Hà Nội- Thanh Hóa trong thời gian vừa qua
Công ty cổ phần Bia Hà Nội - Thanh Hoá có 02 cơ sở sản xuất: Cơ sở tại 152 Quang Trung, phường Ngọc Trạo có vị trí gần đường quốc lộ 1A, thuận tiện cho việc lưu thông vận chuyển hàng hoá nguyên nhiên vật liệu và sản phẩm, diện tích 36.000 m2. Do phát triển sản xuất, công ty đã thuê thêm 8.000 m2 đất để xây dựng các nhà kho nguyên liệu, thành phẩm và hệ thống xử lý nước thải. Cơ sở tại Trường Lâm huyện Tĩnh Gia được xây dựng trên mặt bằng có diện tích 10 Ha.
Công ty đang sản xuất bia trên dây chuyền 1 hiện đại, bán tự động, công suất 60 triệu lít/năm và dây chuyền 2 hiện đại, đồng bộ, tự động, công suất 20 triệu lít/năm. Năm 2008, công ty đầu tư xây dựng thêm 01 cơ sở tại Xã Trường Lâm, huyện Tĩnh Gia với công suất 20 triệu lít/ năm.
Đặc điểm tài sản và nguồn vốn của công ty
Bảng 2.1 Cơ cấu tài sản và nguồn vốn của công ty Cổ phần bia Hà Nội- Thanh Hóa
Đơn vị: nghìn VNĐ
Xét tổng thể: Qua bảng trên, ta nhận thấy được tổng tài sản cũng chính là tổng nguồn vốn có sự biến động qua các năm. Cụ thể năm 2018, tổng tài sản là 344.931.069 nghìn VND giảm 50.100.158 nghìn VND, ở năm 2019 với tỷ lệ giảm là 14,52%. Nhưng đã tăng lên 7.757.968 nghìn VND ở năm 2020 với tỷ lệ tăng 2,63%.
Xét cơ cấu tài sản
2018 2019 2020 0.00% 10.00% 20.00% 30.00% 40.00% 50.00% 60.00% 70.00% 80.00% 90.00% 100.00% 61.86% 60.65% 68.24% 38.14% 39.44% 31.76% Tài sản ngắn hạn Column1
Nguồn: tổng hợp từ BCTC của công ty
Hình 2.2. Cơ cấu tài sản của công ty CP bia Hà Nội- Thanh Hóa
Hình 2.2 cho ta thấy được sự biến động rõ nét về cơ cấu tài sản của công ty qua các năm. Cơ cấu TSNH luôn chiếm tỷ trọng cao hơn cơ cấu TSDH cũng bởi một phần lớn do đặc thù của công ty chủ yếu là kinh doanh thương mại các sản phẩm bia. Ở năm 2018, TSNH chiếm 61,86% trong cơ cấu, trong khi đó TSDH chỉ chiếm 38,14%. Năm 2019, có sự thay đổi nhỏ so với năm 2018 khi TSNH là 213.375.903 nghìn VND chiếm 60,65% tổng tài sản, trong khi đó TSDH tăng nhẹ chiếm tỷ trọng 39,44% tổng tài sản. Ở năm 2020, tỷ lệ cơ cấu trong tổng tài sản của TSNH là 68,24% và 31,76% đối với TSDH.
Kết hợp giữa bảng 2.1 và hình 2.2 giúp chúng ta có cái nhìn tổng quát về sự gia tăng của tổng tài sản chủ yếu là nhờ vào sự gia tăng của TSNH. Như ở năm 2020, TSNH của công ty là 302.588.879 nghìn VND, tăng 7.757.968 nghìn đồng so với năm 2019 tương ứng với tỷ lệ tăng 2,63%. Còn TSDH ở năm 2020 so với năm 2019, cụ thể năm 2020 TSDH là 96.108.715 nghìn đồng, giảm 20.183.123 nghìn đồng so với năm 2019 tương ứng với tỷ lệ 17,36%. Kết quả này do chính sách đầu tư của công ty là tăng tỷ trọng đầu tư vào tài sản ngắn hạn như dùng nguồn vốn để mua thêm hàng hóa nguyên vật liệu để sản xuất sản phẩm và giảm tỷ trọng đầu tư vào tài sản dài hạn.
