Bối cảnh và xu hướng phát triển du lịch của Việt Nam

Một phần của tài liệu Giải pháp thu hút khách du lịch Nhật Bản đến Đà Nẵng. (Trang 67 - 72)

7. Bố cục của luận văn

3.1.2. Bối cảnh và xu hướng phát triển du lịch của Việt Nam

[12] Bối cảnh trong nước với những thuận lợi, khó khăn đan xen đòi hỏi ngành Du lịch phải khai thác được những điểm mạnh trở thành yếu tố thuận lợi và khắc phục những điểm yếu, hạn chế để vượt lên khó khăn, trở ngại.

3.1.2.1. Tình hình phát triển du lịch

Lượng khách du lịch quốc tế đến Việt Nam tăng trưởng nhanh và liên tục trong nhiều năm nhưng chưa ổn định, chưa tương xứng với tiềm năng (7 triệu lượt năm 2017); tỷ trọng khách du lịch thuần tuy chi trả cao và nghỉ dưỡng dài ngày còn thấp. Khách du lịch nội địa tăng lên nhanh chóng (trên 30 triệu lượt năm 2017); khách du lịch ra nước ngoài đang có xu hướng tăng trưởng rõ rệt. Thu nhập du lịch ngày càng cao (gần 100 ngàn tỷ đồng năm 2017), chiếm tỷ trọng đáng kể trong GDP. Tuy nhiên so với tiềm năng và quy mô phát triển thi thu nhập du lịch chưa cân xứng, thể hiện hiệu quả kinh doanh thấp, hàm lượng giá trị gia tăng còn thấp (5,75% GDP năm 2015).

Đầu tư du lịch được đẩy mạnh, đặc biệt đầu tư trực tiếp nước ngoài có vai trò quan trọng dẫn dắt phát triển du lịch. Đầu tư của khu vực tư nhân tăng nhanh, tuy có những đột phá năng động nhưng tầm cở quy mô còn manh mún, dàn trải, tự phát và thiếu đồng bộ, liên hoàn nên hiệu quả tổng thể không cao. Kết cấu hạ tầng du lịch được quan tâm hỗ trợ đầu tư của Nhà nước và thu hút được các thành phần kinh tế tham gia đầu tư. Nhiều công trình giao thông, sân bay được cải tạo và đầu tư mới; Cơ sở vật chất các khu du lịch được đầu tư nâng cấp từng bước tạo điều kiện mở đường cho hoạt động du lịch. Tuy nhiên tính đồng bộ và hiện đại của hạ tầng du lịch và liên quan vẫn chưa đảm bảo yêu cầu của ngành dịch vụ hiện đại và hội nhập.

Hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật, cơ sở lưu trú và dịch vụ du lịch phát triển nhanh, chất lượng được nâng lên một bước; nhiều khu du lịch, Resorts, khu giải trí, khách sạn cao cấp đạt trình độ quốc tế đã hình thành nhưng còn chiếm tỷ trọng nhỏ chưa làm thay đổi căn bản diện mạo của ngành; chưa hình thành được hệ thống các khu du lịch quốc gia với thương hiệu nổi bật.

Ngành du lịch tạo ra ngày nhiều việc làm cho xã hội (hàng năm tạo thêm 30-40 ngàn việc làm trực tiếp). Chất lượng nhân lực du lịch qua đào tạo và kinh nghiệm thực tiễn ngày càng được nâng lên nhờ những nỗ lực của

ngành và hỗ trợ của quốc tế trong công tác phát triển nguồn nhân lực du lịch; hệ thống cơ sở đào tạo du lịch ngày càng mở rộng và nâng cấp. Tuy vậy, mặt bằng chung chất lượng nhân lực du lịch vẫn chưa đáp ứng yêu cầu đòi hỏi về tính chuyên nghiệp, kỹ năng quản lý, giao tiếp và chất lượng phục vụ.

Sản phẩm du lịch đã có đổi mới, phát triển đa dạng hơn nhưng chất lượng còn nghèo nàn, đơn sơ; thiếu tính độc đáo, đặc sắc; thiếu đồng bộ và liên kết chưa cao và ít sáng tạo. Sản phẩm, dịch vụ có hàm lượng giá trị gia tăng cao còn chiếm tỷ trọng nhỏ, nhiều sản phẩm trùng lặp, suy thoái nhanh.

