Về các loại giấy tờ có giá được phát hành

Một phần của tài liệu Tài liệu Thực thi pháp luật về phát hành giấy tờ có giá tại Ngân hàng (Trang 56 - 58)

Trước hết, theo quy định của Ngân hàng Nhà nước, các TCTD được phát hành các loại giấy tờ có giá như: Kỳ phiếu, tín phiếu, chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu [11, Điều 2, Khoản 1].

Còn căn cứ theo Quy định số 6440/QĐ-NHBL ngày 14 tháng 10 năm 2014 của BIDV, thì ngân hàng này ghi nhận các loại giấy tờ có giá rất khác nhau trong thực tiễn nghiệp vụ ngân hàng của mình. Cụ thể, tại Khoản 1 Điều 6 của Quy định số 6440/QĐ-NHBL, ghi nhận các loại giấy tờ có giá khác nhau dưới dạng chứng nhận tiền gửi do BIDV phát hành như:

a) Thẻ tiết kiệm có kỳ hạn: Được sử dụng cho khách hàng gửi tiết kiệm có kỳ hạn.

b) Sổ tiết kiệm không kỳ hạn: Được sử dụng cho khách hàng gửi tiết kiệm không kỳ hạn.

c) Chứng nhận quyền sở hữu chứng chỉ tiền gửi dài hạn (Chứng chỉ tiền gửi dài hạn ghi sổ): Được sử dụng cho khách hàng gửi tiền dưới dạng chứng chỉ tiền gửi dài hạn , thời hạn từ 12 tháng trở lên, loại ghi sổ.

d) Chứng nhận quyền sở hữu chứng chỉ tiền gửi ngắn hạn (Chứng chỉ tiền gửi ngắn hạn ghi sổ): Được sử dụng cho khách hàng gửi tiền dưới dạng chứng chỉ tiền gửi , thời hạn dưới 12 tháng, loại ghi sổ.

e) Chứng nhận quyền sở hữu kỳ phiếu (Kỳ phiếu ghi sổ): Được sử dụng cho khách hàng gửi tiền dưới dạng kỳ phiếu.

f) Chứng chỉ tiền gửi dài hạn ghi danh: Được sử dụng cho khách hàng gửi tiền dưới dạng chứng chỉ tiền gửi, thời hạn từ 12 tháng trở lên, loại ghi danh.

g) Chứng chỉ tiền gửi dài hạn vô danh: Được sử dụng cho khách hàng gửi tiền dưới dạng chứng chỉ tiền gửi, kỳ hạn từ 12 tháng trở lên, loại vô danh.

h) Chứng chỉ tiền gửi ngắn hạn ghi danh: Được sử dụng cho khách hàng gửi tiền dưới dạng chứng chỉ tiền gửi, thời hạn dưới 12 tháng ngắn hạn, loại ghi danh.

i) Chứng chỉ tiền gửi ngắn hạn vô danh: Được sử dụng cho khách hàng gửi tiền dưới dạng chứng chỉ tiền gửi, kỳ hạn dưới 12 tháng, loại vô danh.

j) Kỳ phiếu ghi danh: Được sử dụng cho khách hàng gửi tiền dưới dạng kỳ phiếu, loại ghi danh.

k) Kỳ phiếu vô danh: Được sử dụng cho khách hàng gửi tiền dưới dạng kỳ phiếu, loại vô danh.

l) Sao kê tiền gửi thanh toán, tiền gửi có kỳ hạn: Khi khách hàng mở tài khoản tiền gửi và có yêu cầu cung cấp sao kê, Chi nhánh cấp sao kê cho khách hàng theo quy định của BIDV.

m) Các loại chứng nhận tiền gửi khác theo quy định đặc thù của từng loại tài khoản tiền gửi (nếu có) [4, Điều 6, Khoản 1].

Các mẫu chứng nhận tiền gửi này được xây dựng theo mẫu riêng do BIDV xây dựng được ghi nhận tại Khoản 2 Điều 6 Quy định số 6440/QĐ- NHBL ngày 14 tháng 10 năm 2014 của BIDV (xem Phụ lục).

Ngoài ra, trong quy chế nghiệp vụ của BIDV còn ghi nhận một biến thể khác của chứng nhận tiền gửi là “Ấn chỉ tiền gửi” được định nghĩa tại khoản 1 Điều 2 của Quy định số 6440/QĐ-NHBL như sau: “Ấn chỉ tiền gửi: Là loại ấn phẩm được thiết kế, chế bản, in ấn theo mẫu mã quy định để sử dụng chung trong nghiệp vụ nhận tiền gửi của BIDV. Ấn chỉ tiền gửi bao gồm các loại chứng nhận tiền gửi và các ấn chỉ phục vụ trong giao dịch tiền

gửi” [4, Điều 2, Khoản 1]. Theo một cách phân loại khác, Điều 2 của Thông tư số 34/2013/TT-NHNN lại phân loại giấy tờ có giá thành 02 loại: Giấy tờ có giá ghi danh; giấy tờ có giá vô danh.

Thực tiễn cho thấy, mặc dù có quy định về các chủ thể được thực hiện nghiệp vụ phát hành giấy tờ có giá nhưng mỗi chủ thể được phát hành loại giấy tờ có giá nào lại chưa được ghi nhận cụ thể trong quy chế hoạt động của BIDV. Như vậy, để thực hiện nghiệp vụ này, các đơn vị cấp dưới luôn phải xin ý kiến thông qua của đơn vị đầu mối của mình ở Hội sở/Ban giám đốc về phương án phát hành. Điều này làm giảm đi tính chủ động của các đơn vị kinh doanh đồng thời làm gia tăng công việc hành chính cho đội ngũ lãnh đạo, đơn vị hội sở.

Một phần của tài liệu Tài liệu Thực thi pháp luật về phát hành giấy tờ có giá tại Ngân hàng (Trang 56 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)