Giải pháp Marketing, quảng bá thương hiệu làng nghề, sản phẩm dul ịch

Một phần của tài liệu Tìm hiểu một số làng nghề truyền thống tiêu biểu ở tỉnh Thừa Thiên Huế phục vụ phát triển du lịch (Trang 108 - 111)

Tỉnh Thừa Thiên - Huế có điều kiện thuận lợi để thực hiện các chương trình khôi phục và nâng cao giá trị truyền thống của làng nghề truyền thống phục vụ du lịch, vì Huế được chọn là thành phố để xây dựng và phát triển thành thành phố Festival của Việt Nam. Đây là điều kiện thuận lợi để hoàn thiện và phát triển các loại hình dịch vụ du lịch tại các làng nghề truyền thống phục vụ

du lịch trên địa bàn Tỉnh.

Thông qua các dịp Festival và các lễ hội hàng năm, tỉnh Thừa Thiên - Huế

98

làng nghề truyền thống phục vụ du lịch trên địa bàn tỉnh nhằm thu hút du khách trong và ngoài nước. Qua đó, có thể thực hiện các dịch vụ đi kèm như quảng

cáo, quảng bá thương hiệu sản phẩm của các làng nghề truyền thống một cách có hiệu quả với thông tin chính xác đến tận người tiêu dùng và du khách trên cả nước. Đồng thời, tạo điều kiện cho du khách trong và ngoài nước tiếp cận trực tiếp với công nghệ sản xuất truyền thống của các làng nghề truyền thống này và

họ có thể tự trải nghiệm bằng nhiều cách như tự thiết kế những sản phẩm của

các làng nghề truyền thống dưới sự hướng dẫn, giúp đỡ của các nghệnhân để họ có thể tìm hiểu một cách sâu sắc và đầy đủ hơn về tính nghệ thuật cũng như giá

trị truyền thống lâu đời của các làng nghề truyền thống trên địa bàn tỉnh, giúp cho du khách có những kỉ niệm đặc biệt tại các làng nghề truyền thống phục vụ

du lịch trên địa bàn tỉnh sau chuyến tham quan của họ. Đây cũng là cách quảng

cáo hiệu quả thương hiệu và giá trị của các làng nghề truyền thống phục vụ du lịch.

Chính quyền địa phương nơi có làng nghề truyền thống cần khảo sát, điều

tra, đánh giá một cách toàn diện các nghề, làng nghề truyền thống. Xem xét các

tiềm năng, lợi thế của từng ngành nghề, sản phẩm truyền thống, so sánh với sản phẩm cùng loại trên thịtrường để hiểu biết lợi thế cạnh tranh của sản phẩm, làng

nghề của Thừa Thiên - Huế; tăng cường khai thác thông tin thị trường, tìm hiểu nắm bắt nhu cầu, thị hiếu của khách hàng vềcác mặt hàng thủcông truyền thống

để cung cấp định hướng cho các cơ sở xuất cải tiến thiết kế mẫu mã phù hợp. Để

thực hiện được mục tiêu phát triển du lịch bền vững gắn kết với phát triển làng

nghề truyền thống phục vụ du lịch, chiến lược quảng bá và tiếp thị sản phẩm du lịch của làng nghề truyền thống phục vụ du lịch ở tỉnh Thừa Thiên - Huế đóng vai trò quan trọng, là cầu nối giữa du khách với giá trị truyền thống độc đáo, riêng có của địa phương. Chiến lược quảng bá và tiếp thị sản phẩm du lịch của

làng nghề truyền thống phục vụ du lịch có nhiều điểm khác biệt so với chiến

lược quảng bá và tiếp thị sản phẩm thông thường, cụ thểnhư sau:

- Địa điểm phân phối và tiêu thụ sản phẩm du lịch của làng nghề truyền thống thường cũng chính là ở nơi sản xuất, do đó các cuộc triển lãm trưng bày và bán sản phẩm thủ công mỹ nghệ cần thường xuyên được tổ chức ở địa

phương hoặc ở những khu vực tiêu thụ lớn. Như vậy, có thể khắc phục được những khó khăn cơ bản trong quá trình tiêu thụ sản phẩm này ở tỉnh Thừa Thiên

99

khác nhau, đặc biệt là lễ hội Festival làng nghề truyền thống Huế tổ chức định kỳ vào các năm lẻ.

- Xây dựng nhà triển lãm các sản phẩm làng nghề quốc gia nói chung và ở

tỉnh Thừa Thiên - Huế nói riêng. Nhà triển lãm này cần được xây dựng để lưu

giữ tài liệu về địa phương có nghề thủ công truyền thống có giá trị cho phát

triển ngành du lịch và thu hút các dự án đầu tư phát triển làng nghề truyền thống phục vụ du lịch của tỉnh; nên tổ chức các hội nghị, hội thảo liên quan đến làng

nghề truyền thống một cách thường xuyên tại nhà triển lãm này để trao đổi

thông tin và kinh nghiệm phát triển du lịch tại các làng nghề truyền thống trên địa bàn tỉnh. Hoạt động tại các làng nghề truyền thống của tỉnh Thừa Thiên - Huế đều hướng đến mục tiêu phát triển chung của cả nước là phát triển các loại

hình dịch vụ du lịch của làng nghề truyền thống phục vụ du lịch phải phù hợp với thị hiếu, nhu cầu và tiêu chuẩn của du khách nhưng phải đảm bảo giữ được bản sắc và giá trị truyền thống trong từng sản phẩm du lịch đó.

