7. Bố cục của luận văn
2.3.1. Số lượng khách và doanh thu từ khách du lịch Nhật Bản
2.3.1.1. Số lượt khách
Trong những năm qua, du lịch Đà Nẵng đang càng ngày phát triển. Thành quả lớn nhất của ngành du lịch Đà Nẵng trong thời gian qua là đã xây dựng và phát triển được uy tín thương hiệu Đà Nẵng – Thành phố du lịch an toàn, thân thiện. Mỗi năm, Đà Nẵng đã đón trên 6,5 triệu lượt khách, với 785
cơ sở lưu trú và 35.615 phòng sẵn sàng phục vụ. Mạng lưới kinh tế du lịch phát triển nhanh với 331 doanh nghiệp lữ hành và hơn 4.000 hướng dẫn viên. Tuy nhiên, phát triển du lịch trên địa bàn thành phố chưa đều; các ngành du lịch còn hạn chế, chưa đa dạng hóa các loại hình du lịch; kết cấu hạ tầng và các dịch vụ phụ trợ du lịch còn nhiều mặt hạn chế; việc chuẩn bị nguồn nhân lực còn hạn chế, chưa đồng bộ chưa khai thác hết lợi thế đẩy mạnh phát triển.
Trong những năm qua, số lượng khách đến tham quan và lưu trú trên địa bàn thành phố tăng lên qua các năm. Theo báo cáo của Sở Du lịch Đà Nẵng cùng với sự phát triển của mạng lưới đường bay quốc tế và thu hút du lịch tàu biển (100 chuyến năm 2018), thị trường khách quốc tế đến Đà Nẵng năm 2018 tiếp tục tăng trưởng 23,3% so với năm 2017 với 2,875 triệu lượt, chiếm 37,53% tổng lượt khách du lịch đến Đà Nẵng (7.660.000 lượt).
So với năm 2016, thị trường khách Nhật Bản tăng trưởng tốt tại Đà Nẵng từ 122.906 khách đã tăng lên gấp 1,05 lần vào năm 2017 (129.375 khách) và tiếp tục tăng lên 1,15 vào năm 2018 (143.750 khách) cho thấy được thị trường khách Nhật đang có tiềm năng phát triền tại Đà Nẵng trong thời gian đến. Dự kiến đến năm 2021, khách du lịch Nhật Bản sẽ là 390.000 khách tăng gấp 2,7 lần so với năm 2018. Doanh nghiệp Nhật Bản chủ động tiếp cận thị trường và phát triển các thị trường ngách như du lịch học đường, du lịch cưới. Theo Hiệp hội lữ hành Nhật Bản (JATA), 3 phân khúc khách hàng Nhật quan trọng cần quan tâm là nhóm khách gia đình, nhóm khách trung niên và giới trẻ. Trong số này, nhóm khách trung niên là lượng khách quan trọng vì có thu nhập tốt và có thời gian để du lịch. Nhóm khách gia đình là thị trường tiềm năng vì xu hướng du lịch nước ngoài của nhóm này đang tăng lên. Nhóm khách giới trẻ không đi tour hạng sang nhưng lại tạo nên sức mạnh truyền thông mạnh mẽ cho điểm đến. Nhật Bản là thị trường khách quốc tế truyền thống cần được xúc tiến chuyên sâu theo kế hoạch hằng năm. Đến nay, có 16 chuyến bay/tuần từ Toyko và Osaka, Nhật Bản trực tiếp đến Đà Nẵng do Vietnam Airlines và Jetstar khai thác.
Bảng 2.3. Tình hình khách Nhật Bản đến Đà Nẵng từ năm 2016-2018
ĐVT: người
Thống kê Dự kiến
2016 2017 2018 2019 2020 2021
Nhật Bản 122.906 129.375 143.750 255.200 324.000 390.000
(Nguồn: Báo cáo tổng kết du lịch Đà Nẵng năm 2018 và
phương hướng, nhiệm vụ năm 2019 – Sở Du lịch Đà Nẵng)
2.3.1.2. Doanh thu
Trong năm 2018, tổng lượt khách tham quan, du lịch đến Đà Nẵng cả năm 2018 là 7.660.000 lượt khách, tăng 15,5% so với năm 2017, đạt 102,5% kế hoạch; trong đó khách quốc tế đạt 2.875.000 lượt, tăng 23,3% so với năm 2017, đạt 106,5 % kế hoạch và khách nội địa đạt 4.785.000 lượt, tăng 11,2% so với năm 2017, đạt 100,3% kế hoạch. Tổng thu từ hoạt động du lịch cả ăm 2018 đạt 24.060 tỷ đồng, tăng 23,3% so với năm 2017 và đạt 106,9% kế hoạch.
Lượng khách du lịch đường hàng không đến Đà Nẵng trong năm 2018 đạt 2,35 triệu lượt, tăng 48,7% so với năm 2017; đón 100 chuyến tàu du lịch cập cảng Tiên Sa với khoảng 145 ngàn lượt, tăng 66% số khách so với năm 2017; đường sông: đạt 480 ngàn lượt, tăng 36% so với năm 2017 (năm 2017 là
353.211 lượt khách). Trong đó, lượng khách Nhật đến Đà Nẵng trong năm 2018 là 143.750 lượt, đạt 5% so với tổng số lượng khách du lịch quốc tế đến Đà Nẵng, vượt 6% so với năm 2017 và đạt 105% kế hoạch. Tổng doanh thu thu được từ nguồn khách Nhật là gần 1.077 tỷ đồng.
Biểu đồ 2.1: Thống kê doanh thu của khách Nhật Bản tại Đà Nẵng từ năm 2016 đến năm 2018
(Nguồn: Báo cáo tổng kết du lịch Đà Nẵng năm 2018 và phương hướng, nhiệm vụ năm 2019 – Sở Du lịch Đà Nẵng)