2.1.1.Các quy định của pháp luật hiện hành về đăng ký kinh doanh ở Việt Nam Nam
Quy định của pháp luật hiện hành về ĐKKD là các quy định tập trung vào hướng dẫn thủ tục đăng ký kinh doanh cho các doanh nghiệp, các chủ thể kinh doanh khác như cá nhân kinh doanh, hộ kinh doanh cá thể…tuy nhiên các văn bản này đều có liên quan đến mọi lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp, bao gồm đăng ký thành lập, tổ chức quản lý, nguyên tắc hoạt động, tổ chức lại, chuyển đổi, giải thể và phá sản doanh nghiệp. Hiện nay, hệ thống văn bản về ĐKDN bao gồm:
1. Luật Doanh nghiệp số 68/2014/QH13 gồm 10 Chương 213 Điều, được Quốc Hội thông qua và ban hành ngày26/11/2014. Luật này quy định về việc thành lập, tổ chức quản lý, tổ chức lại, giải thể và hoạt động có liên quan của doanh nghiệp, bao gồm công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh và doanh nghiệp tư nhân; quy định về nhóm công ty (Điều 1). Luật này thay thế Luật Doanh nghiệp 60/2005/QH11 được Quốc Hội thông qua và ban hành ngày 29/11/2005.
2. Nghị định 78/2015/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp được Chính phủ ban hành ngày 14/09/2015. Nghị định này quy định chi tiết về hồ sơ, trình tự, thủ tục đăng ký doanh nghiệp; đăng ký hộ kinh doanh; quy định về cơ quan đăng ký kinh doanh và quản lý nhà nước về đăng ký doanh nghiệp. Nghị định này thay thế Nghị định số 43/2010/NĐ–CP về đăng ký doanh nghiệp được Chính phủ ban hành ngày 15/04/2010.
3. Nghị định 96/2015/NĐ-CP ngày 19/10/2015 hướng dẫn Luật Doanh nghiệp. Nghị định này quy định chi tiết Điều 10, Điều 44, Điều 189 và Điều 208 của Luật Doanh nghiệp. Nghị định này thay thế Nghị định số 102/2010/NĐ-CP ngày 01/10/2010 của Chính Phủ hướng dẫn chi tiết thi hành một số điều của Luật
Doanh nghiệp liên quan đến thành lập, tổ chức quản lý, hoạt động, tổ chức lại và giải thể doanh nghiệp [9];
4. Nghị định 05/2013/NĐ-CP sửa đổi quy định về TTHC của Nghị định 43/2010/NĐ-CP về ĐKDN được Chính phủ thông qua ngày 09/01/2013 [10].
5. Nghị định số 155/2013/NĐ-CP ngày 11/11/2013 quy định về xử phạt hành chính trong lĩnh vực KH&ĐT [11]. Nghị định này quy định về hành vi vi phạm hành chính, hình thức xử phạt, mức phạt, biện pháp khắc phục hậu quả, thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính và thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực KH&ĐT.
6. Nghị định 116/2008/NĐ-CP được Chính phủ ban hành ngày 14/11/2008 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ KH&ĐT [12].
7. Nghị quyết 59/NQ-CP năm 2015 triển khai thi hành Luật doanh nghiệp và Luật đầu tư do Chính phủ ban hành và có hiệu lực từ ngày 07/08/2015 [13];
8. Quyết định 10/2007/QĐ-TTg ban hành hệ thống ngành kinh tế của Việt Nam do Thủ tướng Chính phủ ban hành ngày 23/01/2007 và có hiệu lực kể từ ngày 26/02/2007 [32];
9. Quyết định 337/QĐ-BKH năm 2007 quy định nội dung hệ thống ngành kinh tế của Việt Nam do Bộ trưởng Bộ KH&ĐT ban hành và có hiệu lực ngày 10/04/2007 [4];
10. Quyết định số 1659/QĐ-TTG của Thủ tướng Chính phủ về việc thành lập Cục Quản lý ĐKKD trực thuộc Bộ KH&ĐT [34];
11. Quyết định số 1908/QĐ-BKH ngày 8/11/2010 về chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của Cục Phát triển doanh nghiệp;
12. Thông tư 01/2013/TT-BKHĐT hướng dẫn về ĐKDN do Bộ KH&ĐT ban hành [5]. Thông tư này hướng dẫn chi tiết về:
Hồ sơ, trình tự, thủ tục đăng ký thành lập và đăng ký thay đổi các nội dung đã đăng ký đối với công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh và doanh nghiệp tư nhân.
Hồ sơ, trình tự, thủ tục đăng ký thành lập và đăng ký thay đổi nội dung đăng ký hoạt động đối với chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp.
Hồ sơ, trình tự, thủ tục đăng ký thành lập và đăng ký thay đổi nội dung đăng ký đối với hộ kinh doanh.
Hồ sơ, trình tự, thủ tục đăng ký giải thể công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh, doanh nghiệp tư nhân và hộ kinh doanh, chấm dứt hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh.
13. Công văn 4211/BKHĐT-ĐKKD năm 2015 hướng dẫn áp dụng quy định về ĐKDN do Bộ KH&ĐT ban hành và có hiệu lực ngày 26/06/2015 [6].
Như vậy có thể thấy rằng, các quy định của pháp luật hiện hành về ĐKDN ở Việt Nam tương đối hoàn chỉnh và đồng bộ. Bên cạnh đó, chất lượng của hệ thống văn bản pháp lý này cũng được nâng cao, tiếp cận với thông lệ quốc tế, đáp ứng được từng bước yêu cầu hội nhập.