Xây dựng kế hoạch về đăng ký kinhdoanh

Một phần của tài liệu Tài liệu Thực thi pháp luật về đăng ký kinh doanh trên địa bàn (Trang 52 - 57)

Đối với Sở KH&ĐT TP Hà Nội mục tiêu thực thi pháp luật về ĐKKD là hướng tới tăng chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (Provincial Competitiveness Index - PCI) (trong đó có các chỉ số chi phí gia nhập thị trường; chỉ số dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp; chỉ số tính minh bạch và tiếp cận thông tin; chỉ số chi phí không chính thức).

Nhận thức được các quan điểm cải cách ĐKDN quốc gia, dự báo được tình hình ĐKDN của Thành phố có nhiều biến động, Ban giám đốc Sở KH&ĐT TP Hà Nội đã sớm quan tâm xây dựng chính sách, quy định và thực hiện các biện pháp để chỉ đạo công tác thực thi pháp luật về ĐKDN của Sở. Các hoạt động của Sở KH&ĐT Hà Nội xây dựng kế hoạch về ĐKKD bao gồm:

2.3.1.1. Tuyên truyền, phổ biến, quán triệt nội dung, ý nghĩa, tầm quan trọng của công tác ĐKKD nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm, tạo sự thống nhất ý chí và hành động của từng cán bộ, công chức.

Việc tuyên truyền đã được triển khai thành một hoạt động thường xuyên của Sở KH&ĐT Hà Nội. Nội dung tuyên truyền gồm có:

- Tuyên truyền về pháp luật doanh nghiệp (trong đó có pháp luật về ĐKKD) đối với các doanh nghiệp, các chủ thể có nhu cầu ĐKKD;

- Tuyên truyền về quy trình thủ tục của Phòng ĐKKD; - Tuyên truyền về các lĩnh vực có liên quan.

2.3.1.2. Rà soát, ban hành các văn bản chỉ đạo, điều hành đưa văn bản pháp luật vào thực tiễn

Trên cơ sở nghiên cứu, tổng hợp các văn bản quy phạm pháp luật Sở KH&ĐT Hà Nội đã xây dựng các văn bản hướng dẫn theo nguyên tắc triệt để tôn trọng tính thượng tôn của pháp luật.

Các văn bản về ĐKKD trên địa bàn TP Hà Nội đã được ban hành bao gồm:

Các quy định về quản lý hoạt động ĐKKD của Sở:

- Quy chế tổ chức, hoạt động của bộ phận tiếp nhận và trả kết quả giải quyết TTHC của Sở, ban hành lần đầu theo Quyết định số 66/QĐ-KH&ĐT ngày 26/03/2007, sửa đổi bổ sung vào tháng 10/2009 [18];

- Quy định về xử lý vi phạm trong giải quyết TTHC của Sở ban hành lần đầu theo Quyết định số 263/QĐ-KH&ĐT ngày 24/10/2006, sửa đổi bổ sung vào tháng 9/2010 [19];

KH&ĐT ngày 29/5/2009;

- Quy định về phân công thực hiện công tác ĐKKD của Sở ban hành theo Quyết định số 150/QĐ-KH&ĐT ngày 06/10/2008 [20];

- Quy chế phối hợp thực hiện công tác ĐKKD trong nội bộ Sở ban hành theo Quyết định số 144/QĐ-KH&ĐT ngày 29/05/2014 [21];

- Quyết định số 84/2009/QĐ-UBND ngày 01/07/2009 của UBND TP Hà Nội về việc ban hành quy định thực hiện cơ chế 01 cửa liên thông trong giải quyết công việc của tổ chức, cá nhân tại các cơ quan quản lý hành chính nhà nước thuộc TP Hà Nội [22];

- Quyết định số 100/2009/QĐ-UBND ngày 11/09/2009 của UBND TP Hà Nội ban hành quy chế quản lý doanh nghiệp hoạt động theo Luật Doanh nghiệp và hộ kinh doanh trên địa bàn TP Hà Nội [37].

Các quy trình quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO về ĐKDN

- Sổ tay quản lý chất lượng của Sở, ban hành năm 2010 [23];

- Quy trình tiếp nhận và giải quyết TTHC về ĐKDN (ban hành vào năm 2006 và sửa đổi lần 1 vào tháng 4/2007 và sửa đổi lần thứ 2 vào tháng 8/2013) [24];

- Quy trình tiếp nhận và giải quyết TTHC về cung cấp thông tin ĐKDN được ban hành vào tháng 8/2013 [25]. Quy trình gồm 3 phần chính đối với 3 trường hợp ĐKDN chính (áp dụng đối với hồ sơ thành lập mới doanh nghiệp, hoặc các trường hợp làm phát sinh mã số doanh nghiệp mới; Áp dụng đối với hồ sơ thay đổi nội dung ĐKDN, không dẫn đến thay đổi mã số doanh nghiệp và áp dụng giải quyết hồ sơ ĐKDN đối với các trường hợp khác).

- Quy trình xử lý các hành vi vi phạm hành chính về ĐKDN của doanh nghiệp hoạt động theo Luật Doanh nghiệp (ban hành vào năm 2007 và sửa đổi lần 1 vào tháng 4/2010) [26];

- Quy trình tiếp nhận và giải quyết khiếu nại tố cáo của Sở, ban hành vào tháng 8/2013 [25].

