Tổng quan về công ty cổ phần bia Hà Nội-Thanh Hóa

Một phần của tài liệu 235 THỰC TRẠNG HUY ĐỘNG và sử DỤNG NLTC tại CÔNG TY cổ PHẦN BIA hà nội THANH hóa (Trang 32)

2.1.1. Giới thiệu chung về công ty

 Tên Công ty : Công ty Cổ phần Bia Thanh Hóa

 Tên giao dịch quốc tế : Thanh Hoa Beer Joint Stock Company

 Tên viết tắt : Thanh Hoa Beer

 Tên trên sàn giao dịch : THB

 Địa chỉ Công ty : 152 Quang Trung - Phường Ngọc Trạo -Thành phố Thanh Hóa

 Ngày thành lập : 01/03/1989

 Giấy phép kinh doanh : 2603000141

 Ngày cấp : 24/03/2004

 Mã số thuế : 2800791192

 Cơ quan thuế quản lý : Cục Thuế Tỉnh Thanh Hoá

 Điện thoại : 037 3852503

 Website : thbeco.vn

 Email : Thbeco@yahoo.com

 Vốn điều lệ : 114.245.700.000 đồng (trong đó: Tổng công ty cổ phần Bia - Rượu - Nước giải khát Hà Nội nắm giữ 55 %, các nhân viên công ty và cổ đông ngoài nắm giữ 45%)

 Ngành, nghề kinh doanh

 Bia các loại, nước ngọt có ga, rượu vang nhập khẩu chiết chai -Bịch PE.

 Nhập nguyên liệu, vật tư, thiết bị, phụ tùng... phục vụ cho sản xuất, kinh doanh của Công ty và phục vụ cho sản xuất kinh doanh các mặt hàng Rượu, Bia, Nước giải khát.

 Sản xuất kinh doanh và xuất nhập khẩu các sản phẩm rượu, bia, nước giải khát các loại có ga, không có ga, nước khoáng.

 Kinh doanh nhà hàng, khách sạn.

 Sản phẩm chủ yếu của công ty

 Bia chai nâu 450 ml

 Bia chai nâu 330 ml

 Bia lon THANH HOA 330 ml

 Bia box (bia tươi)

 Bia hơi xuất tại quầy

 Bia hơi đóng chai PET

 Bia chai THABREW 330 ml(TOP 10 sản phẩm tiêu biểu Thanh Hóa 2012)

 Bia lon THABREW 330 ml (TOP 10 Sản phẩm tiêu biểu Thanh Hóa 2013)

2.1.2. Quá trình hình thành và phát triển của công ty Cổ phần bia HàNội- Thanh Hóa Nội- Thanh Hóa

 Công ty Cổ phần Bia Hà Nội - Thanh Hóa (khi thành lập là Nhà máy Bia Thanh Hoá) được thành lập ngày 01/3/1989 theo Quyết định số 220 QĐ/ UBTH ngày 21/02/1989 của Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hoá.

 Tháng 3/1996 Nhà máy bia Thanh Hoá đổi tên thành Công ty Bia Thanh Hoá theo Quyết định số 466 TC/ UBTH ngày 25/3/1996 của UBND tỉnh Thanh Hoá.

 Tháng 10/1999 sáp nhập Công ty Hara vào Công ty Bia Thanh Hoá theo Quyết định số 2098/ QĐ-UB, ngày 30/9/1999 của Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hoá.

 Tháng 3/2001 Công ty Bia Thanh Hoá trở thành thành viên hạch toán độc lập của Tổng Công ty Rượu - Bia - Nước giải khát Việt Nam theo Quyết định số 0348/QĐ-BCN ngày 16/02/2001 của Bộ trưởng Bộ Công nghiệp và Quyết định số 519/QĐ-UB ngày 02/3/2001 của Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hoá.