- Thực hiện hoạt động xúc tiến du lịch hiệu quả ở tỉnh Thừa Thiên - Huế: Xây dựng hình ảnh làng nghề truyền thống phục vụ du lịch ở tỉnh Thừa Thiên - Huế như là một điểm đến không thể bỏ qua của du khách khi đến Huếthông qua phương tiện thông tin đại chúng như các kênh truyền hình, báo và tạp chí du

lịch, các chương trình và tour du lịch trong và ngoài nước. Có thể tạo ra một slogan hấp dẫn, gây tò mò cho du khách, ví dụ như: "Hành trình đến vi x

Huế không chỉ dành cho kẻ mộng mơ, mà còn là một hành trình đích thực ca s tri nghiệm. Đến với làng nghề truyn thng Huế để bắt đầu cuc tri nghim của chính bạn ".

- Học hỏi kinh nghiệm từ các nước trên thế giới, tỉnh Thừa Thiên - Huế

cần tập trung phát triển làng nghề truyền thống phục vụ du lịch theo hướng "Mỗi

làng một sản phẩm" để tạo ra sản phẩm du lịch đặc sắc, riêng có nhằm xây dựng

hình ảnh, thương hiệu nhất định của từng làng nghề, từ đó tạo điều kiện thuận lợi để gia tăng thu nhập cho người dân tại làng nghề từ hoạt động du lịch, đồng thời vẫn giữđược giá trị truyền thống của các làng nghề truyền thống này.

Hơn nữa, hoạt động sản xuất của làng nghề truyền thống nhìn chung là đa

dạng và khó xác định được bản quyền sở hữu trí tuệ, vì vậy để từng bước tạo giá

trị và uy tín của làng nghề truyền thống phục vụ du lịch trong nền kinh tế thị trường, tỉnh cần có kế hoạch phối hợp với các ngành liên quan về thương mại, khoa học công nghệ, công nghiệp, để tuyên truyền, vận động cũng như trợ giúp

100

các cơ sở sản xuất trong các làng nghề truyền thống và hiệp hội ngành nghề đăng kí, bảo vệ thương hiệu sản phẩm của cơ sở sản xuất và thương hiệu của

làng nghề truyền thống phục vụ du lịch để tăng giá trị và tính thương mại của sản phẩm trên thị trường, nhằm thu hút người dân cũng như du khách đến tham

quan và trải nghiệm tại các làng nghề truyền thống phục vụ du lịch trên địa bàn

tỉnh. Do đó, cần chú trọng xây dựng thương hiệu, đăng ký nhãn mác sản phẩm cả trong và ngoài nước để đảm lợi ích của doanh nghiệp, hộ kinh doanh trong

làng nghề truyền thống phục vụ du lịch. Quảng bá sản phẩm làng nghề truyền thống phục vụ du lịch trên mạng Internet, thông qua đó tìm bạn hàng mới, tiếp

xúc trực tiếp với mọi đối tác để mở rộng sản xuất kinh doanh. Đối với những mặt hàng xuất khẩu ra nước ngoài cần chủ động trong khâu thiết kế mẫu mã, chào hàng nhằm từng bước chủ động trong sản xuất và tiếp cận khách hàng

Chú trọng công tác xúc tiến thương mại cho hoạt động du lịch của các làng nghề truyền thống phục vụ du lịch để tăng cường khả năng tiếp cận thị trường trong nước và ngoài nước bằng cách thông qua nhiều hình thức như

quảng cáo, tổ chức triển lãm, hội chợ trong nước và quốc tế. Đồng thời tổ chức

nghiên cứu, nắm bắt và cung cấp thông tin về thị trường như: thông tin hàng hóa, chất lượng và giá cả hàng hóa, khách hàng, điều kiện mua bán của khách hàng, phương thức mua bán và thị hiếu của người tiêu dung. Phát huy tối đa vai trò làm đầu mối của Hiệp hội làng nghề nhằm tạo mối liên kết hợp tác chặt chẽ

giữa các doanh nghiệp trên địa bàn với các địa phương khác trên cả nước, giúp các làng nghề tìm kiếm thị trường, dự án đầu tư, các kênh tiêu thụ sản phẩm,

điều hòa nguồn nguyên liệu. Tạo điều kiện thuận lợi và hỗ trợ một phần kinh phí để các nghệ nhân và thợ lành nghề tại các làng nghề truyền thống phục vụ du lịch được đi tham quan, học tập, tìm hiểu thị trường hoặc thuê gian hàng để

tham gia hội chợ, triển lãm giới thiệu sản phẩm ởtrong và ngoài nước.

Một phần của tài liệu Tìm hiểu một số làng nghề truyền thống tiêu biểu ở tỉnh Thừa Thiên Huế phục vụ phát triển du lịch (Trang 108 - 111)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(135 trang)