Xét cơ cấu nguồn vốn
2018 2019 2020 0.00% 10.00% 20.00% 30.00% 40.00% 50.00% 60.00% 70.00% 80.00% 90.00% 100.00% 56.01% 49.46% 51.34% 43.99% 50.54% 48.66% Nợ phải trả Column1
Nguồn: từ BCTC của công ty
Hình 2.3. Cơ cấu nguồn vốn của công ty CP bia Hà Nội- Thanh Hóa
Ở bảng 2.1 và hình 2.3, cho chúng ta thấy được nguồn vốn của công ty được hình thành từ hai nguồn chính: nợ phải trả và vốn chủ sở hữu. Tỷ trọng của nợ phải trả và vốn chủ sở hữu có ít sự chênh lệch. Trong đó, nợ phải trả
nghìn đồng giảm 47.384.691 nghìn đồng so với năm 2018, và chiếm tỷ trọng 49,46% trong tổng cơ cấu nguồn vốn. Năm 2020, tỷ trọng nợ phải trả là 51,34% tăng 9.520.048 nghìn đồng so với năm 2019. Còn vốn chủ sở hữu năm 2019 là 149.013.466 nghìn đồng giảm nhẹ 2.715.466 nghìn đồng so với năm 2018. Nhưng tỷ trọng lại tăng so với năm 2018: tỷ trọng năm 2018 là 43,99% tăng lên 50,54% năm 2019 do phần lớn nợ phải trả giảm tỷ trọng, điều đó chứng tỏ công ty đã trả các khoản nợ kịp thời, tránh gây gánh nặng nợ, mất cân bằng khả năng thanh toán, việc trả nợ giúp tăng uy tín của công ty. Đến năm 2020 vốn chủ sở hữu vẫn giảm cả về tỷ trọng và số tiền, năm 2020 vốn chủ sở hữu giảm 1.762.081 nghìn đồng và chiếm 48,66% trong khi đó năm 2019 là 50,54%. Qua đó, ta thấy được doanh nghiệp đang cố gắng duy trì cân đối giữa nợ phải trả và vốn chủ sở hữu qua đó giảm sự phụ thuộc, ảnh hưởng của nguồn vốn vay. Bên cạnh đó, với sự cân bằng giữ nợ phải trả và vốn chủ sở hữu còn giúp gia tăng tính tự chủ, chủ động trong việc sử dụng nguồn vốn từ chính bản thân doanh nghiệp cũng như nguồn vốn vay, từ đó nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh của công ty.
Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty
Kết quả kinh doanh của công ty cho ta biết được tình hình hoạt động của công ty đó. Khi nhìn vào đó ta có thể thấy được công ty có phát triển hay không, có tăng trưởng hay không. Có thể thấy tình hình hoạt động kinh doanh trong ba năm không khả quan và có sự biến động nhẹ do ảnh hưởng lớn từ dịch bệnh Covid-19 khiến cho các cửa hàng ăn uống đóng của tạm dừng hoạt động làm việc tiêu thụ sản phẩm bị chậm lại. Tuy nhiên với bề dày xây dựng và phát triển hơn 30 năm của Công ty Cổ phần bia Hà Nội- Thanh Hóa, cùng sự nỗ lực cố gắng không ngừng qua từng thời kỳ công ty vẫn đứng vững và phát triển ngày càng mạnh mẽ. Công ty đã không ngừng tìm tòi, mở rộng thêm quy mô kinh doanh, tìm kiếm thêm các khách hàng mới, cũng như mở
rộng kinh doanh sản xuất ra nhiều mặt hàng đa dạng phù hợp với nhu cầu thị trường. Vì thế từ khi thành lập đến nay, công ty đã gặt hái được nhiều thành công lớn. Đến thời điểm hiện tại, công ty đã trở thành doanh nghiệp kinh doanh và sản xuất bia hàng đầu của tỉnh Thanh Hóa, đồng thời cũng sản xuất gia công bia cho Tổng công ty cổ phần Bia - Rượu - Nước giải khát Hà Nội.
Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty trong ba năm (từ 2018-2020) được thể hiện thông qua bảng dưới đây.
Bảng 2.2. Kết quả kinh doanh của công ty CP bia Hà Nội- Thanh Hóa
Đơn vị tính: Nghìn VND
Thông qua bảng trên ta thấy được doanh thu thuần tăng trưởng lớn qua các năm. Cụ thể, năm 2018 doanh thu thuần là 609.409.650 nghìn đồng, năm 2019 con số đó tăng lên thành 1.167.062.977 nghìn đồng tương ứng tăng với tỷ lệ 91,5%. Đến năm 2020, doanh thu thuần và cung cấp dịch vụ tăng lên thành 1.406.868.151 nghìn đồng với tốc độ tăng là 20,55% so với năm 2019. Việc tăng nhanh doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ qua các năm như vậy là nhờ áp dụng các công nghệ tiến tiến, dây chuyền máy móc cùng với đó là nghiên cứu nhu cầu người tiêu dùng để đưa ra chiến lược kinh doanh marketing, kinh doanh hợp lý, có phương án tránh thất thoát lãng phí vốn.
Bên cạnh sự tăng trưởng về doanh thu thuần qua bảng 2.2, ta cũng thấy được lợi nhuận của công ty có sự thay đổi qua các năm. Cụ thể năm 2018 lợi nhuận sau thuế đạt 5.814.304 nghìn đồng, đến năm 2019 lợi nhuận sau thuế của công ty có sự tăng trưởng đạt 15.499.094 nghìn đồng tương ứng tăng với tỉ lệ 165,71 % lớn hơn tốc độ tăng giá vốn hàng bán (tốc độ giá vốn hàng bán là 101,79%).Điều này cho thấy việc kinh doanh của công ty đang khá tốt, với tỷ lệ tăng cao so với năm trước đó chứng tỏ những chính sách định hướng của đội ngũ quản lí đang phát huy tác dụng. Qua đó, ta thấy được doanh nghiệp đang từng bước phát triển, từng bước tăng trưởng. Tuy nhiên, năm 2020 lợi nhuận sau thuế của công ty chỉ là 3.077.856 nghìn đồng, sụt giảm với tỷ lệ giảm là 80,08% cùng với đó giá vốn hàng bán cũng giảm còn 23,17% nhưng vẫn lớn hơn lợi nhuận sau thuế. Việc giảm mạnh về giá trị và tốc độ so với năm 2019 nguyên nhân lớn đến từ dịch bệnh Covid- 19 bùng phát trên toàn cầu vào những tháng đầu năm và hiện nay vẫn còn diễn biến phức tạp cùng với đó là bão và lũ lụt lịch sử ở miền Trung gây ảnh hưởng không nhỏ đến khả năng tiêu thụ sản phẩm của công ty.
Dựa trên lý thuyết huy động và sử dụng NLTC đã nêu ở chương 1, ta tiến hành phân tích, xem xét thực trạng huy động nguồn lực tài chính của công ty CP bia Hà Nội- Thanh Hóa.
