7. Bố cục của luận văn
2.2.7. Cơ sở hạ tầng, vật chất kỹ thuật [11][24][25]
Để đáp ứng nhu cầu du lịch ngày càng tăng, ngành du lịch nói chung và các doanh nghiệp du lịch Đà Nẵng nói riêng đang tiến hành đầu tư nâng cấp cơ sở vật chất kỹ thuật của doanh nghiệp mình như đầu tư nâng cấp các cơ sở kinh doanh, đầu tư cho các thiết bị hiện đại phục vụ kinh doanh. Cụ thể đối với từng loại hình doanh nghiệp du lịch sẽ có sự đầu tư khác nhau về cơ sở vật chất và các điều kiện kinh doanh:
Về cơ sở vật chất và các điều kiện kinh doanh của các cơ sở cung ứng dịch vụ lữ
hành: các doanh nghiệp lữ hành đều có văn phòng (hiện tại ở Đà Nẵng có 04
công ty lữ hành lớn: Vitours, Saigontourist, Vietravel, Vietnam Travelmart) còn lại là các công ty không lớn nhưng thường đặt tại các khu trung tâm thành phố để thuận lợi cho việc đi lại. Tại các văn phòng này đều trang bị đủ thiết bị để hoạt động, đặc biệt là máy vi tính nối mạng internet để cập nhật thông tin. Hầu hết các doanh nghiệp lữ hành quốc tế và các khách sạn lớn đều có trang web riêng, giao tiếp với khách hàng qua thư điện tử, quảng cáo trên mạng và áp dụng các chương trình phần mềm quản lý chuyên dụng, 100% các doanh nghiệp đã có số điện thoại và fax riêng.
Về cơ sở vật chất và các điều kiện kinh doanh của các cơ sở cung ứng dịch vụ lưu trú: [11] Ngành du lịch Đà Nẵng có 693 cơ sở lưu trú (với số lượng phòng là 28.780 phòng, gồm: 20 khách sạn 5 sao, 39 khách sạn 4 sao, 89 khách sạn 3 sao, 493 khách sạn 1-2 sao, 12 căn hộ, biệt thự du lịch cao cấp và đạt chuẩn, 36 cơ sở nhà nghỉ du lịch homestay) và có 306 đơn vụ kinh
doanh lữ hành, tổng số hướng dẫn viên là 3.516 người (trong đó: 1.209 hướng
Nẵng đã và đang có 83 dự án du lịch dịch vụ đang triển khai đầu tư với tổng vốn đầu tư hơn 7,3 tỷ USD (153,3 nghìn tỷ đồng), trong đó có 20 dự án đầu tư
nước ngoài với tổng vốn 1,28 tỷ USD (tương đương 26,8 nghìn tỷ đồng) và
63 dự án đầu tư trong nước với tổng vốn 6,02 tỷ USD (tương đương 126,4
nghìn tỷ đồng).
Nhìn chung, cơ sở vật chất kỹ thuật và các điều kiện kinh doanh của các khách sạn, công ty lữ hành trên địa bàn Đà Nẵng ở mức độ tốt nhưng chưa thực sự phù hợp với đối tượng khách du lịch Nhật Bản.
Các khu vui chơi giải trí hiện nay trên địa bàn Đà Nẵng chủ yếu là các công viên cây xanh như Công viên 29/3, Công viên Asian Park, Bana Hill…không những phục vụ nhu cầu dạo chơi thư giãn của nhân dân và khách du lịch trong nước mà còn hấp dẫn khách du lịch quốc tế tuy nhiên để thu hút khách Nhật Bản thì chưa hiệu quả do không phù hợp với nhu cầu, sở thích. Mấy năm gần đây một số điểm, trung tâm giải trí như một số vũ trường, hồ bơi, sân tennis,…được xây dựng quy mô nhỏ, nội dung chưa phong phú, giá lại cao. Vì vậy cần đầu tư xây dựng các khu vui chơi giải trí mang đậm bản sắc địa phương có tầm cỡ quốc tế tại Đà Nẵng là yêu cầu đặt ra không những góp phần kéo dài được thời gian lưu trú của khách có nhu cầu tìm hiểu về văn hóa địa phương để tăng doanh thu mà còn đáp ứng nhu cầu của mọi tầng lớp dân cư trên địa bàn thành phố.