Kinh nghiệm phát triển dulịch cộng đồng ởLàng rau Trà Quế Hội An

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển du lịch cộng đồng tại Làng Cổ Đường Lâm, Hà Nội (Trang 30 - 32)

3. Cho điểm của cán bộ hướng dẫn (ghi cả số và chữ ):

1.3.2. Kinh nghiệm phát triển dulịch cộng đồng ởLàng rau Trà Quế Hội An

Có thể xem Làng rau Trà Quếlà nơi hình thành mô hình du lịch cộng đồng đầu tiên ở Hội An. Qua 8 năm phát triển mô hình này, làng rau Trà Quế không chỉ là thương hiệu nổi tiếng về làm rau sạch chất lượng cao mà đã trở thành điểm đến hấp dẫn đối với du khách trong và ngoài nước. Làng rau Trà Quế, xã Cẩm Hà, cách trung tâm phố hoài chừng 3 km. Vùng đất Trà Quếđược hình thành cách đây hơn 300 năm, được bao bọc bởi con sông Đế Võng và Đầm Trà Quế. Những cư dân đầu tiên đặt chân lên vùng đất này sống bằng nghề chài lưới ven sông,nhận ra sự thuận lợi của điều kiện tự nhiên nên đã hình thành làng trồng rau sử dụng màu mỡ do rau đem lại. Không cần phân bón hóa học, cây rau sống trên tơi xốp quyện với rong hóa mùn mà lên mươn mướt, tạo nên sắc thái riêng cho rau Trà Quế.

Cho đến nay Trà Quếcó hơn 220 hộlàm nghềnông nghiệp, trong đó có 130 hộ chuyên trồng rau luân canh và xen canh trên diện tích 40 ha, bây giờ đời sống của người dân đã khá hơn nhiều trước. Từ xưa đến nay, làng rau Trà Quế nổi tiếng vì có trên 20 chủng loại rau ăn lá và gia vị, đặc biệt là có nhiều loại rau không nơi nào thơm ngon bằng như húng, quế, tía tô,… già trẻ, gái trai ai nấy cũng vui tươi, phấn chấn. Bà con nông dân ởTrà Quế cho biết,tuy làm ruộng là chính nhưng thấy khách du lịch tới thăm quan, quay phim, chụp ảnh nhiều là họ vui lắm vì du khách đến đông là thu nhập của bà con tăng lên. Tại làng rau Trà Quếcó chừng gần mấy chục hộ gia đình vừa trồng rau sạch, vừa kinh doanh hình thức “ homestay” – cho du khách Việt hay nước ngoài tham gia vào việc trồng rau sạch cùng nông dân.

Rau xanh Trà Quếtrước hết phải “sạch” từ khâu chọn đất và hệ thống nước tưới không bị ô nhiễm. Đất được tăng độ mùn và tơi xốp bằng các loại phân chuồng đểhoai, phân vi sinh chế biến từ thảo mục. Cách trồng và chăm sóc truyền thống được được người người làng rau Trà Quế áp dụng với tiến bộ khoa họ kỹ thuật để sản xuất rau sạch theo quy trình khép kín. Nhờ vậy mà không ảnh hưởng đến môi trường, đến người trồng rau và đặc biệt là không ảnh hưởng trực tiếp đến người tiêu dùng. Các hộ dân đã biết cách kết hợp với các công ty lữ hành dẫn khách đến thăm quan mô hình rau sạch của mình nhằm tăng thêm thu nhập từ nghề trồng rau.

Khi nhu cầu khách thăm quan làng rau Trà Quế đã trở thành thực tế, người dân Trà Quếđã biết kết hợp với các Công Ty lữhành tổ chức tour “ Một ngày làm cư dân phố cổ với nghề trồng rau”thu hút khá đông đảo khách nước ngoài tham gia. Du khách đến đây được hướng dẫn những kỹ thuật canh tác và tự mình cuốc đất trồng rau, gánh nước tưới rau và học cánh chế biến các món ăn từ sản phẩm rau tại làng nghề. Làng rau Trà Quế đã thành điểm đến hấp dẫn thu hút ngày càng đông du khách. Ngoài nguồn thu nhập từ rau mỗi năm lên đến hàng tỉđồng , du lịch cũng đem lại nguồn lợi đáng kể.

