Thực trạng huy động NLTC của công ty

Một phần của tài liệu 235 THỰC TRẠNG HUY ĐỘNG và sử DỤNG NLTC tại CÔNG TY cổ PHẦN BIA hà nội THANH hóa (Trang 46 - 50)

Trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp, NLTC hay là nguồn vốn là bộ phận không thể thiếu với vai trò vô cùng quan trọng. Tuy nhiên, không phải lúc nào cũng cố định sẽ có những lúc tạm thời thặng dư, có những lúc sẽ thiếu hụt NLTC. Tùy từng thời điểm mà công ty sẽ có những phương án sử dụng khác nhau, như khi thặng dư vốn, công ty cần mở rộng sản xuất kinh doanh, đầu tư vào dây chuyền máy móc hoặc đầu tư cho nhân lực để tạo ra nhiều lợi nhuận hơn, khi thiếu hụt vốn công ty cần huy động các nguồn lực sẵn có cũng như tìm thêm nguồn lực khác để bù đắp cho lượng vốn đang thiếu. Và cũng vì nguyên do trên mà hoạt động huy động tác động quan trọng đến các doanh nghiệp nói chung và công ty CP bia Hà Nội- Thanh Hóa nói riêng. Như đã nói chương một, các nguồn huy động NLTC gồm: nguồn cung ứng bên trong và nguồn cung ứng bên ngoài.

2.2.1.1. Nguồn cung ứng bên trong công ty

Nguồn cung ứng bên trong công ty CP bia Hà Nội- Thanh Hóa bao gồm:

 Vốn điều lệ: là số vốn do các thành viên, cổ đông góp hoặc cam kết góp trong một thời gian nhất định và được ghi vào Điều lệ công ty. Vốn điều lệ của công ty CP bia Hà Nội- Thanh Hóa tính đến nay là 114.245.700.000 đồng, trong đó: tổng công ty cổ phần Bia - Rượu - Nước giải khát Hà Nội nắm giữ 55%, các nhân viên công ty và cổ đông ngoài nắm giữ 45%.

Bảng 2.3 Bảng giá trị hao mòn lũy kế

Đơn vị: nghìn VND

Nguồn: Bảng cân đối kế toán của công ty

Khấu hao tài sản cố định hữu hình lũy kế và khấu hao tài sản cố định vô hình lũy kế đều có xu hướng tăng dần qua các năm. Cụ thể, khấu hao tài sản cố định hữu hình lũy kế năm 2019 tăng 24.026.898 nghìn đồng tương ứng với tỷ lệ 5,36% so với năm 2018, năm 2020 tăng lên 4,46% so với năm 2019; còn với khấu hao tài sản vô hình lũy kế năm 2019 tăng 283.237 nghìn đồng tương ứng với tỷ lệ 9,05% so với năm 2018, ở năm 2020 tăng 7,19% so với năm 2019. Điều này chứng tỏ doanh nghiệp đang tích cực khấu hao tài sản để thu hồi vốn, đặc biệt là các tài sản cố định hữu hình như máy móc, thiết bị,… Khấu hao tài sản cố định được trích theo phương pháp đường thẳng thời gian khấu hao tùy từng loại tài sản sẽ có những khoảng thời gian khác nhau như máy móc thời gian ước tính từ 5-15 năm,… mức trích khấu hao luôn duy trì mức cố định.

 Tích lũy tái đầu tư: chính là khoản lợi nhuận sau thuế chưa phân phối của doanh nghiệp được thể hiện trên bảng cân đối kế toán. Doanh nghiệp sử dụng khoản này với mục đích chính là để đưa vào các hoạt động sản xuất kinh doanh sau này và là cách thức huy động vốn một cách chủ động và kịp thời và an toàn. Đối với công ty CP bia Hà Nội- Thanh Hóa theo như BCTC năm 2018 lợi nhuận sau thuế là 7.901.255 nghìn đồng và tăng vượt bậc vào năm 2019 là 21.101.790 nghìn đồng. Tuy nhiên sang năm 2020 lại giảm xuống còn

 Điều chỉnh cơ cấu tài sản trong năm: là việc giảm hoặc tăng cơ cấu TSNH hoặc TSDH, đây cũng là một cách huy động NLTC hiệu quả cho hoạt động sản xuất kinh doanh để bổ sung vốn từ chỗ thừa sang chỗ thiếu, như năm 2020 công ty đã giảm tỷ trọng TSDH và tăng tỷ trọng TSNH để phục vụ cho hoạt động cần thiết của công ty.

