Một số giải pháp phát triển dulịch cộng đồng tại làng cổ Đường Lâm

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển du lịch cộng đồng tại Làng Cổ Đường Lâm, Hà Nội (Trang 61 - 65)

3. Cho điểm của cán bộ hướng dẫn (ghi cả số và chữ ):

3.2. Một số giải pháp phát triển dulịch cộng đồng tại làng cổ Đường Lâm

3.2.1.Phát triển sn phẩm đặc thù, đa dạng hóa sản phm dch v

Các tour đến Đường Lâm hiện nay còn khá đơn điệu, kém hấp dẫn, không có chiều sâu, không mang tính đột phá sự gắn kết giữa du khách cộng đồng dân cư không cao, chưa phát huy hết thế mạnh đặc trưng văn hóa. Chính vì vậy để có thể phát triển thu hút khách, tạo sức hấp dẫn kéo dài thời gian lưu trú của khách thì Đường Lâm cần thực hiện một số giải pháp như sau:

Muốn khai thác hết các thế mạnh của Đường Lâm các công ty du lịch cần phải tổ chức những tour du lịch đến nghỉ tại nhà dân. Du khách sẽ được sống chung với chủ nhà và tham gia vào những hoạt động thường ngày cùng với người dân. Qua đó kích thích sự tò mò, khám phá của du khách với những đặc sắc văn hóa ở nơi đây. Hơn nữa, Đường Lâm là nơi có rất nhiều nghề truyền thống, rất nhiều món ăn đặc trưng, mỗi thời điểm trong năm người Đường Lâm lại có những hoạt động khác nhau. Du khách muốn khám phá hết được những giá trị văn hóa nơi đây cần phải mất một thời gian khá dài. Để tận dụng được lợi thế này đem lại thu nhập cho người dân, nên đẩy mạnh việc tổ chức các tour du lịch từ 2 ngày trở nên. Tác giả đề xuất một chương trình du lịch như sau: Hà Nội - Đường Lâm 2 ngày 1 đêm.

Ngày 1: Hà Nội - Đường Lâm ( Bữa trưa- tối)

8.00: Xuất phát từ Hà Nội tới Đường Lâm. Trên đường ghé qua thành cổ Sơn Tây đểđược hiểu thêm vềquá khứ hào hùng của dân tộc Việt Nam. 10.30: Đến Đường Lâm, quý khách sẽ đi bộ thăm quan đình Mông Phụ, một sốnhà cổ và đền Phủ, Chùa Mía.

15.30: Bắt đầu chương trình trải nghiệm hoạt động nông nghiệp. Qúy khách có thểtham gia vào quá trình sản xuất nông nghiệp, đi ra đồng nhặt rau, trồng rau, thu hoạch rau về nhà, cấy lúa, cuốc đất, gặt lúa…nấu cơm cùng chủnhà.

18.00: Tham gia buổi tụng kinh cầu an. Dùng bữa tối.

20.00: Ngâm chân thảo dược do thầy thuốc trong làng chế biến từ các loại lá cây chữa mệt mỏi và giúp du khách ngủ ngon.

Ngày 2: Đường Lâm – Hà Nội (bữa sáng - bữa trưa)

7.00: Tham gia buổi thể dục theo phương pháp cổ truyền. Dùng bữa sáng 8.00: Đạp xe đi thăm quan lăng Ngô Quyền và đình Phùng Hưng và thăm quan cảnh sinh hoạt nông nghiệp cũng như quang cảnh nông thôn làng quê thuần Việt. Tham gia nấu Rượu,làm Tương,làm Kẹo, làm bánh, với các hộ gia đình ở nhà cổ. Trên đường đi thăm quan Chợquê và mua sắm một số sản vật địa phương.

10.00: Học nấu ăn với một số món đặc trưng do người dân trong nhà cổ hướng dẫn.

12.00: Dùng bữa trưa

13.00: Bắt đầu xuất phát vềHà Nội, trên đường vềghé thăm chùa Tây Phương, gốm Bát Tràng…

Kết thúc chương trình.

Bên cạnh đó cần tăng cường các hoạt động trải nghiệm cho du khách trong các tour du lịch tại Đường Lâm như: Phát triển các tour du lịch làng nghề, các tour du lịch thăm quan trải nghiệm…

Phát triển thêm các tour du lịch dựa trên các làng nghề truyền thống như làm tương, làm kẹo, với hoạt động làm tương truyền thống, các gia đình nên có những dịch vụ hướng dẫn du khách tự tay làm tương với những nguyên vật liệu cho họ tự chế biến tự làm, du khách được trực tiếp lao động và tạo ra sản phẩm cho mình chắc chắn họ sẽ rất thú vị và hài lòng, đây là cách giúp khách trải nghiệm không chỉ đơn thuần giới thiệu cho khách mà khách còn được tham gia trực tiếp.