Thị trường du lịch đã từng bước được lựa chọn theo mục tiêu. Tuy nhiên công tác nghiên cứu thị trường còn nhiều yếu kém, chưa thực sự đi trước một bước. Khai thác, thu hút thị trường còn dừng ở bề nổi, thụ động; chưa phân đoạn và chưa có tiêu điểm tập trung.

Công tác xúc tiến quảng bá được triển khai khá sôi động trong và ngoài nước nhưng tính chuyên nghiệp và hiệu quả chưa cao, mới dừng ở quảng bá hình ảnh chung, chưa tạo được tiếng vang và sức hấp dẫn đặc thù cho từng sản phẩm, thương hiệu. Một số địa danh du lịch được quốc tế biết đến như Hạ Long, Sapa, Hà Nội, Huế, Hội An, Đà Lạt, Hồ Chí Minh nhưng hình ảnh vẫn chưa đậm nét. Công tác quản lý nhà nước về du lịch dần được đổi mới; Luật du lịch và các luật, pháp lệnh liên quan, hệ thống văn bản pháp quy hướng dẫn thi hành dần hoàn thiện và áp dụng trong thực tế. Tuy nhiên, tổ chức bộ máy của ngành có nhiều thay đổi, hiệu lực, hiệu quả quản lý chưa cao, còn chồng chéo trong quản lý liên ngành, liên vùng. Công tác quy hoạch phát triển du lịch cả nước đã đi vào thực tiễn, hầu hết các địa phương đã có quy hoạch tổng thể phát triển du lịch. Tuy nhiên công tác quản lý và thực hiện quy hoạch du lịch còn nhiều bất cập, hiệu quả chưa được như mong muốn.

Việc khai thác tài nguyên du lịch không ngừng được mở rộng nhưng do thiếu kinh nghiệm và chưa có tầm nhìn dài hạn nên kém hiệu quả và bền

vững; các di tich, di sản đã phát huy giá trị phục vụ du lịch nhưng sự chủ động liên kết khai thác chưa cao; công tác bảo tồn văn hoá và bảo vệ môi trường đã được chú trọng nhưng hiệu quả thực thi thấp, ô nhiễm môi trường diễn ra ở nhiều nơi. Vấn đề vệ sinh, trật tự, an ninh, an toàn, tệ nạn xã hội vẫn còn tồn tại phổ biến. Nhận thức về du lịch đã có bước cải thiện và tiến bộ nhất định, nhiều chính sách được tháo gỡ tạo thuận lợi cho phát triển du lịch, các thủ tục thông thoáng hơn. Tuy nhiên, do xuất phát điểm còn thấp, phát triển du lịch còn là vấn đề mới nên mặt bằng chung về nhận thức du lịch vẫn còn khoảng cách xa so với yêu cầu phát triển.

3.1.2.2. Những cơ hội, thuận lợi cho phát triển du lịch

Đảng và Nhà nước có sự quan tâm chú trọng phát triển du lịch. Tình hình chính trị xã hội ổn định; kinh tế tăng trưởng, đất nước hội nhập với khu vực và thế giới ngày càng sâu và toàn diện với chính sách ngoại giao rộng mở, đa dạng hóa, đa phương hóa, muốn làm bạn và đối tác tin cậy của các nước; vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế luôn được cải thiện, được sự hợp tác, hỗ trợ tích cực của cộng đồng quốc tế, đặc biệt là hợp tác trong khối ASEAN là những điều kiện thuận lợi mở đường cho du lịch phát triển.

Tiềm năng về tài nguyên du lịch tự nhiên và nhân văn phong phú, đa dạng, đậm đà bản sắc dân tộc cùng với kết quả và kinh nghiệm hơn 20 năm đổi mới và 10 năm thực hiện Chiến lược phát triển du lịch (2001-2020) là yếu tố quan trọng thúc đẩy Du lịch Việt Nam phát triển trong giai đoạn tới. Khung pháp lý và các chuẩn mực về du lịch và liên quan bước đầu được hình thành, từng bước tạo điều kiện đưa ngành du lịch phát triển theo hướng hiện đại, đáp ứng những yêu cầu, chuẩn mực quốc tế.

