Điều kiện về chính sách phát triển dulịch cộng đồng

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển du lịch cộng đồng tại Làng Cổ Đường Lâm, Hà Nội (Trang 26 - 27)

3. Cho điểm của cán bộ hướng dẫn (ghi cả số và chữ ):

1.2.4. Điều kiện về chính sách phát triển dulịch cộng đồng

Chính sách phát triển du lịch là chìa khóa để phát triển du lịch. Những chính sách khuyến khích của nhà nước, của ngành sẽ là tiền đề thúc đẩy hoạt động du lịch phát triển, tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển thị trường khách. Chẳng hạn chính sách miễn giảm, hỗ trợ thuế cho doanh nghiệp du lịch, tạo thuận lợi về thủ tục xuất nhập cảnh, đi lại, lưu trú và miễn giảm lệ phí visa cho khách quốc tế, tăng cường đầu tư các điểm đón và hỗ trợ thông tin cho khách ở cửa khẩu,cảng du lịch...Đối với phát triển du lịch cộng đồng thì các chính sách thu hút cộng đồng địa phương tham gia vào du lịch, cải thiện cơ sở hạ tầng, hỗ trợ công tác xúc tiến quảng cáo, và thu hút đầu tư hỗ trợ kinh phí cho địa phương trong bảo tồn tôn tạo các giá trị văn hóa, làng nghề và cải thiện môi trường sống là những chính sách quan trọng đề phát triển du lịch cộng đồng.

Điều kiện chính sách của địa phương về thu hút cộng đồng địa phương vào phát triển du lịch cộng đồng

Nguồn nhân lực là một yếu tố không thể thiếu trong phát triển du lich cộng đồng.Chủ thể của các hoạt động du lịch và nguồn lợi từ các hoạt động này là hướng vào cộng đồng.Vì vậy khi phát triển du lịch cộng đồng cần thực hiện các chính sách như: Du lịch cộng đồng phải đặt lợi ích của người dân lên trên. Đây chính là nguyên tắc cơ bản tạo ra sự khác biệt giữa du lịch cộng đồng và các loại hình du lịch khác. Cộng đồng dân cư đóng vai trò xuyên suốt trong hoạt động du lịch, vừa là chủ thể tham gia trực tiếp vào hoạt động du lịch, vừa là người quản lý, có trách nhiệm bảo tồn tài nguyên du lịch,và họ cũng chính là người trực tiếp thấy được sự biến đổi (tăng hay giảm) của hệ sinh thái, môi trường, văn hóa có được duy trì hay bảo tồn hay không hoàn toàn phụ thuộc vào ý thức của người dân nơi đây. Chính vì thế nên: Du lịch cộng đồng nên đặt lợi ích của người dân lên trên, khuyến khích người dân tham gia vào các hoạt động du lịch, và chia sẻ lợi ích cho việc cho thuê nhà nghỉ, làm hướng dẫn viên du lịch, sản xuất các mặt hàng truyền thống của địa phương,…và cần có sự quản lý

và tổ chức các hoạt động lưu trú, ăn uống, hướng dẫn viên một cách bài bản chuyên nghiệp.

Chính sách đầu tư, xúc tiến, quảng bá và phát triển du lịch

Một đất nước, một địa phương có tài nguyên du lịch văn hóa đa dạng, phong phú nhưng không được sự quan tâm của Nhà nước, không nhận được sự đầu tư, không có các chương trình xúc tiến, quảng bá thì cũng không thể phát triển du lịch văn hóa được. Do đó trong quá trình phát triển du lịch văn hóa cần lựa chọn nhà đầu tư có năng lực thực hiện tốt các dự án quy hoạc, dự án bảo vệ, tồn tại tài nguyên du lịch. Ưu tiên đào tạo, tuyển dụng nguồn nhân lực du lịch là người địa phương. Đồng thời, cần phải chú trọng đẩy mạnh hơn nữa công tác xúc tiến, quảng bá hình ảnh của các điểm du lịch nước nhà thông qua các hội chợ, triển lãm du lịch trong và ngoài nước. Việc thực hiện đăng thông tin quảng cáo trên các phương tiện thông tin đại chúng, internet, các wesbite du lịch cần phải được thực hiện một cách thường xuyên và liên tục để mang lại hiệu quả cao nhất. Như vậy chính sách đầu tư, xúc tiến của nhà nước và chính quyền địa phương có vai trò quan trọng quyết định tới sựphát triển của du lịch văn hóa.

1.3. Kinh nghiệm phát triển du lịch cộng đồng ở một số nước trên thếgiới và Việt Nam.

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển du lịch cộng đồng tại Làng Cổ Đường Lâm, Hà Nội (Trang 26 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)