3. Cho điểm của cán bộ hướng dẫn (ghi cả số và chữ ):
3.1 Định hướng phát triển dulịch cộng đồng tại Hà Nội
Trong những năm qua du lịch cộng đồng có sự phát triển nhanh, có nhiều đột phá trong thu hút khách du lịch cũng như khách du lịch cũng như xây dựng các sản phẩm du lịch mới, không chỉ đóng góp trực tiếp vào việc định hướng phát triển bền vững, bảo tồn và phát huy các giá trị tự nhiên, phát huy bản sắc dân tộc của từng cộng đồng địa phương mà còn nâng cao đời sống cho người dân địa phương. Du lịch cộng đồng là loại hình du lịch dành cho du khách thích khám phá,trải nghiệm và tìm hiểu phong tục tập quán của người dân địa phương. Tham gia du lịch cộng đồng, du khách sẽ ăn, ngủ tại nhà dân, sinh hoạt và lao động cùng với người dân để khám phá những nét văn hóa bản địa độc đáo. Trước kia thì du lịch cộng đồng đã hình thành và phát triển một cách tự phát. Nhưng chỉ sau 3 năm du lịch cộng đồng tại đây đã được đưa vào “ khuôn khổ”. Khi mà ban ngành du lịch tỉnh Sơn Tây đã đưa ra những định hướng, chính sách phát triển cụ thể để thu hút du khách đến để yên tâm sử dụng các dịch vụ homestay, ăn uống, tham gia các hoạt động trải nghiệm cùng người dân địa phương.
Trong định hướng phát triển chiến lược phát triển du lịch cộng đồng Đường Lâm sẽnâng cao lợi thế cạnh tranh của mình bằng việc cung cấp các sản phẩm vật thểnhư tương, chè lam, kẹo lạc, kẹo dồi, rượu, cơ sởlưu trú mà còn có các dịch vụ tham gia sinh hoạt cùng người dân như tham gia làm đồng, quá trình làm tương, làm kẹo, hay chỉ là đơn thuần trải nghiệm không gian yên bình, mát mẻ của đồng quê Việt. Cụ thể, trên cơ sở có kiến trúc đẹp của làng cổ, Đường Lâm tạo ra những trải nghiệm thựctế mà du khách không thể có cơ hội tận hưởng một cách đầy đủ và chuyên nghiệp ở các nơi khác. Nếu vào cuối tuần, khách du lịch đến với Đông Anh, Gia Lâm để câu các và hít thở không khí trong làng tại đó thì họcũng có thểđến Đường Lâm để tận hưởng những dịch vụ đó và nhiều hơn thế.
Để thúc đẩy phát triển các loại hình du lịch tại cộng đồng, các địa phương cần có sự thay đổi để mang đến màu sắc mới đến với địa phương mình. Nhằm xây dựng thị xã Sơn Tây trở thành một trong những trung tâm du lịch văn hóa của Thủ Đô. Đồng Chí Đặng Vũ Nhật Thăng - chủ tịch UBND Thị xã cho biết
Sơn Tây đã xây dựng đề án “Bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa Sơn Tây – xứ Đoài gắn với xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh giai đoạn 2013- 2020 ban hành nghị quyết số 08 về “ tăng cường quản lý, bảo tồn và phát huy các giá trị di tích văn hóa gắn với phát triển kinh tế du lịch- dịch vụ giai đoạn 2017- 2020 và những năm tiếp theo” cùng nhiều đề án, kế hoạch, nghị quyết quan trọng khác. Chính quyền địa phương đã triển khai nhiều biện pháp đồng bộ như: Tăng cường công tác quản lý, quy hoạch, bảo tồn, tôn tạo và phát huy các di sản văn hóa, xây dựng các tour, tuyến thăm quan, đào tạo đội ngũ hướng dẫn viên, phát triển các cơ sở lưu trú, nhà hàng, khách sạn, đẩy mạnh xúc tiến thương mại, xúc tiến phát triển du lịch. Cùng với đó thị xã cũng tranh thủ sự hỗ trợ của thành phốtrong đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng trọng điểm, tạo điều kiện cho việc thu hút các dự án, các nhà đầu tư tới góp công sức đánh thức tiềm năng vùng đất cổ này,góp phần đưa Sơn Tây trở thành điểm đến hấp dẫn du khách trong và ngoài nước. Nhà nước cần xây dựng cơ chế, chính sách cụ thể về chiến lược, quy hoạch du lịch cộng đồng, hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng. Bên cạnh đó cần có các giải pháp đào tạo nguồn nhân lực, để phát triển du lịch cộng đồng mạnh hơn, đồng thời vẫn giữ gìn, bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa của mỗi địa phương. Qua đó, tạo sức bật cho du lịch cộng đồng phát triển, góp phần vào việc thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội và tạo điều kiện xóa đói giảm nghèo cho người dân ở nhiều vùng còn khó khăn.
Mục tiêu Đường Lâm đang hướng tới phấn đâu đạt 70% hộ gia đình tham gia vào hoạt động du lịch vào năm 2020 và mục tiêu gần nhất là thu hút trên 2 vạn khách đến với Đường Lâm trong năm 2020. Tin rằng,với những nỗ lực không mệt mỏi và những trái ngọt đầu tiên kểtrên, du lịch Đường Lâm sẽngày càng càng được hưởng nhiều lợi ích từ di sản và từ đó biết bảo tồn di sản quý giá của chính mình.
Tại quy hoạch phát triển thành phố Hà Nội đến năm 2020 tầm nhìn đến năm 2030 thành phố Hà Nội tập trung phát triển 6 cụm du lịch trong đó làng cổ Đường Lâm sẽ nằm trong cụm du lịch Sơn Tây Ba Vì tại các cụm này, thành phố sẽ phát triển kết cấu hạ tầng dịch vụ du lịch như: đường giao tông hệ thống vui chơi giải trí, phát triển nguồn nhân lực thúc đẩy du lịch phát triển. Nhấn mạnh về việc đa dạng hóa sản phẩm du lịch cho Đương Lâm, ông Nguyễn huy Khánh khẳng định, thị xã Sơn Tây sẽ xây dựng các tour tuyến du lịch khép kín trên địa bàn thị xã và kết nối với các vùng du lịch huyện BaVì, các tỉnh Hòa
Bình, Vĩnh Phúc, Phú Thọ, xây dựng môi trường văn hóa trong các hoạt động du lịch. Hạ tầng du lịch tại làng cổ như hệ thống biển bảng chỉ dẫn, hệ thống các gian hàng lưu niệm trưng bày và bán các sản phẩm du lịch đặc trưng của địa phương cũng được tính đến, để người dân gắn bó với di tích hào hứng hơn trong việc làm du lịch.
Việc phát triển loại hình du lịch cộng đồng mang đến nhiều lợi ích cho cả khách du lịch lẫn người dân địa phương, cũng như các công ty du lịch. Tuy nhiên bên cạnh những lợi ích hiện hữu, còn những vấn đề cần nhiều sự quan tâm, nhất là việc giữ gìn bản sắc văn hóa khỏi sự ảnh hưởng, xâm hại của văn hóa ngoại lai.