Bài học kinh nghiệm rút ra cho tỉnh Thừa Thiên – Huế trong việc phát

Một phần của tài liệu Tìm hiểu một số làng nghề truyền thống tiêu biểu ở tỉnh Thừa Thiên Huế phục vụ phát triển du lịch (Trang 31 - 32)

triển làng nghề truyn thng phc v du lch

Trên cơ sở kinh nghiệm của một số tỉnh của Nhật Bản và Thái Lan và một số tỉnh, thành trong cả nước về phát triển làng nghề truyền thống gắn liền với phục vụ du lịch, có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm để tỉnh Thừa Thiên - Huế tham khảo và vận dụng trong quá trình phát triển làng nghề truyền thống gắn liền với phục vụ du lịch tương xứng với tiềm năng và yêu cầu phát triển

ngành du lịch của tỉnh.

Một là, phát triển làng nghề truyền thống phục vụ du lịch phải gắn với quá trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa nông thôn, với xu hướng phát triển du lịch hiện đại. Trong các tour du lịch làng nghề thì việc đưa du khách đến để tham quan, mua sắm và trải nghiệm là cần thiết. Trong đó, sự kết hợp chặt chẽ giữa

ngành du lịch và các nhà triển lãm các sản phẩm làng nghề truyền thống cấp quốc gia và địa phương. Khai thác hiệu quả các chương trình kết nối giữa làng

nghề với nhau hay giữa làng nghề với các điểm du lịch văn hóa trên địa bàn tỉnh.

Hai là, chú trọng phát triển nguồn nhân lực có khả năng kế tục phát triển

các làng nghề truyền thống phục vụ du lịch về ý thức, giá trị của việc bảo tồn

các làng nghề truyền thống; tạo điều kiện để thế hệ trẻ làm quen các phương pháp, công nghệ sản xuất truyền thống, vật liệu nhằm tạo sự hiểu biết đúng đắn về giá trị của các làng nghề truyền thống phục vụ du lịch trong tương lai. Từđó,

mới tạo được niềm đam mê cho thế hệ trẻ về bảo tồn và phát triển làng nghề

truyền thống. Có cơ chế phân bổ lợi ích hợp lý giữa các chủ thể tham gia vào công việc phát triển làng nghề truyền thống phục vụ du lịch.

Ba là, nâng cao vai trò của Nhà nước và chính quyền địa phương trong

việc hỗ trợ, giúp đỡ về vốn và các chính sách phù hợp để thúc đẩy làng nghề

truyền thống phát triển, tạo điều kiện thuận lợi cho làng nghề truyền thống tham

gia vào các tour du lịch, người dân được hưởng lợi từ du lịch.

Bốn là, tăng cường sự hợp tác giữa các làng nghề truyền thống với doanh nghiệp kinh doanh lữ hành, đểxây dựng, thiết lập và triển khai các chương trình

du lịch nhằm thu hút du khách đến với làng nghề. Đồng thời có nhiều hình thức kết hợp hài hòa giữa hoạt động du lịch với các làng nghề truyền thống hiệu quả.

Năm là, từng bước xây dựng thương hiệu sản phẩm cho từng làng nghề

truyền thống phục vụ du lịch, phát triển các hoạt động quảng bá về làng nghề.

21

chính thức sản phẩm của làng nghề truyền thống. Xây dựng chiến lược quảng bá lâu dài để đưa hình ảnh làng nghề đến với du khách cả ở trong nước và nước

ngoài.

1.3. Tổng quan vềcác làng nghề truyền thống tại tỉnh Thừa Thiên – Huế

Thừa Thiên - Huếlà một tỉnh giàu đẹp, có nhiều tài nguyên du lịch, phong cảnh hữu tình, con người hiền hòa, mến khách, với bề dày văn hóa truyền thống

lâu đời, nhất là được kế thừa di sản Thế giới Cố đô Huế và nhiều di sản văn hóa

phi vật thể. Những năm qua, ngành du lịch tỉnh Thừa Thiên - Huế đã phát triển mạnh mẽ, ghi dấu trên bản đồ du lịch cả nước, trở thành điểm đến thân thuộc của du khách bốn phương. Tại địa bàn tỉnh hiện nay, bên cạnh những loại hình

du lịch nổi trội, hấp dẫn như du lịch sinh thái, du lịch nghỉ dưỡng thì loại hình

du lịch làng nghề truyền thống đang ngày càng thể hiện được sức hút, sự quan

tâm của du khách không chỉở những sản phẩm thủ công tinh xảo, cầu kỳ mà còn ở chính sự trải nghiệm đầy lý thú mà du khách sẽ được chiêm nghiệm thông qua

chuyến hành trình về các làng nghề truyền thống này.

1.3.1. Các nguồn lc ch yếu to tiền đề đểphát triển làng nghề truyn thng phc v du lch tnh Thừa Thiên – Huế

Một phần của tài liệu Tìm hiểu một số làng nghề truyền thống tiêu biểu ở tỉnh Thừa Thiên Huế phục vụ phát triển du lịch (Trang 31 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(135 trang)