Đến với làng rau Trà Quế, du khách có dịp thưởng thức các món ăn làm từ rau Trà Quế, như Mì Quảng tôm thịt, bánh tráng thịt heo, món tôm hữu ngọt lịm với con tôm sông và thịt heo nuôi tự nhiên - hòa với hương thơm nồng nà quyến rũ của rau húng tía, món hến xào cùng rau răm, hành nồng nàn hương vị, đã ăn một lần không thểnào quên…

Làng nghề rau truyền thống Trà Quế có cách làm du lịch rất độc đáo. Trên 30 lao động nông nhàn bắt tay vào làm du lịch. Họ sắm những bộ quần áo nông dân, dép lê, nón lá và dựng những ngôi nhà dành cho du khách nghỉ ngơi. Nếu muốn du khách sẽ được người làng rau bày cho cách cuốc đất, trồng,tưới nước và chăm bón rau. Nhưng trước khi làm “ nông dân” họ sẽ “ chiêm ngưỡng” thỏa thích các loại rau Trà Quế tại các điểm trưng bày,giới thiệu tại nhà đón khách.Đến với làng rau Trà Quế, du khách có thểhóa thân thành những nông dân thực thụ, với dép lê, nón lá được chính người nông dân nơi đây truyền đạt lại, để cùng với bà con Trà Quế tự tay trồng rau, tưới nước cho rau, cưỡi trâu đi dạo quanh làng, rồi sau đó thưởng thức những đặc sản dân quê. Đến du lịch làng rau Trà Quế du khách có thể được dạo quanh làng bằng xe đạp, bằng thuyền, được tận mắt chứng kiến nông dân trồng và chăm sóc rau.

Những năm gần đây nhờ việc trồng rau kết hợp với du lịch mà thu nhập của người dân tăng đáng kể, ngoài việc sản xuất rau bỏ cho các nhà hàng, siêu thị, các hộ gia đình còn hướng dẫn du khách trồng rau, thăm quan mô hình trồng rau an toàn của mình nhờliên kết với công ty du lịch Kha Trần mà thu nhập tăng lên đáng kể, hàng ngày có thể tiếp 3 - 4 đoàn khách du lịch đến thăm vườn, tiền hoa hồng có thể nhận được từ 300 - 500 nghìn/ đồng/ ngày. Cộng với việc bán rau, giúp người dân có nguồn thu nhập khá ổn định.

Để phát triển loại hình du lịch cộng đồng thành công ở làng Rau Trà Quế trước hết là nhờ có sự liên kết quản lý, sự quan tâm của các cấp chính quyền địa phương, sự hợp tác chặt chẽ giữa các doanh nghiệp, với cộng đồng dân cư trong giới thiệu thịtrường, quảng bá sản phẩm.

Song song với việc phát triển mô hình du lịch cộng đồng, thời gian qua chính quyền TP. Hội An tập trung tuyên truyền,phổ biến, nâng cao nhận thức của cộng đồng trong công tác bảo tồn tài nguyên, bởi đây là vốn quý để sinh lợi. Đồng thời tiến hành các hoạt động hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao nghiệp vụ để cộng đồng dân cư thực sựlà chủ thểcác hoạt động du lịch tại chỗ. Ngoài ra, chính quyền còn khuyến khích cộng đồng dân cư xây dựng mô hình lưu trú homestay và các cụm homestay, đặc biệt là ở các làng nghề, làng quê sinh thái, khuyến khích gắn kết tổ chức chương trình du lịch với các dịch vụ cộng đồng nhằm tạo việc làm, thu hút động và cải thiện thu nhập ngay tại cộng đồng. Tạo điều kiện tối đa cho các chủ hộ kinh doanh cũng như doanh nghiệp đầu tư phát triển mạnh hơn nữa nhằm đem lạ lợi ích cho nhiều người dân nhất.

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển du lịch cộng đồng tại Làng Cổ Đường Lâm, Hà Nội (Trang 30 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)