2.2.1. Thực trạng huy động NLTC của công ty
Trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp, NLTC hay là nguồn vốn là bộ phận không thể thiếu với vai trò vô cùng quan trọng. Tuy nhiên, không phải lúc nào cũng cố định sẽ có những lúc tạm thời thặng dư, có những lúc sẽ thiếu hụt NLTC. Tùy từng thời điểm mà công ty sẽ có những phương án sử dụng khác nhau, như khi thặng dư vốn, công ty cần mở rộng sản xuất kinh doanh, đầu tư vào dây chuyền máy móc hoặc đầu tư cho nhân lực để tạo ra nhiều lợi nhuận hơn, khi thiếu hụt vốn công ty cần huy động các nguồn lực sẵn có cũng như tìm thêm nguồn lực khác để bù đắp cho lượng vốn đang thiếu. Và cũng vì nguyên do trên mà hoạt động huy động tác động quan trọng đến các doanh nghiệp nói chung và công ty CP bia Hà Nội- Thanh Hóa nói riêng. Như đã nói chương một, các nguồn huy động NLTC gồm: nguồn cung ứng bên trong và nguồn cung ứng bên ngoài.
2.2.1.1. Nguồn cung ứng bên trong công ty
Nguồn cung ứng bên trong công ty CP bia Hà Nội- Thanh Hóa bao gồm:
Vốn điều lệ: là số vốn do các thành viên, cổ đông góp hoặc cam kết góp trong một thời gian nhất định và được ghi vào Điều lệ công ty. Vốn điều lệ của công ty CP bia Hà Nội- Thanh Hóa tính đến nay là 114.245.700.000 đồng, trong đó: tổng công ty cổ phần Bia - Rượu - Nước giải khát Hà Nội nắm giữ 55%, các nhân viên công ty và cổ đông ngoài nắm giữ 45%.
Bảng 2.3 Bảng giá trị hao mòn lũy kế
Đơn vị: nghìn VND
Nguồn: Bảng cân đối kế toán của công ty
Khấu hao tài sản cố định hữu hình lũy kế và khấu hao tài sản cố định vô hình lũy kế đều có xu hướng tăng dần qua các năm. Cụ thể, khấu hao tài sản cố định hữu hình lũy kế năm 2019 tăng 24.026.898 nghìn đồng tương ứng với tỷ lệ 5,36% so với năm 2018, năm 2020 tăng lên 4,46% so với năm 2019; còn với khấu hao tài sản vô hình lũy kế năm 2019 tăng 283.237 nghìn đồng tương ứng với tỷ lệ 9,05% so với năm 2018, ở năm 2020 tăng 7,19% so với năm 2019. Điều này chứng tỏ doanh nghiệp đang tích cực khấu hao tài sản để thu hồi vốn, đặc biệt là các tài sản cố định hữu hình như máy móc, thiết bị,… Khấu hao tài sản cố định được trích theo phương pháp đường thẳng thời gian khấu hao tùy từng loại tài sản sẽ có những khoảng thời gian khác nhau như máy móc thời gian ước tính từ 5-15 năm,… mức trích khấu hao luôn duy trì mức cố định.
Tích lũy tái đầu tư: chính là khoản lợi nhuận sau thuế chưa phân phối của doanh nghiệp được thể hiện trên bảng cân đối kế toán. Doanh nghiệp sử dụng khoản này với mục đích chính là để đưa vào các hoạt động sản xuất kinh doanh sau này và là cách thức huy động vốn một cách chủ động và kịp thời và an toàn. Đối với công ty CP bia Hà Nội- Thanh Hóa theo như BCTC năm 2018 lợi nhuận sau thuế là 7.901.255 nghìn đồng và tăng vượt bậc vào năm 2019 là 21.101.790 nghìn đồng. Tuy nhiên sang năm 2020 lại giảm xuống còn
Điều chỉnh cơ cấu tài sản trong năm: là việc giảm hoặc tăng cơ cấu TSNH hoặc TSDH, đây cũng là một cách huy động NLTC hiệu quả cho hoạt động sản xuất kinh doanh để bổ sung vốn từ chỗ thừa sang chỗ thiếu, như năm 2020 công ty đã giảm tỷ trọng TSDH và tăng tỷ trọng TSNH để phục vụ cho hoạt động cần thiết của công ty.
