có giải pháp tăng cường nguồn vốn này. Hiện Công ty sở hữu 2 thương hiệu: Bia Thanh Hoa (bia hơi, bia chai, lon) và Bia Thabrew (bia chai, lon). Tổng sản lượng tiêu thụ 2 thương hiệu này năm 2020 là 43.25 triệu lít chiếm 40% thị phần tỉnh Thanh Hóa. Là một doanh nghiệp lâu năm ở tỉnh Thanh Hóa và chiếm thị phần lớn thị trường trong tỉnh cùng với doanh thu gia tăng qua các năm và sử dụng hiệu quả nguồn vốn từ Tổng công ty cổ phần Bia – Rượu – Nước giải khát Hà Nội, tương lai Công ty bia Hà Nội- Thanh Hóa sẽ có nhiều lợi thế trong quá trình tăng vốn từ cổ đông.
Bên cạnh đó, ban lãnh đạo có phương án gia tăng tốc độ tăng trưởng của doanh nghiệp tạo tiền đề cho việc phát hành bổ sung cổ phiếu huy động thêm nguồn vốn đồng thời tăng vị thế của doanh nghiệp trên thị trường đồ uống Việt Nam.
3.2.2. Thu hồi các khoản nợ quá hạn
Qua phân tích tình hình các khoản phải thu ở trên, ta thấy các khoản phải thu của Công ty chiếm tỷ trọng đáng kể, Công ty cần phải có chính sách quản lý thật tốt để thu tiền về và đưa vào sản xuất kinh doanh. Trong năm 2020 vốn bị chiếm dụng của Công ty đang có xu hướng giảm đi nhưng vẫn chiếm tỷ trọng khá cao chiếm 37,69% tổng cơ cấu nguồn vốn làm giảm hiệu quả sử dụng vốn. Thu hồi các khoản nợ quá hạn là điều cần thiết trong lúc này. Việc này sẽ giúp công ty tiết kiệm được một lượng vốn đáng kể, giảm bớt chi phí, tăng cường hiệu quả sản xuất kinh doanh, là nền tảng đảm bảo công ty huy động và sử dụng nguồn lực tài chính một cách hiệu quả.
Để khắc phục tình trạng trên và cải thiện công tác quản lý khoản vốn bị chiếm dụng, Công ty có thể áp dụng các biện pháp sau đây:
Tổ chức chặt chẽ các khoản phải thu, phân công trách nhiệm và quyền hạn của từng cấp trong việc ra quyết định bán chịu, đồng thời có chế độ báo cáo, giám sát thưởng xuyên để tránh rủi ro trong quá trình theo dõi và quản lý thu hồi nợ.
Xây dựng hạn mức bán chịu tối ưu cho toàn Công ty và cho từng đối tượng khách hàng. Đưa ra chính sách kiếm soát nợ để nắm bắt kịp thời những thông tin về khách nợ, chính sách thu hồi nợ, phạt tiền, trường hợp xấu nhất là nhờ các cơ quan chức năng giải quyết nếu khách hàng cố tình không trả nợ. Công ty nên xây dựng chính sách chiết khấu thương mại thích hợp để khuyến khích khách hàng thanh toán sớm nhằm thu hồi vốn nhanh và góp phần làm tăng doanh thu, sản lượng sản phẩm tiêu thụ nhiều hơn, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh.
Nên sắp xếp các khoản phải thu theo thời hạn nợ để theo dõi và có biện pháp thu hồi nợ kịp thời, đồng thời phải xác định số dư các khoản phải thu theo đối tượng khách hàng để xem xét khách hàng đó có số dư nợ vượt quá mức quy định thì tiến hành thu hồi ngay.
Thường xuyên cử cán bộ độc lập với kế toán công nợ xác minh, đối chiếu công nợ nhằm cảnh giác trường hợp cán bộ thu nợ thông đồng với khách hàng để kéo dài thời gian trả nợ hoặc chiếm dụng các khoản nợ đã thu tiền rồi.
