Các nhóm giải pháp khác

Một phần của tài liệu Giải pháp thu hút khách du lịch Nhật Bản đến Đà Nẵng. (Trang 82 - 93)

7. Bố cục của luận văn

3.2.5. Các nhóm giải pháp khác

3.2.5.1. Nghiên cứu thị trường khách du lịch Nhật Bản

Tổ chức việc điều tra, thu thập thông tin về thị trường để hỗ trợ cho công tác lập kế hoạch xúc tiến ở trong và tại Nhật Bản: Việc điều tra bảng hỏi cần được tiến hành thường xuyên. Có một số phương pháp điều tra như:

- Điều tra qua mạng internet (thông thường trên website tiếng Nhật chính thức của VNAT). Phương pháp này cho kết quả ngay lập tức, có thể tổ chức lâu dài, không tốn kinh phí, tuy nhiên số lượng câu hỏi hoặc vấn đề cần điều tra sẽ hạn chế.

- Điều tra tại Hội chợ/ sự kiện MICE/…của JATA. Ưu điểm là có thể điều tra số lượng mẫu lớn trong vòng khoảng 3 ngày, kinh phí mất không

nhiều, kết quả chính xác tuy nhiên khó điều tra được cơ cấu khách đến theo các vùng của Nhật Bản.

- Phương pháp này cũng cho kết quả chính xác nếu thực hiện điều nghiêm túc, có thể điều tra mọi vấn đề tuy nhiên cần mất nhiều kinh phí, nhân lực và thời gian để thực hiện. Hai phương pháp đầu có thể điều tra hàng năm, phương pháp 3 có thể thực hiện khoảng 3 năm một lần.

Ngoài ra, các cơ quan quản lý du lịch cần phối hợp chặt chẽ với Tổng Công ty Hàng không Việt Nam (VNA) không chỉ trong các sự kiện quảng bá, xúc tiến mà còn cả trong các hoạt động nghiên nghiên cứu thị trường do VNA hàng năm thường dành một khoản ngân sách đáng kể cho việc công tác nghiên cứu và xúc tiến điểm đến tại Nhật Bản.

3.2.5.2. Ứng dụng công nghệ thông tin trong kinh doanh du lịch

Theo kết quả điều tra ở trên, có trên 85% số khách du lịch Nhật Bản đi du lịch nước ngoài đã tìm hiểu thông tin qua internet. Do vậy, Đà Nẵng cần xây dựng website một cách chuyên nghiệp và đầy đủ thông tin với tư cách là trang web chính thức của du lịch Đà Nẵng để cung cấp thông tin du lịch một cách chính thống cho du khách Nhật Bản, phục vụ cho quảng bá, xúc tiến trực tuyến.

Về mặt kỹ thuật: Đề nghị đăng ký các tên miền trong nước của Nhật Bản (các tên miền có đuôi .jp, org.jp hoặc or.jp). Kinh phí cho việc đăng ký và duy trì các tên miền có đắt hơn các tên miền trong nước hoặc tên miền quốc tế một chút nhưng lại thân quen với người Nhật và khi khách du lịch Nhật Bản sử dụng các công cụ tìm kiếm để tra cứu thì sẽ nhanh hơn. Một số nước đã làm như Malaysia (www.tourismmalaysia.or.jp) hoặc Thái Lan (website của Văn phòng xúc tiến của du lịch Thái Lan tại Nhật Bản: www.thailandtravel.or.jp)

Về nội dung: Ngoài việc đưa các thông tin chung về du lịch Đà Nẵng, nên tập trung giới thiệu các sản phẩm, dịch vụ du lịch theo sở thích của du

khách Nhật Bản như đã đề cập ở trên (du lịch di sản thế giới, du lịch học đường, du lịch sức khỏe và nghỉ dưỡng, du lịch dài ngày…).