2.2.1.2. Nguồn cung ứng từ bên ngoài công ty
Nguồn cung ứng từ bên ngoài công ty CP bia Hà Nội- Thanh Hóa bao gồm:
Vay vốn của các ngân hàng thương mại: Đây là phương thức vay vốn an toàn và tin cậy cao nhưng công ty ít sử dụng phương thức này bởi do tính chất của công ty nên nhu cầu vốn thường là ngắn hạn hơn nữa việc vay vốn qua ngân hàng không phải trong thời gian ngắn là có thể nhận được vốn vay, thủ tục khác phức tạp, và tốn nhiều chi phí hơn. Cũng chính vì lí do trên mà mà vay vốn từ ngân hàng thương mại của công ty chiếm tỷ trọng nhỏ hơn trong tổng nguồn vốn vay và so với các phương thức khác. Tuy nhiên trong các trường hợp cần một nguồn vốn lớn, thời gian cần vốn cũng không gấp gáp thì đây là được cho một cách thức phù hợp và dễ tiếp cận nguồn vốn cho công ty.
Huy động vốn qua phát hành cổ phiếu: đây là phương thức mà chỉ có công ty cổ phần hay doanh nghiệp Nhà nước mới được phát hành, công ty CP bia Hà Nội- Thanh Hóa hiện có số cổ phiếu niêm yết là 11,424,570 CP, lên sàn chứng khoán năm 2008, điều này tạo thuận lợi cho việc sử dụng vốn của công ty luôn có một nguồn cố định, không tốn chi phí sử dụng và có thể sử dụng một cách linh hoạt và hiệu quả.
Huy động từ hoạt động tín dụng thương mại: được hiểu là quan hệ tín dụng giữa các doanh nghiệp, hình thành trong quá trình mua bán trả chậm
hay trả góp hàng hóa. Đây là hình thức phổ biến hiện nay mà doanh nghiệp thường hay sử dụng, doanh nghiệp chiếm dụng vốn từ khách hàng và nhà cung cấp để đảm bảo quá trình sản xuất kinh doanh diễn ra liên tục không bị gián đoạn.
Bảng 2.4 Cơ cấu nợ phải trả
Đơn vị: nghìn VND
Nguồn: Tổng hợp và tính toán từ BCTC của công ty
Qua bảng 2.4 ta thấy huy động từ hoạt động tín dụng thương mại có sự thay đổi qua các năm ở năm 2018 huy động từ tín dụng thương mại là 13.056.137 nghìn đồng trong đó phải trả người bán ngắn hạn chiếm 6,71% tổng nợ phải trả, còn người mua trả tiền trước chiếm 0,44%. Đến năm 2019 đã có giảm nhẹ khi tổng nguồn vốn vay huy động từ tín dụng thương mại là 11.494.047 nghìn đồng, phải trả người bán ngắn hạn tăng tỷ trọng lên 7,09% và người mua trả tiền trước cũng tăng lên ở mức 0,66%. Năm 2020, đã có sự tăng trưởng trong nguồn vốn vay từ phương thức này lên 29.212.932 nghìn đồng, cùng với đó là sự tăng tỷ trọng của phải trả người bán ngắn hạn là 16,94%, người mua trả tiền trước là 3,48% trong tổng cơ cấu nợ phải trả, với tốc độ tăng cao của năm 2020 cho thấy doanh nghiệp đã khai thác mạnh nguồn vốn này.
Nhờ huy động từ hoạt động tín dụng, việc huy động vốn trở nên dễ dàng và linh họat hơn. Bên cạnh điểm tích cực, phương thức này bộc lộ một vài điểm tiêu cực như chỉ diễn ra trong phạm vi hẹp, hạn chế về mặt thời gian cũng như bị ràng buộc giữa các bên.
Huy động từ nguồn phải trả người lao động