- Trung Nguyên phải nổ lực để người tiêu dùng trong nước thấy được hoài bão của Trung Nguyên và chia sẻ được với Trung Nguyên. Và dù các tập đoàn đa quốc gia về cà phê có xâm nhập ồ ạt vào Việt Nam, Trung Nguyên vẫn giữ
được thị phần và niềm tin của người tiêu dùng. Cốt lõi của “tinh thần cà phê” là đáp ứng sự kết nối sợi dây liên kết chung “cà phê”, sự sáng tạo, thịnh vượng trong hòa bình, đồng thời là biểu tượng của định hướng nhu cầu phát triển bền vững, lấy kinh tế xanh làm nền tảng - sự trường tồn của con người và Trái Đất.
- Trung Nguyên cần những nguồn lực mới, những nhân tố mới, con người mới là các đối tác phân phối vững mạnh, các nhân viên bán hàng giỏi các cá nhân xuất sắc để chúng ta hướng đến thành công
- Cần xác lập thương hiệu cho các nước trồng cà phê trên thế giới như Việt
Nam
- Trung Nguyên cần phải có hướng nhượng quyền một cách thận trọng và có chiến lược cụ thể chứ không phải là nhượng quyền một cách ồ ạt như trước kia.
+ Các quán nhượng quyền thương hiệu có thể là quán mới thành lập hoặc là những quán đã thành lập được lâu năm muốn tham gia vào hệ thống nhượng quyền của Trung Nguyên thì cần phải đạt uy tín lên hàng đầu, có điều kiện kinh tế tốt và cam kết hoạt động lâu dài
+ Đối với các siêu thị và đại lý thì việc tuyển chọn khá dễ dàng. Trung Nguyên sẽ chủ động liên lạc, hoặc các hệ thống này sẽ chủ động liên lạc, trình bày các phương án kinh doanh, khả năng tiềm lực tài chính, nguồn nhân lực, mức độ tiêu thụ sau đó hai bên sẽ cam kết với nhau về doanh thu và thỏa thuận chiết khấu
+ Với hai hệ thống kênh phân phối chính là quán nhượng quyền thương hiệu và hệ thống siêu thị, đại lý, phân phối sản phẩm của mình thì việc xung đột quyền lợi đã không xảy ra do đây là hai thành phần riêng biệt, trong nội bộ kênh nhượng quyền thương hiệu và nội bộ các siêu thị đại lý
- Đào tạo các thành viên kênh phân phối: khó khăn lớn nhất của hệ thống cà phê Trung Nguyên hiện nay là việc xây dựng và triển khai tinh chất “khơi nguồn sáng tạo” đến các quán cà phê trong hệ thống của mình trong tâm trí khách hàng. Vậy làm thế nào để đạt mục tiêu đó của Trung Nguyên? Đó là từ khâu lên kế hoạch, chọn thành viên kênh, địa điểm, phong cách bài trí, phong cách phục vụ,… tất cả phải mang bản chất của Trung Nguyên
- Đánh giá các thành viên kênh: việc đánh giá các thành viên kênh phân phối được Trung Nguyên rất chú trọng, nó được coi là xúc tiến bán của công ty. Công ty đánh giá thành viên theo nhiều tiêu thức khác nhau nhưng chủ yếu vẫn là doanh số bán, độ bao phủ thị trường, các điều kiện nội tại cũng như môi trường bên ngoài để trong tương lai có thể phát triển tốt.
- Cần thương thảo với các siêu thị để sản phẩm Trung Nguyên có vị trí trưng bày dễ nhìn thấy, dễ tìm hơn.
- Làm mới lại hình ảnh thương hiệu Trung Nguyên mang đậm đà bản sắc và lòng tự hào dân tộc
- Mang lại sự hài hoài lợi ích cho mọi đối tượng có liên quan: nông dân trồng cà phê, doanh nghiệp chế biến, các chuỗi cửa hàng….người tiêu thụ cà phê nhằm mang lại sự hài lòng của mọi người và tạo niềm tin vào cà phê mang bản sắc thương hiệu Việt.
KẾT LUẬN
Với những nỗ lực, cố gắng không ngừng trong sản xuất và kinh doanh, công ty cổ phần Trung Nguyên trong thời gian qua đã đạt được nhiều thành tích, tạo ra bước tăng trưởng đáng kể về doanh thu, lợi nhuận, khẳng định vị thế sản phẩm của mình trên thị trường. Ban đầu Trung Nguyên chỉ là một nhãn hiệu cà phê non trẻ của Việt Nam nhưng đã nhanh chóng trở thành thương hiệu cà phê quen thuộc với người tiêu dùng cà phê trong và ngoài nước. Nhờ đi tiên phong trong việc áp dụng mô hình kinh doanh nhượng quyền tại Việt Nam chỉ trong vòng vài năm từ một hãng cà phê nhỏ bé, Trung Nguyên đã trở thành một tập đoàn hùng mạnh.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Philip Kotler, Kevin Keller, (2013), Quản trị Marketing, NXB Lao động
- Xã hội, 755 trang.
2. Bài giảng của PGS.TS Nguyễn Minh Tuấn - Giảng viên Trường Đại Học Kinh Tế TP. HCM
3. Trang web chính thức của Tập đoàn Trung Nguyên: https://trungnguyenlegend.com
4. Nguyễn Hồng Vân (2015), Chiến lược phân phối của cà phê Trung Nguyên, tại http://www.academia.edu/CHIEN_LUOC_PHAN_PHOI truy cập ngày 4/7/2018.
5. Giải mã thất bại cay đắng của chuỗi của hàng G7 Mart Trung Nguyên,
tại http://cafef.vn/cau-chuyen-kinh-doanh/giai-ma-that-bai-cay-dang-cua- chuoi-cua-hang-g7-mart-trung-nguyen-2014030509160422013.chn, truy cập ngày 5/7/2018
6. Những thất bại của thương hiệu cà phê Trung Nguyên, tại
https://vietnamcoffee.vn/ca-phe/trung-nguyen/nhung-that-bai-cua-thuong- hieu-ca-phe-trung-nguyen-111.html, truy cập ngày 5/7/2018
Danh sách phân công công việc S T Tên thành viên T 1 Nguyễn Thị Ngọc Hân 2 Trần Trọng Hiếu 3 Bùi Đoàn Hoàng 4
Lê Quang Trường Huy
5 Nguyễn Khắc Huy
6
Nguyễn Ngọc Bảo Khuyên
8 Nguyễn Phương Linh
9 Lê Khánh Linh
- Ngày 01/07 đến ngày 04/07 nhóm thảo luận chọn công ty làm bài tiểu luận
- Ngày 14/07 nhóm tổng hợp xong, bắt đầu làm powerpoint
- Ngày 16/07 hoàn thành powerpoint
-Ngày 16/07 đến ngày 01/08 nhóm thảo luận về đề tài, chỉnh sửa lại bài tiểu luận và powerpoint
- Ngày 02/08 hoàn thành bài tiểu luận.
Biên bản đánh giá thực hiện công việc của các thành viên trong nhóm do các thành viên trong nhóm tự đánh giá lẫn nhau:
S
T Tên thành viên
T
1 Nguyễn Thị Ngọc Hân
2 Trần Trọng Hiếu
3 Bùi Đoàn Danh Hoàng
4 Lê Quang Trường Huy
5 Nguyễn Khắc Huy
6 Nguyễn Ngọc Bảo Khuyên
7 Nguyễn Huỳnh Khuyên
8 Nguyễn Thị Phương Linh