3.2.5.3. Đào tạo nguồn nhân lực cho du lịch

Đối với Hướng dẫn viên: Để tăng gấp đôi số lượng hướng dẫn viên tiếng Nhật vào năm 2020, đáp ứng đủ nguồn nhân lực phục vụ khoảng 500 ngàn khách du lịch Nhật Bản, Sở Du lịch thành phố Đà Nẵng cần có chính sách đào tạo, bồi dưỡng hướng dẫn viên tiếng Nhật, đưa tiếng Nhật vào danh sách ngoại ngữ hiếm. Cụ thể, đến năm 2020, ít nhất tăng gấp đôi số lượng hướng dẫn viên hiện có, lên khoảng 300 hướng dẫn viên.

Không những thế, Sở Du lịch Đà Nẵng cần hợp tác với Trường Đại học Ngoại ngữ Đà Nẵng - Khoa Tiếng Nhật để đào tạo Nghiệp vụ du lịch (lễ tân, nhà hàng, bếp, bartender, buồng) cho các sinh viên đảm bảo được nguồn nhân lực du lịch biết tiếng Nhật chất lượng cung cấp cho các doanh nghiệp phục vụ khách Nhật trong thời gian đến.

Đối với các nhân lực phục vụ khác

- Đào tạo nghiệp vụ và chuyên môn và ngoại ngữ tiếng Nhật cho những nhân viên chuyên về nghiên cứu, Marketing thị trường Nhật Bản.

- Đào tạo đội ngũ hướng dẫn viên phục vụ khách Nhật Bản chuyên nghiệp có kỹ năng cao, hiểu biết và có trình độ tiếng Nhật tốt.

- Có chương trình hợp tác thường xuyên với chính phủ Nhật Bản, các tổ chức xã hội, các hãng lữ hành, khách sạn lớn ở Nhật trong việc đào tạo nhân viên phục vụ của Việt Nam phù hợp với phong cách người Nhật Bản. Đà Nẵng cần phối hợp với Tổng cục du lịch trong việc hợp tác với JNTO để tổ chức thường xuyên các hội nghị, hội thảo, các khoá đào tạo ngắn hạn cho nhân viên trong ngành du lịch Việt Nam tại Nhật Bản.

Ngoài ra, Đà Nẵng cần ra sức chuẩn bị nguồn nhân lực trực tiếp cho lĩnh vực du lịch, tạo sự chuyển dịch mạnh mẽ lao động. Tổ chức tốt công tác thông tin về phát triển du lịch để nhân dân lựa chọn đào tạo, các ngành nghề;

áp dụng các biện pháp tích cực để phổ cập kiến thức về du lịch, ngoại ngữ trong nhân dân (nhất là thanh, thiếu niên), xây dựng văn hóa giao tiếp trong cộng đồng. Đào tạo và từng bước xây dựng đội ngũ các nhà quản lý năng động, sáng tạo, đủ năng lực điều hành các hoạt động kinh doanh du lịch đạt hiệu quả, mở rộng hợp tác đào tạo nguồn nhân lực du lịch với các cơ sở trong nước và quốc tế.

3.2.5.4. Trợ giúp khách Nhật Bản trong quá trình du lịch

Việc để lại ấn tượng đẹp ban đầu cho du khách Nhật Bản là vô cùng quan trọng. Đầu tiên, Thành phố Đà Nẵng cần có một kế hoạch tiếp đón, trợ giúp và phục vụ khách. Khi du khách Nhật Bản đến một địa điểm du lịch nào đó lần đầu tiên, nếu những khách đi theo tour thì có các hướng dẫn viên nhưng nếu có những khách di du lịch theo kiểu du lịch “Phượt/ Bụi/ Balo”, thì họ sẽ gặp nhiều khó khăn trong việc đi lại, giao tiếp. Vì vậy, thành phố cần có những giải pháp để trợ giúp khách. Về vấn đề đi lại, thành phố cần có hệ thống xe phục vụ du lịch, có các tuyến xe đi từ các bến xe lớn đến các điểm du lịch. Kết hợp cùng với nó, thì chúng ta cần biên soạn ra những cuốn cẩm nang du lịch bằng tiếng Nhật cho từng vùng của địa phương để du khách có thể dễ dàng hơn trong chuyến du lịch của mình. Trong cuốn cẩm nang cũng nên có địa chỉ, điện thoại của các cơ quan chức năng như công an, bệnh viện, ngân hàng…để khi có việc cần du khách có thể liên lạc.

