3. Cho điểm của cán bộ hướng dẫn (ghi cả số và chữ ):
2.1.1. Vị trí địa lý, diện tích
Làng cổ Đường Lâm thuộc thị xã Sơn Tây, thành phố Hà Nội. Đường Lâm cách thủ đô Hà Nội khoảng 50 km về phía Tây, cách trung tâm hành chính thị xã Sơn Tây khoảng 5km. Làng Cổ Đường Lâm là sự quy tụ của 5 thôn trong tổng số9 thôn của xã Đường Lâm thị xã Sơn Tây với diện tích tự nhiên của làng cổ khoảng 800 hecta, dân số hơn 8000 người.
Làng cổ Đường Lâm nằm bên hữu ngạn sông Hồng (bờ phía Nam) cạnh đường Quốc lộ 32, tại ngã ba giao cắt với đường Hồ Chí Minh, con sông Tích Giang chảy từ hướng hồ Suối Hai huyện Ba Vì, qua Đường Lâm, để vào thị xã Sơn Tây. Đường Lâm giáp xã Cam Thượng (tức Cam Giá Thượng) huyện Ba Vì ở phía Tây và Tây Bắc,Tây Nam giáp xã Xuân Sơn, phía Nam giáp xã Thanh Mỹ, phía Đông Nam giáp phường Trung Hưng, phía Đông giáp phường Phú Thịnh, đều của thị xã Sơn Tây, phía Bắc Đường Lâm tiếp giáp với huyện Vĩnh Tường tỉnh Vĩnh Phúc, ranh giới là sông Hồng.
Đường Lâm có 9 thôn là Mông Phụ, Cam Lâm, Cam Thịnh, Đoài Giáp, Đông Sàng, Hà Tân, Hưng Thịnh, Phụ Khang, và Văn Miếu. Trong các thôn này, trọng tâm của làng cổ ở Đường Lâm được định vị là thôn Mông Phụ, còn các làng Đông Sàng, Cam thịnh, Đoài Giáp, Cam Lâm chọn lựa nhà cổ tiêu biểu cùng với các di tích của làng, cảnh quan đặc trưng nhằm tạo ra không gian bổ trợ cho làng (Sau đây gọi chung làng cổ trọng điểm ở Đường Lâm là làng Mông Phụ và các làng cổ phụ cận như Đông Sàng, Đoài Giáp, Cam Thịnh, Cam Lâm là làng cổ ở Đường Lâm).
Xung quanh Đường Lâm là vùng đất trung du, những quả đồi thấp nối tiếp nhau như bát úp nồi vùng đồi gò với ngọn chủ sơn Ba Vì, gắn với những địa danh mang tính huyền thoại, như đồi Gươm, đồi Hổ Gầm,…kết hợp với hệ thống thực vật phong phú, đa dạng, quý hiếm, đặc biệt quan trọng là các vùng rừng tự nhiên tạo cho Đường Lâm có cảnh quan, môi trường sinh thái đẹp.