Đào tạo và nâng cao kỹ năng làm du lịch cho lực lượng lao động tại làng

Một phần của tài liệu Tìm hiểu một số làng nghề truyền thống tiêu biểu ở tỉnh Thừa Thiên Huế phục vụ phát triển du lịch (Trang 98 - 100)

làng nghề truyền thống

Trong xu thế hội nhập quốc tế, tỉnh Thừa Thiên - Huế là địa phương có

một hệ thống các làng nghề truyền thống phục vụ du lịch phong phú và đa dạng,

đây là lợi thế để tỉnh có thể thực hiện mục tiêu đưa ngành kinh tế du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn. Vì vậy, bên cạnh đào tạo tay nghề cho nguồn lao

động ở các làng nghề truyền thống, thì nhu cầu cần thiết là phải đào tạo kỹ năng làm du lịch cho nguồn lao động tại làng nghề truyền thống phục vụ du lịch trên địa bàn tỉnh.

Trong những năm gần đây, doanh thu từ hoạt động du lịch tại các làng

nghề truyền thống phục vụ du lịch đã và đang mang lại hiệu quả rất lớn cho

ngành du lịch ở tỉnh Thừa Thiên - Huế. Tuy nhiên, hiện nay mô hình phát triển

các làng nghề truyền thống này chủ yếu dựa vào các chương trình dự án được tài

trợ cho tỉnh. Trên cơ sở đó, nhiều hộ gia đình ở các làng nghề truyền thống này chưa mặn mà và tin tưởng vào tính bền vững của mô hình này nên không đầu tư nâng cấp nhà cửa, ruộng vườn, làng nghề, mặc dù có rất nhiều sản vật phong

phú và nhiều nghề truyền thống độc đáo. Đó cũng bởi vì họchưa có kỹ năng làm

du lịch, không phát huy được thế mạnh của địa phương, nên nông dân khó có

thể tạo được nguồn thu nhập tối ưu từ hoạt động du lịch.

Phải quy hoạch lại các làng nghề truyền thống phục vụ du lịch trở thành điểm tham quan du lịch, sau đó định hướng cho người dân cách thức, phương pháp làm du lịch chuyên nghiệp, cũng như trang bị cho họ kỹ năng làm du lịch, doanh nghiệp lữhành và các làng nghề truyền thống phục vụ du lịch cần hợp tác

88

quả làng nghề truyền thống phục vụ du lịch ở tỉnh Thừa Thiên - Huế, cần phải chủ động tạo điều kiện cho nông dân có kỹnăng làm du lịch, cụ thể:

- Tổ chức lớp học tiếng Anh giao tiếp cho số người trong độ tuổi lao

động, còn trẻ, có khả năng tiếp thu. Đây là một trong những ưu tiên hàng đầu, là

yếu tố quan trọng trong việc thu hút lượng du khách nước ngoài đến với làng

nghề truyền thống. Bởi rào cản ngôn ngữ đôi khi khiến du khách nước ngoài không thể cảm nhận được hết giá trị của các sản phẩm truyền thống và đôi khi cũng gây khó khăn trong việc tìm hiểu các thông tin vềlàng nghề truyền thống.

- Tổ chức triển khai đào tạo tại địa phương cho những người dân đang

trực tiếp tham gia hoạt động du lịch với hai nội dung chính được đào tạo là kỹ năng tổ chức quản lý và nghiệp vụ du lịch. Mỗi khóa học nông dân làm du lịch, cần trang bị những kiến thức cơ bản như: nghệ thuật mời khách, phương pháp

bảo quản các sản phẩm nghề truyền thống, cách làm tăng giá trị đặc sản quê nhà.

Do học viên là người dân làng nghề nên có những bài học được trình giảng phải rất cụ thể, dễ hiểu. Người hướng dẫn dùng nhiều động tác thị phạm để cho học

viên hiểu những chi tiết quan trọng từ khi chào khách mới bước chân vào quán, đặt bàn mời khách ngồi đúng vị trí, chuyện trò để giữ chân khách ở lại thời gian

dài hơn, cách trả lại tiền thừa cho du khách...

Trên cơ sở đó, nhiều người dân ở làng nghề có thể sẽ trở thành những

người làm du lịch khá chuyên nghiệp. Họ sẽ tự thiết kế những tour riêng, có

những ý tưởng du lịch độc đáo mới mẻ trên chính quê hương mình; đồng thời họ

sẽ không chỉ biết làm hài lòng du khách bằng nụ cười thân thiện, bằng sự ân cần, cởi mở mà còn bằng cả những món ăn, những món quà lưu niệm. Ngoài ra, cần nâng cao kỹ năng làm du lịch cho đội ngũ lao động thuộc doanh nghiệp kinh doanh du lịch trên địa bàn tỉnh, cụ thể:

Về phía chính quyền địa phương nơi có làng nghề truyền thống có tiềm

năng phát triển du lịch cần rà soát, đánh giá lại số lượng, chất lượng, xây dựng kế hoạch và tổ chức đào tạo bồi dưỡng nâng cao trình độ quản lý, trình độ chuyên môn và ngoại ngữ cho đội ngũ cán bộ, lao động hiện có. Thường xuyên

tổ chức tập huấn nội dung quản lý Nhà nước về du lịch, về văn hóa du lịch cho

đội ngũ cán bộ và nhân dân ởcác huyện, thị xã và các xã trọng điểm về du lịch.

Đồng thời, tăng cường mở các lớp đào tạo về nghiệp vụ lễ tân, buồng, bàn, bar,

89

chỗ, đồng thời hướng dẫn cho cư dân ở làng nghề truyền thống phục vụ du lịch

cách làm du lịch.

Việc quan tâm xây dựng đội ngũ hướng dẫn viên, thuyết minh viên du

lịch ở cácđiểm du lịch tại các làng nghề truyền thống cũng là một việc làm cần thiết. Trước mắt, tập trung xây dựng, củng cố đội ngũ thuyết minh viên ở một số khu, điểm du lịch. Từ đó chỉ đạo, hướng dẫn các nhà đầu tư có kế hoạch tuyển chọn, đào tạo đội ngũ lao động là người địa phương ngay từ khi bắt đầu triển

khai đầu tư dựán để bố trí sử dụng khi dựán hoàn thành.

3.2.3. Phát triển th trường cho sn phm của làng nghề truyn thng đồng thời tăng cường vốn đầu tư cho phát triển làng nghề truyn thng phc v du

Một phần của tài liệu Tìm hiểu một số làng nghề truyền thống tiêu biểu ở tỉnh Thừa Thiên Huế phục vụ phát triển du lịch (Trang 98 - 100)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(135 trang)