Còn vấn đề giao tiếp, thành phố cần tạo mọi điều kiện để giúp đỡ khách, chủ động giao tiếp với khách. Đối với người dân địa phương, nếu không thể giao tiếp với khách bằng các thứ tiếng nước ngoài thì có thể giao tiếp bằng ngôn ngữ hình thể giúp cho du khách có thể hiểu được vấn đề. Dù là những hành động đơn giản nhưng có thể để lại ấn tượng tốt đẹp cho du khách về mảnh đất con người Đà Nẵng hiếu khách, chân thành.

Hơn nữa, chúng ta cần lập nên những trung tâm trợ giúp khách du lịch trên địa bàn thành phố, luôn sẵn sàng trợ giúp khi khách có nhu cầu.

Ngoài các giải pháp trên, chúng ta cần tích cực mở rộng hợp tác phát triển du lịch giữa các tỉnh, thành phố thuộc địa bàn khu vực miền Trung - Tây Nguyên (Huế, Đà Nẵng, Hội An, Nha Trang, Đà Lạt) và 2 trung tâm du lịch lớn là Hà Nội và Hồ Chí Minh. Mở rộng thị trường các nước châu Âu, Bắc Mỹ, Đông Nam Á. Tận dụng tối đa lợi thế cửa khẩu quốc tế và tuyến du lịch hành lang Đông Tây để phát triển thị trường khách quốc tế đến từ Thái Lan, Myanma và thị trường khách quốc tế từ các nước khác thông qua Thái Lan nối tour sang Việt Nam.

3.2.5.5. Quy hoạch du lịch Đà Nẵng bền vững và hiệu quả

Thực hiện tốt công tác quy hoạch phát triển du lịch của thành phố Đà Nẵng theo quan điểm “phát triển bền vững và hiệu quả”. Cần quan tâm giải quyết tốt các mối quan hệ giữa phát triển du lịch với phát triển công nghiệp, nông nghiệp; phát triển du lịch với văn hóa và phát triển con người; phát triển du lịch với bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và môi trường.

Xác định vùng trọng tâm để phát triển du lịch là vùng ven biển; các khu vực rừng nguyên sinh; xung quanh các hồ nước, các dòng sông suối và những nơi có phong cảnh đẹp. Các dự án đầu tư du lịch phải thực hiện nghiêm các quy định về bảo vệ tài nguyên và môi trường, cảnh quan nơi xây dựng dự án;…Thực hiện tốt việc tạo môi trường văn hóa, các sản phẩm văn hóa, các sản phẩm văn hóa để phát triển du lịch. Quy hoạch xây dựng các công viên cây xây xanh, bảo tàng văn hóa dân tộc, bảo tàng nghệ thuật, tượng đài và các thiết chế văn hóa khác…, các dự án bảo tồn thiên nhiên rừng, biển, đảo, các di tích văn hóa, lịch sử để kết hợp du lịch.

