7. Bố cục của luận văn
3.2.4. Liên kết và phát triển thị trường khách du lịch Nhật Bản
Hợp tác với các nước du lịch lân cận (Lào, Thái và Campuchia) để tạo ra các sản phẩm du lịch liên quốc gia cũng như quảng cáo chung cho các điểm đến: Hiện tại các điểm đến di sản thế giới của Thái, Lào và Campuchia cũng rất thu hút khách du lịch Nhật Bản, đặt biệt là khu di sản Ang-kor của Campuchia. Hiện tại, từ Nhật Bản chưa có đường bay thẳng đến Lào và Campuchia do vậy cần cos sự hợp tác, liên kết với cơ quan du lịch các nước này trong các hoạt động xây dựng sản phẩm và xúc tiến du lịch, cụ thể là du
lịch di sản.
Hợp tác với Hiệp hội du lịch của Nhật Bản: Trong chiến dịch xúc tiến du lịch outbound (Visit World Campaign) do Hiệp hội doanh nghiệp lữ hành Nhật Bản (JATA) đang làm đầu mối thực hiện, Việt Nam là một trong 20 quốc gia được JATA chọn để quảng bá điểm đến, mặc dù hiện này gần như không có hợp tác chính thức nào về xúc tiến du lịch giữa JATA và VNAT hoặc giữa JATA và Hiệp hội Du lịch Việt Nam. Vì vậy, để quảng bá cho hình ảnh du lịch Việt Nam thì cần phát động các cuộc thi về tìm hiểu du lịch Việt Nam với chủ đề hấp dẫn hoặc thành lập các Câu lạc bộ những người yêu thích Việt Nam tại Nhật Bản; Giải thưởng cho các cuộc thi là vé máy bay khứ hồi Nhật Bản – Việt Nam hoặc tặng voucher lưu trú tại các khách sạn hoặc tặng voucher vé tham quan khu du lịch miễn phí. Để thực hiện việc này, ngoài việc tuyên truyền trên các kênh media chính thức, Việt Nam cần phối hợp với JATA in ấn nhiều ấn phẩm, tờ rơi, brochures,… quảng bá du lịch Việt Nam và mời gọi những người Nhật đã từng đi du lịch Việt Nam tham gia. Đây là một kênh xúc tiến, quảng bá rất hiệu quả mà du lịch Việt Nam du lịch Việt Nam cần triển khai hợp tác.