Với nghề làm kẹo truyền thống cũng cần xây dựng một quy trình làm kẹo riêng cho khách du lịch. Giới thiệu cho du khách quy trình làm kẹo, cung cấp nguyên vật liệu cho họ, để họ tự chế biến tự làm, việc làm kẹo có nhiều kỹ thuật khó hơn khi làm tương, các chủ hộ làm kẹo cần hướng dẫn du khách một cách

cụ thể để du khách có thể hoàn thành công việc mà không làm hỏng mẻ kẹo và khi làm xong thì các thành phẩm đó họ tự mang về. Đó là cách giúp khách trải nghiệm không chỉ đơn thuần giới thiệu cho khách mà khách còn được tham gia trực tiếp. Việc làm kẹo cũng mất nhiều thời gian như làm tương. Nếu chỉ giới thiệu và cho khách đi thăm quan và xem quy trình làm keọ, và làm tương thì chỉ mất 10- 20 phút là xong nhưng cho du khách trực tiếp làm thì phải mất nửa ngày họ mới làm ra được sản phẩm. Chính như vậy sẽ kéo dài thời gian ở lại của kháchở lại lâu hơn và cho khách được trải nghiệm nhiều hơn.

* Đối với sản phẩm du lịch - thăm quan trải nghiệm nông nghiệp nông thôn Không chỉ vơi khách nước ngoài mà đối với rất đông du khách Việt Nam, được trải nghiệm cuộc sống chậm và yên bình, khám phá các hoạt động nông nghiệp cùng người dân là một hoạt động thú vị. Để biến Đường Lâm thành một kho tàng nông thôn Việt Nam thực sự thì các hoạt động như thế này là vô cùng cần thiết.

Trên cơ sở học hỏi mô hình các du lịch nông nghiệp nông thôn tại Phố Cố Hội An, em xin đề xuất các sản phẩm dịch vụ với các tour như “một ngày làm nông dân” hay trồng lúa nước, một ngày cùng dân Đường Lâm…Du khách sẽ được trải nghiệm làm người nông dân thực thụ với các hoạt động rất thường ngày của người nông dân như: trồng rau, cấy lúa, tát nước, gặt lúa, cuốc đất trồng rau,…để hiểu thêm về nền nông nghiệp nói chung và nền văn minh lúa nước của Việt Nam trong suốt mấy ngàn năm lịch sử.

Ngoài ra nên tổ chức thêm các cuộc thi giữa các đoàn kháchchẳng hạn thi cấy lúa nhanh, cấy lúa đẹp, thi gặt lúa, đập lúa,…để tăng tính hấp dẫn cho các hoạt động.

Khuyến khích du khách sử dụng các sản phẩm có sẵn tại địa phương và hướng dẫn họ tự làm các món ăn đặc trưng nơi đây như các hoạt động hướng dẫn họ nấu ăn, các món ăn truyền thống của làng quê. Họ tự tìm các lương thực thực phẩm trong địa phương để họ nấu. Có thể tổ chức cho họ cuộc thi nấu ăn, cuộc thi cấy lúa tổ chức các giải đểtăng tính hấp dẫn.

Bên cạnh đó, có thể tổ chức một số hoạt động khác cũng bao gồm trong các hoạt động nông nghiệp nông thôn đó là: Nghề câu cá, đánh bắt cá, nướng cá đồng, nghề chăn nuôi, hoạt động picnic đào và nướng khoai tại chỗ.

Khi áp dụng các sản phẩm du lịch này vào người dân sẽ nhận thức được rằng nghề chính của họ là làm nông nghiệp và việc duy trì nghề nông của họ chính là điểm thu hút đối với du khách.

* Đối với các sản phẩm dịch vụ

Đối với các dịch vụ cần phát triển một cách đa dạng hơn để đáp ứng du khách, mặc dù du lịch cộng đồng du khách không đòi hỏi quá cao về dịch vụ.

Nhưng vẫn phải có các dịch vụ cơ bản thiết yếu và thêm các dịch vụ bổ sung khác để du khách có thể thỏa mãn các nhu cầu của họ như các dịch vụ về rút tiền, đổi tiền, y tế, các cửa hàng bán đồ lưu niệm, cần trang trí, bài trí đẹp mắt hơn với nhiều sản phẩm đa dạng hơn.