 Tháng 5/ 2003 Công ty Bia Thanh Hoá trở thành thành viên hạch toán độc lập của Tổng Công ty Bia - Rượu - Nước giải khát Hà Nội theo quyết định số 75/2003/QĐ-BCN, ngày 06/ 5/ 2003 của Bộ Công nghiệp về việc tách Tổng Công ty Rượu - Bia - Nước giải khát Việt Nam thành 02 Tổng Công ty là Tổng Công ty Bia - Rượu - Nước giải khát Hà Nội và Tổng Công ty Bia - Rượu - Nước giải khát Sài Gòn.

 Tháng 4/ 2004 Công ty Bia Thanh Hoá chuyển thành Công ty cổ phần Bia Thanh Hoá theo quyết định số 246/2003/QĐ-BCN ngày 30/ 12/ 2003 của Bộ Công nghiệp.

 Năm 2006, Công ty cổ phần Bia Thanh Hóa đã thành lập công ty con: Công ty cổ phần thương mại Bia Hà Nội- Thanh Hóa.

 Ngày 19/11/2008, cổ phiếu của Công ty Bia Thanh Hóa chính thức niêm yết và giao dịch trên HNX với mã chứng khoán THB

 Tháng 11/ 2018 Công ty Cổ phần Bia Thanh Hóa đổi tên thành Công ty Cổ phần Bia Hà Nội - Thanh Hóa theo Nghị quyết số 60/NQ-ĐHĐCĐ- THB ngày 22/ 11/ 2018 của Đại hội đồng cổ đông.

Trải qua quá trình xây dựng, phấn đấu và trưởng thành, Công ty cổ phần Bia Thanh Hóa đã nỗ lực phấn đấu về mọi mặt. Với dây chuyền công nghệ sản xuất hiện đại, máy móc thiết bị tiên tiến, Công ty đã sản xuất ra những sản phẩm có chất lượng cao, đáp ứng được nhu cầu của thị trường, đủ sức cạnh tranh với các sản phẩm bia của các tập đoàn liên doanh, các hãng bia lớn trong nước. Công ty đã phát triển thành một doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả, đúng đầu trong ngành công nghiệp tỉnh Thanh Hóa và liên tục là doanh nghiệp đứng đầu trong việc đóng góp cho Ngân sách Nhà Nước.

2.1.3. Cơ cấu tổ chức và bộ máy quản lý

Bộ máy quản lý công ty được tổ chức theo kiểu chức năng. Cơ cấu tổ chức này giúp các cấp quản trị điều hành khởi công công tác sự vụ, tạo điều kiện sử dụng kiến thức chuyên môn và dễ tìm nhà quản lý. Tổ chức bộ máy của công ty được thể hiện qua sơ đồ sau

 Sơ đồ bộ máy của công ty:

Đại hội đồng cổ đông

Ban kiểm soát Hội đồng quản trị

Ban giám đốc

Nguồn: Công ty cổ phần bia Hà Nội- Thanh Hóa

Hình 2.1. Sơ đồ bộ máy tổ chức quản lý của công ty

 Chức năng của một số phòng ban chủ yếu:

 Đại hội đồng cổ đông: Đây là cơ quan có thẩm quyền cao nhất của Công ty. Cơ quan này có nhiệm vụ thông qua phương án sản xuất kinh doanh, trong đó bao gồm các chiến lược về kinh doanh, các kế hoạch về chi phí của Công ty.

 Hội đồng quản trị: Hoạt động kinh doanh và các công việc của công ty phải chịu sự quản lý hoặc chỉ đạo thực hiện của Hội đồng quản trị. HĐQT có quyền quyết định kế hoạch phát triển sản xuất kinh doanh và ngân sách Nhà nước, xác định các mục tiêu hoạt động trên cơ sở các mục tiêu chiến lược được Đại hội đồng cổ đông thông qua, quyết định phương án đầu tư và dự án đầu tư HĐQT trực tiếp chỉ đạo ban giám đốc thực hiện xây dựng kế hoạch sản xuất định kỳ về chủng loại sản phẩm, số lượng, thời gian. Bên cạnh đó, HĐQT có quyền bổ nhiệm và bãi nhiệm các cán bộ quản lý của công ty theo đề nghị của Giám đốc điều hành và quyết định mức lương của họ...Ngoài ra, HĐQT còn chỉ đạo Ban kiểm soát thực hiện việc giám sát và kiểm tra việc thực hiện các yếu tố chi phí sản xuất tại các phân xưởng, tổ đội.