Lực lượng lao động trẻ, dồi dào, cần cù, thông minh, linh hoạt là yếu tố tich cực trong phát triển dịch vụ và một trong những lợi thế cạnh tranh của du lịch Việt Nam.

tế nâng cao khả năng huy động đầu tư của Nhà nước và khu vực tư nhân, đặc biệt đầu tư thông qua thị trường vốn và cơ hội thu hút đầu tư nước ngoài sẽ thúc đẩy đầu tư phát triển du lịch.

Đời sống, thu nhập và điều kiện làm việc của nhân dân được cải thiện và nâng cao, nhu cầu giao lưu văn hoa ngày càng tăng, có nhiều điều kiện đi du lịch trong nước và ra nước ngoài là cơ hội cho ngành Du lịch phát triển.

3.3.2.3. Những khó khăn, thách thức đối với phát triển du lịch

Thị trường thế giới biến động khó lường; hậu quả của khủng hoảng kinh tế toàn cầu tác động mạnh tới quy mô, tinh chất của thị trường gửi khách đến Việt Nam. Năng lực cạnh tranh của ngành Du lịch còn non yếu, chất lượng, hiệu quả thấp, thiếu bền vững trong khi môi trường cạnh tranh giữa các quốc gia, khu vực và giữa các ngành, vùng, sản phẩm ngày càng gay găt.

Nhận thức, kiến thức quản lý và phát triển du lịch chưa đáp ứng yêu cầu; Cơ chế, chính sách quản lý còn bất cập chưa giải phong mạnh năng lực sản xuất; vai tro và năng lực của khối tư nhân, hội nghề nghiệp chưa được phát huy đúng mức; hệ thống văn bản quy phạm pháp luật chưa thống nhất và phát huy hiệu lực, hiệu quả toàn diện vẫn là những khó khăn đối với phát triển du lịch theo hướng hiện đại, trình độ cao.

Quy hoạch phát triển du lịch bị tác động mạnh bởi các quy hoạch chuyên ngành, còn tồn tại những tranh chấp về lợi ích và thiếu tầm nhin trong đầu tư phát triển dẫn tới không gian du lịch bị phá vơ; tài nguyên có nguy cơ bị tàn phá, suy thoái nhanh và môi trường du lịch bị xâm hại; Kết cấu hạ tầng yếu kém, lạc hậu, thiếu đồng bộ dẫn tới khả năng tiếp cận điểm đến du lịch khó khăn, đặc biệt đối với các vùng núi cao, vùng sâu vùng xa.

Sản phẩm, dịch vụ du lịch chưa đặc sắc, trùng lặp và thiếu quy chuẩn; chất lượng chưa đáp ứng dẫn tới sức cạnh tranh yếu, kém hấp dẫn, xúc tiến quảng bá lại thiếu chuyên nghiệp nên khó đạt được kết quả rõ nét. Thiếu nguồn nhân lực chuyên nghiệp, thiếu đội ngũ chuyên gia đầu ngành, lực

lượng quản lý tinh thông và lao động trình độ cao. Tính thời vụ, thời tiết khắc nghiệt, tác động của biến đổi khí hậu là thách thức lớn đối với du lịch.

Mức sống trong dân cư phần đông chưa cao, nếp sống văn minh, ý thức pháp luật chưa nghiêm và các vấn đề khác như an toàn giao thông, vệ sinh an toàn thực phẩm… là những khó khăn cho phát triển du lịch có chất lượng.

Nắm bắt xu thế phát triển chung của thời đại, tranh thủ những cơ hội và phát huy các nguồn lực, bài học rút ra để xác định bước đột phá căn bản cho giai đoạn tới là: thứ nhất, hiệu quả về kinh tế, văn hóa, xã hội và môi trường là mục tiêu tổng thể của phát triển; thứ hai, chất lượng và thương hiệu là yếu tố quyết định; thứ ba, doanh nghiệp là động lực đòn bẩy cho phát triển và thứ tư, phân cấp mạnh và liên kết về quản lý là phương châm.

Một phần của tài liệu Giải pháp thu hút khách du lịch Nhật Bản đến Đà Nẵng. (Trang 67 - 72)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(93 trang)
w