Cần thu hút bán các sản phẩm nông sản, bán các sản phẩm do chính người dân địa phương sản xuất ra, để tạo ra dấu ấn riêng chứ không nên sao chép những sản phẩm lưu niệm ở nơi khác mang về bán. Các gia đình có nghề truyền thống như làm tương, làm kẹo cần đầu tư, và tạo ra nhiều sản phẩm keo, những chai tương chất lượng hơn nữa để mang thương hiệu cho vùng quê Đường Lâm. Cần quy hoạch hợp lý các hộ gia đình sản xuất mặt hàng thủ công, nên có nhà trưng bày các sản phẩm mà do công đồng dân cư tạo ra. Sản phẩm thủ công cần tạo ra nét đặc trưng, và văn hóa cảnh quan vùng miền đểlôi cuốn và hấp dẫn du khách thăm quan và mua sản phẩm.

Tận dụng thế mạnh của chính địa phương trong cửa hàng lưu niệm đó vừa là cách quảng bá sản phẩm nó vừa là cách tạo ra độc đáo riêng có của địa phương nơi đây, như sản phẩm lưu niệm từ rơm đây là một ý tưởng rất hay và rất mới, phù hợp với chiến lược phát triển du lịch cộng đồng tại Đường Lâm. Phát triển sản phẩm từ rơm đã giải quyết được ba vấn đề lớn đó là: Tạo ra sản phẩm lưu niệm mới phù hợp với đặc trưng cho Đường Lâm, và mang tính chất lưu niệm cho du khách, tạo thu nhập cho những người nông dân lúc nhàn rỗi và tận dụng được nguồn nhiên liệu sẵn có. Tuy nhiên nó chưa phát triển, tính thẩm mỹ của nó còn thấp, mặt trưng bày chưa được đẹp chính vì vậy nó chưa tạo ra hiệu quả.

Song song với việc phát triển sản phẩm du lịch mới, một số cảnh quan tại Đường Lâm cũng cần được cải tạo và xây dựng trên tiêu chí không làm ảnh đến kiến trúc nhà Cổ. Một số cảnh quan mà em đề xuất bao gồm:

Cảnh quan lũy tre làng: Lũy tre làng vốn là một nét văn hóa không thể thiếu ở hầu hết các làng quê bắc bộ. Ngày nay, do sự nới rộng của không gian cư

trú và sự phát triển dân số nên lũy tre làng hầu như đã biến mất chung chung làng chỉ con sót lại, một số bụi tre. Trên cơ sở đó em đề xuất việc xây dựng (phục hồi) cảnh quan tre đẹp và độc đáo ở 2 khu ngoại vi làng Mông Phụ. Việc xây dựng cảnh quan này sẽ làm tăng thêm chất quê, tăng diện tích cây xanh tại Đường Lâm, tạo ra sức hút nhất định.

Cảnh quan bến nước: Bến nước là hình ảnh không thể thiếu trong các bức tranh về làng quê Việt Nam, do đó xây dựng một bến nước mang tính tượng trưng sẽ đem lại nhiều cảm hứng cho du khách, hơn nữa bến nước này sau này sẽ là yếu tố kết hợp để cung cấp các sản phẩm du lịch liên quan đến câu cá và đánh bắt cá. Các làng tại Đường Lâm đều gần khu vực sông Tích, trong đó có một nhánh sông Tích nhỏ chảy qua Làng.Đây là điều kiện thuận lợi để xây dựng cảnh quan bến nước trong khu vực làng.

Liên kết làng cổ Đường Lâm với các điểm đến: Hiện tại, với vị trí tương đối thuận lợi của mình thì làng cổ Đường Lâm có thể có được những mối liên kết với các điểm khác nhau như Đồng Mô - Ngải Sơn, Ao Vua, Khoang Xanh, Suối Hai, Vườn quốc gia Ba Vì, CK9, cùng với đó liên kết quảng bá tạo dựng hình ảnh cho du lịch Đường Lâm để các khách du lịch quốc tế có các cuộc hành trình thăm quan Tây Bắc (Hòa Bình, Sơn La, Điện Biên) có thể ghé qua làng cổ trước khi tiếp tục cuộc hành trình.

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển du lịch cộng đồng tại Làng Cổ Đường Lâm, Hà Nội (Trang 61 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)