 Ban kiểm soát: Có nhiệm vụ kiểm tra việc lập kế hoạch sản xuất, lập dự toán ngân sách, lập định mức tiêu hao vật tư. BKS lên kế hoạch giám sát và kiểm tra thường xuyên hoặc đột xuất việc sử dụng yếu tố chi phí ở các đơn vị sản xuất. Từ đó tham mưu cho Ban giám đốc những biện pháp khắc phục những vấn đề đang tồn tại, nâng cao hiệu quả sử dụng chi phí trong sản xuất.

 Ban giám đốc: Là người trực tiếp lãnh đạo bộ máy quản lí của công ty, do HĐQT bổ nhiệm. Ban giám đốc chỉ huy, điều hành, giao nhiệm vụ cho

các phân xưởng, tổ đội thực hiện kế hoạch sản xuất của công ty. BGĐ giữ vai trò quyết định các vấn đề về chi phí sản xuất như giá mua nguyên vật liêu, giá bán thành phẩm...Tình hình sản xuất phải được trình bày thường xuyên cho BGĐ để BGĐ kịp thời đưa ra những quyết định hợp lý cho từng giai đoạn sản xuất

 Phòng kế hoạch – vật tư – kỹ thuật: Định hướng kế hoạch dài hạn, tổ chức xây dựng tổng hợp và cân đối các kế hoạch sản xuất kinh doanh, kế hoạch tiêu thụ sản phẩm, kế hoạch cung ứng vật tư - nhiên liệu, kế hoạch bảo dưỡng, sữa chữa máy móc thiết bị, lập các dự án đề án phát triển sản xuất kinh doanh của công ty.

 Bên cạnh đó, phòng kế hoạch còn có nhiệm vụ tìm hiểu khảo sát xem xét giá cả, chất lượng các nguồn vật tư trên thị trường để cung ứng theo kế hoạch, đáp ứng nhu cầu sản xuất. Hàng năm phòng chủ trì việc đánh giá, chọn các nhà cung ứng vật tư, nguyên, nhiên liệu, lập kế hoạch cung ứng vật tư nguyên nhiên liệu từ kế hoạch sản xuất kinh doanh hàng năm. Từ đó thực hiện việc cung ứng vật tư, nguyên, nhiên, vật liệu, phụ tùng thay thế sữa chữa, đáp ứng kịp thời phục vụ sản xuất và các nhu cầu khác liên quan đến sản xuất kinh doanh của công ty.

 Phòng kế toán: Phòng kế toán có nhiệm vụ theo dõi và tập hợp số liệu về kết quả sản xuất kinh doanh bằng nghiệp vụ kế toán, tham gia phân tích kết quả sản xuất kinh doanh của công ty theo từng kỳ tài chính, đề xuất các giải pháp kinh tế phù hợp với tình hình thực tế của công ty để nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh.

 Phòng kỹ thuật – công nghệ: Xây dựng, ban hành hướng dẫn thực hiện và quản lý các qui trình công nghệ, tiêu chuẩn kỹ thuật, định mức kỹ thuật cho mỗi công đoạn sản xuất, mỗi loại sản phẩm, thực hiện việc cải tiến thường xuyên, đưa ra những phương án sản xuất hợp lý nhằm tiết kiệm chi phí, giảm hao phí trong sản xuất.

2.1.4. Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty Cổ phần biaHà Nội- Thanh Hóa trong thời gian vừa qua Hà Nội- Thanh Hóa trong thời gian vừa qua

Công ty cổ phần Bia Hà Nội - Thanh Hoá có 02 cơ sở sản xuất: Cơ sở tại 152 Quang Trung, phường Ngọc Trạo có vị trí gần đường quốc lộ 1A, thuận tiện cho việc lưu thông vận chuyển hàng hoá nguyên nhiên vật liệu và sản phẩm, diện tích 36.000 m2. Do phát triển sản xuất, công ty đã thuê thêm 8.000 m2 đất để xây dựng các nhà kho nguyên liệu, thành phẩm và hệ thống xử lý nước thải. Cơ sở tại Trường Lâm huyện Tĩnh Gia được xây dựng trên mặt bằng có diện tích 10 Ha.