3.2.5.6. Đề xuất và kiến nghị

Theo ý kiến của ông Lê Tấn Thanh Tùng – Tổng giám đốc Công ty Cổ phần du lịch Việt Nam Vitours và Ông Huỳnh Đức Trung – Trưởng phòng Quản lý lữ hành – Sở Du lịch Đà Nẵng qua cuộc phỏng vấn trực tiếp đã đưa ra một số đề nghị, cụ thể:

Kiến nghị thứ nhất: Cần tổ chức nhiều nghiên cứu và hội thảo để phổ biến tuyên truyền các kiến thức cũng như kỹ năng xúc tiến du lịch để thu hút khách du lịch Nhật Bản đến thành phố Đà Nẵng cho các doanh nghiệp du lịch và cán bộ các cơ quan quản lý du lịch tại cơ quan ban ngành; tăng cường các hoạt động tuyên truyền, thông tin cho các doanh nghiệp và cộng đồng địa phương tại các điểm đến về các đặc điểm tâm lý, sở thích và lưu ý khi phục vụ khách du lịch Nhật Bản, giữ gìn vệ sinh môi trường, nâng cao chất lượng sản phẩm và dịch vụ du lịch.

Kiến nghị thứ hai: Cần xây dựng một hệ thống cơ sở dữ liệu về thị trường khách du lịch Nhật Bản, được cập nhập thông tin liên tục nhằm phục vụ cho công tác nghiên cứu và xúc tiến du lịch.

Kiến nghị thứ ba: Uỷ ban nhân dân thành phố Đà Nẵng và Sở Du lịch thành phố Đà Nẵng cần đầu tư tài chính đủ để có thể thực hiện các kế hoạch và chương trình thu hút khách du lịch Nhật Bản đến Đà Nẵng trong thời gian đến.

Kiến nghị thứ tư: Cần tăng cường cán bộ chuyên môn về xúc tiến du lịch cũng như có hiểu biết về thị trường khách du lịch Nhật Bản để đảm bảo triển khai tốt các nội dung của hoạt động thu hút khách du lịch Nhật Bản đến Đà Nẵng.

Kiến nghị thức năm: Các doanh nghiệp trong thành phố cần tham gia và phối hợp với các cơ quan quản lý du lịch ở địa phương và trung ương trong các hoạt động nghiên cứu, xây dựng và phát triển các sản phẩm và dịch vụ du lịch mới phù hợp với tâm lý và sở thích của khách du lịch Nhật Bản, các hoạt động quảng bá, xúc tiến thu hút khách du lịch Nhật Bản đến Đà Nẵng; Thông tin và kiến nghị cho các cơ quan quản lý nhà nước biết và xử lý các bất cập, tồn tại nảy sinh trong quá trình hoạt động liên quan đến việc thu hút khách du lịch Nhật Bản.

TIỂU KẾT CHƯƠNG 3

Nhật Bản là một trong những nước có lượng khách du lịch outbound lớn nhất thế giới. Khách du lịch Nhật Bản cũng được đánh giá là một trong những nguồn khách du lịch tốt nhất thế giới do khả năng chi tra cao, lịch sự, thân thiện, luôn có ý thức bảo vệ môi trường, tôn trọng cộng đồng địa phương tại điểm đến. Do vậy, việc thu hút khách du lịch Nhật Bản là một trong những mục tiêu quan trọng trong phát triển du lịch của nhiều quốc gia trên thế giới.

Tại Việt Nam nói chung và Đà Nẵng nói riêng, việc nghiên cứu thị trường khách du lịch Nhật Bản cũng như việc xây dựng một kế hoạch xúc tiến, thu hút khách du lịch Nhật Bản một cách bài bản, lâu dài đến nay vẫn chưa có điều kiện triển khai thực hiện do nhiều yếu tổ cả chủ quan và khách quan.

Qua đánh việc giá thực trạng thu hút khách du lịch Nhật Bản đến Đà Nẵng trong thời gian qua, tác giả đã tiến hành đề xuất một số giải pháp thu hút khách du lịch Nhật Bản đến Đà Nẵng trong thời gian đến.

