Trong quá trình tham gia vào hoạt động du lịch, làng nghề truyền thống là đơn vị được hưởng lợi trực tiếp. Để hoạt động du lịch tại làng nghề ngày càng phát triển mạnh mẽ đòi hỏi sự nỗ lực không chỉ của các cấp, các ngành, chính
quyền địa phương, mà còn cần đến sự nỗ lực từ chính những người dân tại các làng nghề ấy. Từ thực tế phát triển du lịch, người dân tại làng nghềđã dần nhận thức được tầm quan trọng của du lịch đối với gia tăng lợi nhuận. Vì vậy, người
dân tham gia hoạt động tại các làng nghề truyền thống phải có sự nhạy bén, đưa
sản phẩm thủ công truyền thống và không gian làng nghề truyền thống của làng
nghề vào mục tiêu phát triển du lịch trên địa bàn.
Các hộ nghề cần xem xét nhu cầu thịtrường, năng lực bản thân, từ đó xây
dựng lại kế hoạch, mở rộng quy mô sản xuất, tức là mở thêm nhà xưởng, sử
dụng thêm nhiều lao động. Phải có sự cạnh tranh trong sản xuất, muốn cạnh tranh buộc phải đổi mới mẫu mã, sản phẩm phải phù hợp với nhu cầu của thị trường với chất lượng tốt hơn. Điều này sẽ giảm thiểu các hoạt động sản xuất nhỏ lẻ, manh mún chuyển đổi làm ăn với quy mô lớn, tạo sựliên kết giữa các hộ
kinh doanh sản xuất cũng như công tác làm du lịch.
Chủ động đầu tư máy móc, thiết bị công nghệ hiện đại để tăng năng suất
lao động, đáp ứng nhu cầu của thị trường cả về số lượng và chất lượng. Xây
dựng quy ước hoạt động tại làng nghề truyền thống về các vấn đề: mở rộng sản xuất, phát triển thịtrường tiêu thụ; giới thiệu việc làm cho người lao động (tham gia hoạt động sản xuất hay hoạt động du lịch hay tham gia cả 2 nhóm công
việc); đảm bảo môi trường cảnh quan tại làng nghềluôn sạch đẹp; gìn giữ phong tục, tập quán của làng nghề truyền thống .Các làng nghề truyền thống cũng nên
chủ động thống nhất hồ sơ, thủ tục, quy trình xin hưởng ưu đãi, hỗ trợ từ Nhà nước và UBND tỉnh trong việc phát triển du lịch. Cụ thể theo các mặt sau: Đào
112
tạo nghề; đổi mới máy móc, thiết bị, ứng dụng các công nghệ mới vào sản xuất
trong làng nghề; nghiên cứu, phát triển các mẫu sản phẩm mới phục vụ thị trường; xúc tiến thương mại, phát triển thị trường; đầu tư xây dựng cơ sở hạ
tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật; giảm thiểu ô nhiễm môi trường trong sản xuất.
Trong quá trình phát triển các hoạt động du lịch trên địa bàn tỉnh Thừa
Thiên - Huế xuất hiện nhiều hình thức tổ chức kinh doanh mới. Do vậy, cần tạo
điều kiện để các tổ chức kinh doanh ở làng nghề truyền thống phát triển theo xu
hướng hiện đại. Đề xuất các làng nghề nên tiến hành đẩy mạnh xã hội hóa, đa
dạng hóa các thành phần kinh tế tham gia vào quá trình phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh. Đối với hộ gia đình sản xuất trong làng nghề truyền thống phục vụ
du lịch thì đây là loại hình phù hợp với quy mô sản xuất nhỏ, trong quá trình sản xuất không đòi hỏi phân công lao động cao, có thểhuy động các hộ tham gia sản xuất bằng cách làm vệ tinh, hoặc đảm nhận sản xuất theo công đoạn nào đó cho các doanh nghiệp lớn để huy động một phần vốn đầu tư của thành phần kinh tế này như tận dụng nhà xưởng, mặt bằng sản xuất, một số thiết bị, công cụ sản xuất khác… Đối với loại hình hợp tác xã và tổ hợp tác thì phát triển các hình
thức liên kết tự nguyện của các hộ trong làng nghề để thực hiện một số khâu, một số công đoạn trong sản xuất nhằm bổ sung những thiếu hụt về vốn, thiết bị, kinh nghiệm tổ chức sản xuất. Đặc biệt là đa dạng hóa các loại hình dịch vụ cho
các hợp tác xã sản xuất hiện có ở các địa phương để mở thêm các dịch vụ cung
ứng nguyên vật liệu, đào tạo nghề, thu mua sản phẩm hoặc vận chuyển sản phẩm trong làng nghề truyền thống phục vụ du lịch.
Đề xuất hình thành các hiệp hội nghề hoặc hiệp hội làng nghề ở các làng
nghề truyên thống hay giữa làng nghề này với các cơ sở sản xuất ở làng nghề khác. hiệp hội làng nghề là đại diện cho các hộ sản xuất, các doanh nghiệp tại
các làng nghề truyền thống phục vụ du lịch, đểtham gia cùng chính quyền trong
quá trình hoạch định các cơ chế, chính sách vềphát triển kinh tế - xã hội của địa
phương nói chung và phát triển làng nghề truyền thống phục vụ du lịch nói riêng. Việc hình thành và phát triển các hiệp hội làng nghề là một đòi hỏi khách
quan trong nền kinh tế thịtrường và hội nhập quốc tế, đặc biệt đối với các ngành
nghề và các làng nghề truyền thống phục vụ du lịch đang phát triển hoặc một số
hộ làm nghề lớn sản phẩm có tiềm năng phát triển trong những năm tới.
Vì vậy, trong quá trình bố trí, cân đối các nguồn lực cho phát triển làng
113
thống nhất với các cân đối vĩ mô, với định hướng phân bốcác nguồn lực cho các ngành, các lĩnh vực làm sao phải thu hút đầu tư từcác ban ngành, cũng như các đối tác, doanh nghiệp du lịch.
3.3.3. Đề xuất đối với các doanh nghiệp lữ hành tham gia hoạt động du lịch tại các làng nghề truyền thống