Công ty đang sản xuất bia trên dây chuyền 1 hiện đại, bán tự động, công suất 60 triệu lít/năm và dây chuyền 2 hiện đại, đồng bộ, tự động, công suất 20 triệu lít/năm. Năm 2008, công ty đầu tư xây dựng thêm 01 cơ sở tại Xã Trường Lâm, huyện Tĩnh Gia với công suất 20 triệu lít/ năm.

 Đặc điểm tài sản và nguồn vốn của công ty

Bảng 2.1 Cơ cấu tài sản và nguồn vốn của công ty Cổ phần bia Hà Nội- Thanh Hóa

Đơn vị: nghìn VNĐ

 Xét tổng thể: Qua bảng trên, ta nhận thấy được tổng tài sản cũng chính là tổng nguồn vốn có sự biến động qua các năm. Cụ thể năm 2018, tổng tài sản là 344.931.069 nghìn VND giảm 50.100.158 nghìn VND, ở năm 2019 với tỷ lệ giảm là 14,52%. Nhưng đã tăng lên 7.757.968 nghìn VND ở năm 2020 với tỷ lệ tăng 2,63%.

 Xét cơ cấu tài sản

2018 2019 2020 0.00% 10.00% 20.00% 30.00% 40.00% 50.00% 60.00% 70.00% 80.00% 90.00% 100.00% 61.86% 60.65% 68.24% 38.14% 39.44% 31.76% Tài sản ngắn hạn Column1

Nguồn: tổng hợp từ BCTC của công ty

Hình 2.2. Cơ cấu tài sản của công ty CP bia Hà Nội- Thanh Hóa

Hình 2.2 cho ta thấy được sự biến động rõ nét về cơ cấu tài sản của công ty qua các năm. Cơ cấu TSNH luôn chiếm tỷ trọng cao hơn cơ cấu TSDH cũng bởi một phần lớn do đặc thù của công ty chủ yếu là kinh doanh thương mại các sản phẩm bia. Ở năm 2018, TSNH chiếm 61,86% trong cơ cấu, trong khi đó TSDH chỉ chiếm 38,14%. Năm 2019, có sự thay đổi nhỏ so với năm 2018 khi TSNH là 213.375.903 nghìn VND chiếm 60,65% tổng tài sản, trong khi đó TSDH tăng nhẹ chiếm tỷ trọng 39,44% tổng tài sản. Ở năm 2020, tỷ lệ cơ cấu trong tổng tài sản của TSNH là 68,24% và 31,76% đối với TSDH.

Kết hợp giữa bảng 2.1 và hình 2.2 giúp chúng ta có cái nhìn tổng quát về sự gia tăng của tổng tài sản chủ yếu là nhờ vào sự gia tăng của TSNH. Như ở năm 2020, TSNH của công ty là 302.588.879 nghìn VND, tăng 7.757.968 nghìn đồng so với năm 2019 tương ứng với tỷ lệ tăng 2,63%. Còn TSDH ở năm 2020 so với năm 2019, cụ thể năm 2020 TSDH là 96.108.715 nghìn đồng, giảm 20.183.123 nghìn đồng so với năm 2019 tương ứng với tỷ lệ 17,36%. Kết quả này do chính sách đầu tư của công ty là tăng tỷ trọng đầu tư vào tài sản ngắn hạn như dùng nguồn vốn để mua thêm hàng hóa nguyên vật liệu để sản xuất sản phẩm và giảm tỷ trọng đầu tư vào tài sản dài hạn.

