Xuất với chính quyền địa phương

Một phần của tài liệu Tìm hiểu một số làng nghề truyền thống tiêu biểu ở tỉnh Thừa Thiên Huế phục vụ phát triển du lịch (Trang 121 - 122)

Phát triển làng nghề gắn với du lịch sẽ tạo ra quá trình sản xuất tại chỗ thông qua việc cung ứng các sản phẩm hàng hóa của các làng nghềcũng như các

dịch vụ du lịch, tạo thêm việc làm cho người lao động nông thôn. Mặt khác, việc

đưa hoạt động du lịch về với các làng nghề truyền thống không chỉ tạo ra một nguồn thu nhập mới cho người dân làng nghề, mà còn góp phần không nhỏthúc đẩy phát triển nghề truyền thống ở địa phương bằng việc tạo ra những sản phẩm

có hàm lượng, đặc trưng văn hóa cao đáp ứng nhu cầu du khách.

Chính quyền địa phương cần có quy hoạch tổng thể và chi tiết phát triển

làng nghề, có kế hoạch khuyến khích, động viên nghệ nhân, mở rộng các mô hình truyền nghề; thành lập các quỹ hỗ trợ đào tạo về tay nghề; thường xuyên để nâng cao trình độ chuyên môn của lực lượng thợ; cần có các phương án giữ gìn, khôi phục và phát triển làng nghề truyền thống lâu dài và bền vững.

Công tác đầu tư và khai thác dịch vụ làng nghề cần có định hướng rõ ràng, đề nghị phải có một đầu mối thống nhất, đầu tư phải đi liền với việc khai

thác với kinh phí ban đầu tốn kém, mất nhiều thời gian nghiên cứu đầu tư để tạo sản phẩm. Quảng bá, xúc tiến là vấn đề cần thiết đến với du khách và các hãng

lữ hành, tránh tình trạng khi đã có tour, sản phẩm thì cho mạnh ai nấy làm, giá

cả không thống nhất, chất lượng không đồng bộ,... vấn đề này ảnh hưởng rất lớn

đến công tác đầu tư từphía doanh nghiệp.

Công tác quy hoạch, phát triển làng nghề cần phải có sự quan tâm đầu tư đúng mức, nhất là hệ thống giao thông đường bộ, bãi đậu xe, khu vực tham quan, phục vụ các dịch vụ vui chơi giải trí, mua sắm lưu niệm,… Tuyên truyền

và phổ cập các kiến thức chuyên môn về lịch sử, du lịch, giữ gìn vệ sinh cảnh

111

cho du khách cần được quan tâm chú trọng; thành lập hợp tác xã du lịch làng

nghề truyền thống chuyên nghiệp. Công tác quảng cáo tiếp thị cần được quan

tâm và đầu tư có chiều sâu, nhất là thông qua hệ thống Internet, email, trang web

đểđưa hình ảnh các sản phẩm truyền thống và làng nghề lan tỏa rộng khắp. Tổ chức thường xuyên các đợt tham quan và học tập kinh nghiệm; tham

gia các hội chợ thương mại hàng hóa để có dịp tiếp cận với thị truờng trong và ngoài nước, qua đó có điều kiện cọ xát, học tập kinh nghiệm, nghiên cứu mẫu

mã, kiểu dáng đồng thời giới thiệu và quảng bá sản phẩm.

Một phần của tài liệu Tìm hiểu một số làng nghề truyền thống tiêu biểu ở tỉnh Thừa Thiên Huế phục vụ phát triển du lịch (Trang 121 - 122)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(135 trang)