KẾT LUẬN

Xu hướng phát triển du lịch Đà Nẵng không nằm ngoài bức tranh chung của Việt Nam và thế giới. Đây là một ngành chiếm tới hơn 10% tổng sản phẩm quốc nội toàn cầu và tạo ra hàng triệu việc làm, đòi hỏi có đủ hạ tầng, quảng bá, xúc tiến đầu tư và trình độ đẳng cấp cũng như tay nghề khác nhau. Hơn nữa, xuất phát từ một nền văn hóa tự nhiên, cùng với dòng khách du lịch hướng về khám phá các nền văn hóa, khám phá thiên nhiên sinh thái, nên mục tiêu phát triên du lịch Đà Nẵng trong thời gian tới hướng đến trở thành một điểm đến chất lượng, bền vững.

Mà vấn đề đầu tiên, du lịch Đà Nẵng hướng đến là thu hút thị trường khách du lịch Đông Bắc Á đặc biệt là khách du lịch Nhật Bản - là một thị trường đầy tiềm năng của ngành du lịch Việt Nam nói chung và Đà Nẵng nói riêng. Trong những năm qua, số lượng khách du lịch Nhật Bản đến Việt Nam và Đà Nẵng không ngừng tăng lên và chiếm một tỷ trọng không nhỏ trong tổng lượng khách quốc tế. Vì vậy, để thực hiện được mục tiêu này, du lịch Đà Nẵng cần tiếp tục đầu tư phát triển trên cơ sở bảo tồn, làm giàu tài nguyên văn hóa môi trường trong toàn tỉnh. Phát triển du lịch phải đóng góp vào việc bảo tồn di sản và các giá trị tài nguyên tự nhiên, văn hóa, lịch sử… Mặc khác, chúng ta cần nhận thức đúng đắn tầm quan trọng của việc đẩy mạnh việc thu hút khách du lịch quốc tế nói chung và Nhật Bản nói riêng để từ đó có những hướng đi đúng đắn.

Vì thế, sự quan tâm của tác giả về đề tài này cũng là mối quan tâm chung của các cơ quan quản lý nhà nước về du lịch cũng như các doanh nghiệp du lịch với mong muốn phân tích đánh giá thực trạng thu hút khách và đề xuất giải pháp thu hút khách du lịch Nhật Bản tại thị trường Đà Nẵng nói riêng và Việt Nam nói chung.

và tác giả đã tiếp cận, kế thừa kết quả nghiên cứu đó cho đề tài của mình và có cách nhìn đa diện hơn về vấn đề nghiên cứu.

Tuy nhiên số lượng doanh nghiệp khai thác khách du lịch Nhật Bản tại Đà Nẵng chưa nhiều chỉ mới tập trung ở các công ty du lịch quy mô lớn (Vitours, Saigon Tourist, Vietravel), do đó việc tiến hành điều tra và thu thập số liệu từ các doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn. Những áp lực vì đã có một số đề tài nghiên cứu về thị trường khách đòi hỏi tác giả tìm ra giải pháp cụ thể và có tính đột phá cho hoạt động thu hút khách du lịch Nhật Bản.

Qua những số liệu thống kê tình hình thu hút khách du lịch Nhật Bản đến Đà Nẵng trong thời gian qua cũng như kết hợp với các phân tích đánh giá và từ đó đưa ra các giải pháp nhằm thu hút khách du lịch Nhật Bản đến Đà Nẵng trong thời gian tới. Tóm lại, luận văn đã hoàn thành cơ bản các mục tiêu nghiên cứu đề ra. Tác giả hy vọng những phân tích, đánh giá và những giải pháp đề xuất sẽ giúp cho các cấp quản lý nhà nước về du lịch doanh nghiệp kinh doanh du lịch tại Đà nẵng có hoạt động khai thác khách du lịch Nhật Bản tổ chức hợp lý hơn các hoạt động nhằm phát triển thị trường khách du lịch Nhật Bản, góp phần tăng

Một phần của tài liệu Giải pháp thu hút khách du lịch Nhật Bản đến Đà Nẵng. (Trang 82 - 93)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(93 trang)
w