 Xét cơ cấu nguồn vốn

2018 2019 2020 0.00% 10.00% 20.00% 30.00% 40.00% 50.00% 60.00% 70.00% 80.00% 90.00% 100.00% 56.01% 49.46% 51.34% 43.99% 50.54% 48.66% Nợ phải trả Column1

Nguồn: từ BCTC của công ty

Hình 2.3. Cơ cấu nguồn vốn của công ty CP bia Hà Nội- Thanh Hóa

Ở bảng 2.1 và hình 2.3, cho chúng ta thấy được nguồn vốn của công ty được hình thành từ hai nguồn chính: nợ phải trả và vốn chủ sở hữu. Tỷ trọng của nợ phải trả và vốn chủ sở hữu có ít sự chênh lệch. Trong đó, nợ phải trả

nghìn đồng giảm 47.384.691 nghìn đồng so với năm 2018, và chiếm tỷ trọng 49,46% trong tổng cơ cấu nguồn vốn. Năm 2020, tỷ trọng nợ phải trả là 51,34% tăng 9.520.048 nghìn đồng so với năm 2019. Còn vốn chủ sở hữu năm 2019 là 149.013.466 nghìn đồng giảm nhẹ 2.715.466 nghìn đồng so với năm 2018. Nhưng tỷ trọng lại tăng so với năm 2018: tỷ trọng năm 2018 là 43,99% tăng lên 50,54% năm 2019 do phần lớn nợ phải trả giảm tỷ trọng, điều đó chứng tỏ công ty đã trả các khoản nợ kịp thời, tránh gây gánh nặng nợ, mất cân bằng khả năng thanh toán, việc trả nợ giúp tăng uy tín của công ty. Đến năm 2020 vốn chủ sở hữu vẫn giảm cả về tỷ trọng và số tiền, năm 2020 vốn chủ sở hữu giảm 1.762.081 nghìn đồng và chiếm 48,66% trong khi đó năm 2019 là 50,54%. Qua đó, ta thấy được doanh nghiệp đang cố gắng duy trì cân đối giữa nợ phải trả và vốn chủ sở hữu qua đó giảm sự phụ thuộc, ảnh hưởng của nguồn vốn vay. Bên cạnh đó, với sự cân bằng giữ nợ phải trả và vốn chủ sở hữu còn giúp gia tăng tính tự chủ, chủ động trong việc sử dụng nguồn vốn từ chính bản thân doanh nghiệp cũng như nguồn vốn vay, từ đó nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh của công ty.

 Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty

Kết quả kinh doanh của công ty cho ta biết được tình hình hoạt động của công ty đó. Khi nhìn vào đó ta có thể thấy được công ty có phát triển hay không, có tăng trưởng hay không. Có thể thấy tình hình hoạt động kinh doanh trong ba năm không khả quan và có sự biến động nhẹ do ảnh hưởng lớn từ dịch bệnh Covid-19 khiến cho các cửa hàng ăn uống đóng của tạm dừng hoạt động làm việc tiêu thụ sản phẩm bị chậm lại. Tuy nhiên với bề dày xây dựng và phát triển hơn 30 năm của Công ty Cổ phần bia Hà Nội- Thanh Hóa, cùng sự nỗ lực cố gắng không ngừng qua từng thời kỳ công ty vẫn đứng vững và phát triển ngày càng mạnh mẽ. Công ty đã không ngừng tìm tòi, mở rộng thêm quy mô kinh doanh, tìm kiếm thêm các khách hàng mới, cũng như mở

rộng kinh doanh sản xuất ra nhiều mặt hàng đa dạng phù hợp với nhu cầu thị trường. Vì thế từ khi thành lập đến nay, công ty đã gặt hái được nhiều thành công lớn. Đến thời điểm hiện tại, công ty đã trở thành doanh nghiệp kinh doanh và sản xuất bia hàng đầu của tỉnh Thanh Hóa, đồng thời cũng sản xuất gia công bia cho Tổng công ty cổ phần Bia - Rượu - Nước giải khát Hà Nội.

Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty trong ba năm (từ

Một phần của tài liệu 235 THỰC TRẠNG HUY ĐỘNG và sử DỤNG NLTC tại CÔNG TY cổ PHẦN BIA hà nội THANH hóa (Trang 32)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(88 trang)
w