2.2.1.2. Nguồn cung ứng từ bên ngoài công ty

Nguồn cung ứng từ bên ngoài công ty CP bia Hà Nội- Thanh Hóa bao gồm:

 Vay vốn của các ngân hàng thương mại: Đây là phương thức vay vốn an toàn và tin cậy cao nhưng công ty ít sử dụng phương thức này bởi do tính chất của công ty nên nhu cầu vốn thường là ngắn hạn hơn nữa việc vay vốn qua ngân hàng không phải trong thời gian ngắn là có thể nhận được vốn vay, thủ tục khác phức tạp, và tốn nhiều chi phí hơn. Cũng chính vì lí do trên mà mà vay vốn từ ngân hàng thương mại của công ty chiếm tỷ trọng nhỏ hơn trong tổng nguồn vốn vay và so với các phương thức khác. Tuy nhiên trong các trường hợp cần một nguồn vốn lớn, thời gian cần vốn cũng không gấp gáp thì đây là được cho một cách thức phù hợp và dễ tiếp cận nguồn vốn cho công ty.

 Huy động vốn qua phát hành cổ phiếu: đây là phương thức mà chỉ có công ty cổ phần hay doanh nghiệp Nhà nước mới được phát hành, công ty CP bia Hà Nội- Thanh Hóa hiện có số cổ phiếu niêm yết là 11,424,570 CP, lên sàn chứng khoán năm 2008, điều này tạo thuận lợi cho việc sử dụng vốn của công ty luôn có một nguồn cố định, không tốn chi phí sử dụng và có thể sử dụng một cách linh hoạt và hiệu quả.

 Huy động từ hoạt động tín dụng thương mại: được hiểu là quan hệ tín dụng giữa các doanh nghiệp, hình thành trong quá trình mua bán trả chậm

hay trả góp hàng hóa. Đây là hình thức phổ biến hiện nay mà doanh nghiệp thường hay sử dụng, doanh nghiệp chiếm dụng vốn từ khách hàng và nhà cung cấp để đảm bảo quá trình sản xuất kinh doanh diễn ra liên tục không bị gián đoạn.

Bảng 2.4 Cơ cấu nợ phải trả

Đơn vị: nghìn VND

Nguồn: Tổng hợp và tính toán từ BCTC của công ty

Qua bảng 2.4 ta thấy huy động từ hoạt động tín dụng thương mại có sự thay đổi qua các năm ở năm 2018 huy động từ tín dụng thương mại là 13.056.137 nghìn đồng trong đó phải trả người bán ngắn hạn chiếm 6,71% tổng nợ phải trả, còn người mua trả tiền trước chiếm 0,44%. Đến năm 2019 đã có giảm nhẹ khi tổng nguồn vốn vay huy động từ tín dụng thương mại là 11.494.047 nghìn đồng, phải trả người bán ngắn hạn tăng tỷ trọng lên 7,09% và người mua trả tiền trước cũng tăng lên ở mức 0,66%. Năm 2020, đã có sự tăng trưởng trong nguồn vốn vay từ phương thức này lên 29.212.932 nghìn đồng, cùng với đó là sự tăng tỷ trọng của phải trả người bán ngắn hạn là 16,94%, người mua trả tiền trước là 3,48% trong tổng cơ cấu nợ phải trả, với tốc độ tăng cao của năm 2020 cho thấy doanh nghiệp đã khai thác mạnh nguồn vốn này.

Nhờ huy động từ hoạt động tín dụng, việc huy động vốn trở nên dễ dàng và linh họat hơn. Bên cạnh điểm tích cực, phương thức này bộc lộ một vài điểm tiêu cực như chỉ diễn ra trong phạm vi hẹp, hạn chế về mặt thời gian cũng như bị ràng buộc giữa các bên.

 Huy động từ nguồn phải trả người lao động

Đây là nguồn vốn mà doanh nghiệp tạm thời chiếm dụng từ nhân viên của mình chính là lương nhân viên. Qua bảng 2.4, ta thấy tỷ trọng huy động nguồn này khá lớn trong cơ cấu nợ phải trả, cụ thể năm 2018 là 11.842.199 nghìn đồng chiếm 6,49% trong tổng nguồn vốn vay, năm 2019 tăng lên 17.169.730 nghìn đồng chiếm 12,78% và ở năm 2020 đã giảm còn 16.343.056 nghìn đồng chiếm 11,42% tổng cơ cấu nợ phải trả.

Là một trong số phương thức được doanh nghiệp sử dụng nhiều bởi ưu điểm như sẵn có và không tốn chi phí, nhưng mặt trái của nó thời gian sử dụng chỉ ngắn hạn bởi đây là tiền lương của công nhân viên, nếu doanh nghiệp chậm trả lương quá lâu cho họ sẽ gây ảnh hưởng xấu đến uy tín doanh nghiệp đối với người lao động.

Một phần của tài liệu 235 THỰC TRẠNG HUY ĐỘNG và sử DỤNG NLTC tại CÔNG TY cổ PHẦN BIA hà nội THANH hóa (Trang 46 - 50)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(88 trang)
w