3.2.3. Giảm thiểu nguồn vốn bị chiếm dụng
Qua phân tích cơ cấu vốn ở trên, ta thấy nguồn vốn bị chiếm dụng của Công ty chiếm tỷ trọng đáng kể, Công ty cần phải có chính sách quản lý thật tốt để thu tiền về và đưa vào sản xuất kinh doanh. Trong năm 2020 vốn bị chiếm dụng của Công ty đang có xu hướng giảm đi nhưng vẫn chiếm tỷ trọng khá cao, trong điều kiện khi Công ty đang cần tiền mặt thì việc giảm bớt các khoản vốn bị chiếm dụng là hợp lí. Từ đó góp phần nâng cao hiệu quả sử
khắc phục tình trạng trên và cải thiện công tác quản lý khoản vốn bị chiếm dụng, Công ty có thể áp dụng các biện pháp sau đây:
Tổ chức chặt chẽ các khoản phải thu, phân công trách nhiệm và quyền hạn của từng cấp trong việc ra quyết định bán chịu, đồng thời có chế độ báo cáo, giám sát thưởng xuyên để tránh rủi ro trong quá trình theo dõi và quản lý thu hồi nợ.
Xây dựng hạn mức bán chịu tối ưu cho toàn Công ty và cho từng đối tượng khách hàng. Đưa ra chính sách kiếm soát nợ để nắm bắt kịp thời những thông tin về khách nợ, chính sách thu hồi nợ, phạt tiền, trường hợp xấu nhất là nhờ các cơ quan chức năng giải quyết nếu khách hàng cố tình không trả nợ. Công ty nên xây dựng chính sách chiết khấu thương mại thích hợp để khuyến khích khách hàng thanh toán sớm nhằm thu hồi vốn nhanh và góp phần làm tăng doanh thu, sản lượng sản phẩm tiêu thụ nhiều hơn, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh.
Nên sắp xếp các khoản phải thu theo thời hạn nợ để theo dõi và có biện pháp thu hồi nợ kịp thời, đồng thời phải xác định số dư các khoản phải thu theo đối tượng khách hàng để xem xét khách hàng đó có số dư nợ vượt quá mức quy định thì tiến hành thu hồi ngay.
Thường xuyên cử cán bộ độc lập với kế toán công nợ xác minh, đối chiếu công nợ nhằm cảnh giác trường hợp cán bộ thu nợ thông đồng với khách hàng để kéo dài thời gian trả nợ hoặc chiếm dụng các khoản nợ đã thu tiền rồi.
3.2.4. Quản lý chặt chẽ hàng tồn kho
Hàng tồn kho vẫn chiếm giá trị và tỷ trọng lớn trong cơ cấu nguồn vốn của doanh nghiệp. Điều này đã ảnh hưởng gián tiếp đến hiệu quả sử dụng
nguồn lực tài chính của Công ty, do đó quản lý hàng tồn kho là một trong những ưu tiên hàng đầu giúp giải bài toán sử dụng hiệu quả vốn lưu động nói riêng và nguồn lực tài chính doanh nghiệp nói chung.
Xác định mức tồn kho tối đa và tối thiểu đối với mỗi vật tư/ hàng hóa:
Việc xác định mức tồn kho tối đa và tối thiểu đối với mỗi vật tư/ hàng hóa sẽ giúp doanh nghiệp tránh được việc mua hàng quá tay, nhập về nhiều hơn mức cần thiết hoặc thiếu hụt vật tư/ hàng hóa dẫn đến giảm doanh thu việc sản xuất bị trì trệ đồng thời giảm thiểu và hạn chế tối đa các chi phí tồn kho của doanh nghiệp.
Mức tồn kho tối đa, tồn kho tối thiểu được thiết lập theo từng mặt hàng và được điều chỉnh trong một khoảng thời gian nhất định nào đó, đặc biệt những mặt hàng sản xuất và kinh doanh có thời gian sử dụng ngắn ngày