3. Cho điểm của cán bộ hướng dẫn (ghi cả số và chữ ):
2.4.2. Những mặt tiêu cực trong phát triển dulịch tại Làng Cổ Đường Lâm
Đường Lâm hiện vẫn giữ được mô hình kiến trúc cổ của một làng quê thuần Việt ở khu vực Đồng bằng Bắc Bộ. Cùng với đó, nơi đây còn là mảnh đất có những giá trị lịch sử đặc biệt - “ mảnh đất hai vua”. Thế nhưng, du lịch làng cổ Đường Lâm vẫn ở dạng tiềm năng,chưa thu hút đông kháchtham quan. Điểm yếu của Đường Lâm là sinh hoạt, lao động của người dân khá đơn điệu, tẻ nhạt. Nếu so với các điểm du lịch vùng cao đã triển khai sản phẩm này thì Đường Lâm thua kém hẳn về tính sinh động.
Người dân vẫn tập trung làm nông nghiệp chưa chú trọng đến kinh doanh du lịch. Cơ quan quản lý Nhà nước về du lịch chưa có chính sách để nâng cao ý thức của người dân vềcách du lịch chính vì vậy hoạt động du lịch vẫn mang tính manh mún, nhỏ lẻ. Nhận thức của người dân về lợi ích của du lịch còn hạn chế: Có những gia đình sống trong nhà cổ nhưng không hiểu gì về ngôi nhà mình đang sống để giới thiệu cho khách. Điều này thể hiện kiến thức văn hóa hạn chế và nhận thức thấp của người dân về du lịch
Người dân xây dựng nhiều nhà cao tầng để thay thế cho những ngôi nhà cổ, đường xá được thay vật liệu mới, đường nét thô cứng.
Dịch vụ ở Đường Lâm chưa phát triển, còn nghèo nàn nhiều dịch vụ để đáp ứng những nhu cầu thiết yếu của du khách, ảnh hưởng không nhỏ tới việc thu hút khách tham quan và nâng cao đời sống người dân. Chưa có sản phẩm du lịch đa dạng độc đáo đểníu chân khách du lịch ở lại dài ngày.
Hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật như nhà hàng, nhà nghỉ, cửa hàng bán đồ lưu niệm,…rất ít. Sản phẩm quà lưu niệm cũng không có gì đặc sắc, quanh đi quẩn lại là kẹo lạc, chè lam. Hiện nay, trên cả làng Đường Lâm mới chỉ có một khu nhà vệsinh công cộng dành cho khách du lịch.
Ngoài ra, cả khu du lịch chỉ có một bai đỗ rất nhỏ, đặt ở ngay vịtrí ngoài cổng làng, chủ yêu dành cho xe ô tô, còn xe máy thì du khách phải tìm nhà dân để gửi.
Chính quyền không kiểm tra, quản lý chặt chẽ về giá cả các loại hình dịch vụ, quy địnhgiới hạn cụ thể cho từng mức phí để đảm bảo quyền lợi cho du khách cũng như uy tín của địa phương.
Chưa quan tâm đến vấn đề vệ sinh môi trường, chính quyền địa phương chưa có biện pháp hợp lý nào để giải quyết vấn đềmôi trường.
Nguồn nhânlực còn thiếu, chưa chuyên nghiệp, dịch vụ sản phẩm còn trùng lặp, kỹnăng phương pháp đón tiếp khách còn nghiệp dư, các tiềm năng du lịch chưa được sử dụng hết, những nhà đầu tư bên ngoài tham gia phát triển du lịch còn ít và thiếu, mối liên kết chặt chẽ với du lịch các vùng lân cận chưa được chú trọng nhiều và hiêu quả còn ít, trình độ ngoại ngữ, kiến thức cho đội ngũ quản lý, hướng dẫn và người dân còn hạn chế và sớm cần nâng cấp để đáp ứng được nhu cầu đón khách, hệ thống bảng biển chỉ dẫn giới thiệu các tuyến tham quan chưa có, bãi đỗ xe ở một số điểm tham quan còn chặt hẹp, các khu vệ sinh công cộng thì ít và còn hoạt động kém.
Các quy định được đưa ra nhưng chưa được thực hiện một cách chặt chẽ dẫn đến sự quản lý thiếu sự hài hòa và làm cho khách du lịch chỉ đến một lần mà không quay trở lại.
Thiếu sự quản lí của chính quyền các ban ngành chưa có những kế hoạch cụ thể đểphát triển du lịch cộng đồng tại Đường Lâm.
Tiểu kết chương 2
Trong chương 2, tác giả đã phân tích điều kiện và thực trạng phát triển du lịch cộng đồng ởĐường Lâm, từđó đưa ra những nhận xét đánh giá về những mặt tích cực và hạn chế trong thực trạng phát triển du lịch cộng đồng tại đây. Đó cũng là tiền đềđểtác giảđề xuất các giải pháp phát triển du lịch cộng đồng ở làng cổĐường Lâm trong chương 3.
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH CỘNG ĐỒNG TẠI LÀNG CỔ ĐƯỜNG LÂM