Các quy định về cơ cấu, tổ chức bộ máy quản lý ĐKDN:

- Quy định chức năng nhiệm vụ của các đơn vị thuộc Sở ban hành theo Quyết định số 125/QĐ-KH&ĐT ngày 24/04/2014 [27];

KH&ĐT ngày 29/5/2009 [28];

- Quy chế văn hóa công sở của Sở, ban hành theo Quyết định số 272/QĐ- KH&ĐT ngày 29/5/2009 [30];

- Các Quy chế hoạt động của các đơn vị thuộc Sở: Quy chế hoạt động của Phòng ĐKKD số 1, Quy chế hoạt động của Phòng ĐKKD số 2, Quy chế hoạt động của Phòng ĐKKD số 3, Quy chế hoạt động của Văn Phòng Sở, Quy chế hoạt động của Thanh tra Sở, Quy chế hoạt động của Trung tâm hỗ trợ doanh nghiệp.

2.3.1.3. Chuẩn bị phương án nhân sự phục vụ cho công tác thực thi pháp luật về Đăng Ký Kinh Doanh.

Hà Nội đã tổ chức thi tuyển và lựa chọn được những ứng viên, nhân sự mới có trình độ chuyên môn góp phần cải thiện công tác ĐKDN. Cụ thể:

Về biên chế của Phòng ĐKKD thuộc Sở: chỉ tiêu biên chế của Phòng ĐKKD nằm trong biên chế hành chính của Sở KH&ĐT TP Hà Nội được UBND Thành phố giao hàng năm. Tính đến tháng 11 năm 2013, đội ngũ cán bộ của 3 Phòng ĐKKD của Sở gồm có tổng số 44 cán bộ chuyên viên (bao gồm công chức và nhân viên hợp đồng); gồm 22 nam và 22 nữ, cụ thể là Phòng ĐKKD số 1 có 15 cán bộ, Phòng ĐKKD số 2 có 16 cán bộ và Phòng ĐKKD số 3 có 13 cán bộ. Tiêu chí Tổng số Phòng ĐKKD số 1 Phòng ĐKKD số 2 Phòng ĐKKD số 3 Số lượng 44 15 16 13 Nam 22 5 10 7 Nữ 22 10 6 6 Công chức 38 13 14 11 Chuyên viên chính 6 2 3 1 Chuyên viên 32 11 11 10 Nhân viên hợp đồng 6 2 2 2 Trình độ đại học 30 11 8 11 Trình độ sau đại học 14 4 8 2 Đảng viên 35 11 14 10 Bồi dưỡng QLNN 44 15 16 13 Lãnh đạo Phòng 11 3 4 4 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Nguồn: (Theo tài liệu của Sở KH&ĐT TP Hà Nội )

Về trình độ chuyên môn của đội ngũ cán bộ ĐKKD của Sở: gồm có trình độ cử nhân các chuyên ngành Luật học, quản lý kinh tế để hoàn thành nhiệm vụ ĐKDN. Đội ngũ cán bộ ĐKDN đều có trình độ chuyên môn và học vấn tương đối cao và đồng đều (các chuyên ngành luật, kinh tế, hành chính công...) có 100% cán bộ trình độ học vấn đại học và sau đại học (14 thạc sỹ chiếm gần 30%); 100% cán bộ trình độ lý luận chính trị trung và cao cấp.

Về năng lực chuyên môn của đội ngũ cán bộ ĐKKD đáp ứng đủ các yêu cầu sau: kiến thức chuyên môn (kiến thức chung, pháp luật, nghiệp vụ, nghiệp vụ ĐKDN...); kỹ năng thực hành chuyên môn (kỹ năng thực hành chuyên môn, kỹ năng làm việc theo nhóm, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng báo cáo, tổng hợp và tham mưu đề xuất, đánh giá) và thái độ và đạo đức nghệ nghiệp (thái độ, đạo đức và nhu cầu hoàn thiện bản thân...).

Hiện nay điểm mạnh nhất trong thực thi ĐKKD của Sở chính là năng lực chuyên môn của đội ngũ cán bộ ĐKKD, đã góp phần quan trọng mang lại hiệu quả quản lý ĐKDN của Sở. Đội ngũ cán bộ ĐKKD có phẩm chất đạo đức tốt, có kỹ năng chuyên môn nghiệp vụ vững vàng, có tinh thần trách nhiệm, chủ động sáng tạo trong công việc. Tuy nhiên trong đó vẫn còn tồn tại một số cán bộ nhận thức chưa đầy đủ, toàn diện về công việc ĐKDN, tinh thần trách nhiệm trong quản lý nhà nước chưa cao, tác phong bàn giấy thiếu thực tế, còn tâm lý ngại va chạm, né tránh tiếp xúc với doanh nghiệp; cũng có trường hợp thái độ giao tiếp và hướng dẫn cho cá nhân, tổ chức chưa đúng mực nên gây bức xúc.

Công tác tập huấn, thực tế hiện nay cho thấy công tác xây dựng quy trình và quy định ĐKDN của Sở KH&ĐT TP Hà Nội đã và đang gặp phải các khó khăn, vướng mắc do nhiều yếu tố nhưng phần lớn là lý do chủ quan, ngoài ra còn do cơ chế chính sách của Nhà nước, Thành phố đối với công tác thực thi ĐKDN chưa được hoàn thiện.

2.3.1.4. Vận hành hệ thống công nghệ thông tin phục vụ công tác ĐKKD

Sở KH&ĐT TP. Hà Nội đã đưa vào triển khai dịch vụ công mức độ 3 trong thực hiện công tác cấp GCN ĐKKD qua mạng;

Hoàn thành việc chuyển hóa dữ liệu từ dữ liệu của cơ quan ĐKKD của TP Hà Nội sang cổng thông tin quốc gia về ĐKDN.

Một phần của tài liệu Tài liệu Thực thi pháp luật về đăng ký kinh doanh trên địa bàn (Trang 52 - 57)