trình Festival, hội chợ, triển lãm
Thời gian gần đây, bên cạnh việc tăng cường đầu tư về cơ sở hạ tầng, cơ
sở lưu trú, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực,… thì làng nghề truyền thống ở
tỉnh Thừa Thiên – Huế cũng rất cần một hướng đi đúng đắn trong việc đa dạng
hóa các sản phẩm tại không gian làng nghềvà tại những hoạt động tiêu biểu như
Festival Nghề truyền thống Huế hay tại các hội trợ, triển lãm ở trong và ngoài nước.
Việc đa dạng hóa các sản phẩm tại không gian làng nghề cần có sự
chuyển biến từ những thay đổi nhỏ nhất đối với các sản phẩm truyền thống. Ví
dụ, với nghề làm tranh dân gian ở làng Sình, bên cạnh những chủ đề tranh cơ
bản chủ yếu phục vụ cho việc thờ cúng thì cần sự vào cuộc của các nhà nghiên
cứu tranh dân gian, các họa sĩ cũng như nghệ nhân trong việc làm đa dạng chủ đề của dòng tranh này. Chủ đề tranh làng Sình có thể rộng mở hơn, khai thác
về nhiều đề tài khác như: hình ảnh các danh lam thắng cảnh nổi tiếng, hình ảnh
lao động của nông dân hay thợ thủ công,... Còn tại làng nón Thủy Thanh ngoài
mẫu nón lá bài thơ truyền thống các nghệ nhân nên vận dụng tài năng, sức sáng
tạo để nghiên cứu mô hình nón phá cách hay tạo sự thay đổi trong cấu tạo chiếc nón để nón lá thông dụng hơn, phù hợp với cuộc sống hiện đại ngày
nay. Ngoài công dụng để đội đầu, người nghệ nhân còn có thể biến tấu chiếc
nón trở thành những sản phẩm lưu niệm đẹp mắt từ việc ghép từng chiếc nón
nhỏ lại với nhau, tạo thành các hình như: hình loài vật, hình biểu tượng của các điểm du lịch (cây cầu, mái đình,...).
Ngoài việc thay đổi mẫu mã các sản phẩm sao cho thiết thực, phù hợp
hơn, thì làng nghề truyền thống nên chú trọng vào độ tuổi, giới tính của du
khách để sản xuất các sản phẩm áp ứng được nhu cầu của mọi đối tượng
khách hàng từ người già, phụ nữ, giới trẻ đến thiếu nhi, sinh viên,… Ví dụ, với
đối tượng khách là thiếu nhi có thể sản xuất các mặt hàng lưu niệm như chậu cây
nhỏ bằng gốm, biểu tượng các danh nhân văn hóa bằng gốm, hay chiếc chuông gió từ sản phẩm nón lá kích thước nhỏ, cũng có thể là hộp đựng bút bằng đồng với hình dạng các nhân vật hoạt hình được trẻem yêu thích,…
107
Tại các mùa Festival Nghề truyền thống Huế hay hội chợ, triển lãm điều
đầu tiên các làng nghề nên chú trọng chính là công tác trưng bày gian hàng. Gian hàng của làng nghềcó thực sự gây được ấn tượng với du khách hay không chính là bởi công đoạn này. Bên cạnh việc sắp xếp, trưng bày sản phẩm sao cho thuận mắt thì chủ các gian hàng có thể trưng bày các mô hình từ chính những sản phẩm của làng nghề tạo thành. Ví dụ như, với làng nón Thủy Thanh có thể
tạo ra mô hình chuông gió từ nón lá ghép lại, hay tô điểm cho những chiếc nón lá trởnên rực rỡ sắc màu đểtrang trí xung quanh gian hàng, tạo sự chú ý đối với du khách.
Trong các dịp Festival nên thiết kế riêng một khu vực trình diễn, trải nghiệm bên cạnh các gian hàng trưng bày, kết hợp tổ chức các cuộc thi tay nghề dành cho những nghệ nhân, trong đó có thể đưa chủ đề của các mùa Festival các năm vào làm chủ đề tại các cuộc thi này. Đây sẽ là cơ hội để những nghệ nhân, những người thợ bậc cao tại làng nghề truyền thống tham gia trổ tài,
thể hiện tay nghề; tạo nguồn động lực, khơi dậy niềm đam mê, theo đuổi nghề
truyền thống của cha ông; đồng thời tạo ra điểm nhấn mới mẻ cho các mùa
Festival để thu hút khách du lịch. Bên cạnh các cuộc thi dành cho những người thợ ởcác làng nghề truyền thống, thì tại các dịp Festival hay hội chợcũng có thể
tổ chức các cuộc thi cho chính những du khách tham gia. Ví dụnhư: Cuộc thi
làm tranh dân gian, thi làm gốm, thi làm nón lá, phần thưởng sau cuộc thi có thể là các món quà lưu niệm mang hình ảnh của làng nghề. Trong cuộc thi cũng nên
lồng ghép vào đó các phần thi trả lời câu hỏi, các câu hỏi liên quan đến lịch sử làng nghề, các điểm tham quan tại làng nghề, các công đoạn làm nên các sản phẩm thủ công truyền thống,… Đây sẽlà một sân chơi để du khách thể hiện sự
hiểu biết, am hiểu về các làng nghề, cũng như là một kênh thông tin cung cấp
thêm cho du khách vềcác làng nghề truyền thống trên địa bàn tỉnh hiện nay.
Ngoài ra, trong mùa lễ hội nên xây dựng thêm không gian triển lãm giới thiệu về làng nghề và tài nguyên du lịch làng nghề . Ví dụ, các triển lãm trưng bày những sản phẩm đúc đồng tiêu biểu đã gây được tiếng vang lớn của làng đúc đồng Phường Đúc; bên cạnh đó, có thể trưng bày thêm những bức tranh,
ảnh sống động miêu tả hoạt động trong cuộc sống thường ngày hay nét đẹp
trong lao động của người thợ Phường Đúc; trình chiếu những phóng sự, những đoạn phim ngắn tại triển lãm giới thiệu về nghề đúc đồng cũng như các thắng cảnh, điểm tham quan ở Phường Đúc. Chính quyền địa phương nơi
108
có làng nghề truyền thống cũng nên tìm hiểu và cập nhật liên tục thông tin về
việc mở các hội chợ, triểm lãm về nghề và làng nghề cả ở trong và ngoài nước
đểnhanh chóng đăng ký tham gia, đưa hình ảnh làng nghề ngày càng được biến
đến rộng rãi hơn.
Cần đưa vào các dịp Festival, hội chợ, triển lãm những chương trình
giới thiệu các tour du lịch, trong đó áp dụng các mức giá khuyến mại hấp dẫn
dành cho du khách. Hiện nay, các điểm đến tại làng nghề truyền thống chưa tạo
được sức nóng nhất định cho du khách, vì vậy việc đưa ra mức giá hấp dẫn cho
các Tour làng nghề hay các mức giá sale sẽ là một cách làm phù hợp đểtăng sự quan tâm của khách đến với các làng nghề. Ví dụ như, du khách đến tham quan
và lựa chọn mua các sản phẩm gốm tại gian hàng của làng gốm Phước Tích sẽ
nhận được voucher giảm giá 10% - 30% cho các tour du lịch đến làng gốm.
Điều này vừa làm tăng sản lượng gốm bán ra lại vừa thu hút nhiều du khách đến với làng nghề truyền thống.
3.3. Một sốđề xuất nhằm phát triển du lịch tại các làng nghề truyền thống ở tỉnh Thừa Thiên – Huế