Chiến lược phát triển thị trường tiền tệ và hệ thống ngân hàng

Một phần của tài liệu Tài liệu Thực thi pháp luật về phát hành giấy tờ có giá tại Ngân hàng (Trang 41 - 44)

Kinh tế - xã hội nước ta năm 2014 diễn ra trong bối cảnh kinh tế thế giới phục hồi chậm sau suy thoái toàn cầu. Các nền kinh tế lớn phát triển theo hướng đẩy nhanh tăng trưởng nhưng có nhiều yếu tố rủi ro trong việc điều chỉnh chính sách tiền tệ. Trong khi đó, nhiều nền kinh tế mới nổi gặp trở ngại từ việc thực hiện chính sách thắt chặt để giảm áp lực tiền tệ. Bên cạnh đó, khu vực đồng EURO bị ảnh hưởng mạnh bởi các biện pháp trừng phạt kinh tế giữa các nước trong khu vực do tình hình chính trị bất ổn tại một số quốc gia, nhất là khu vực châu Âu.

Mặc dù tình hình kinh tế thế giới có nhiều biến động thất thường do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế năm 2008 song nền kinh tế của nước ta vẫn có những bước phát triển tương đối bền vững. Theo báo cáo của Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia, kinh tế Việt Nam trong năm 2014 khả quan hơn 2013 với ổn định kinh tế vĩ mô được duy trì vững chắc, tăng trưởng kinh tế phục hồi rõ nét và đồng đều, thị trường tài chính có những chuyển biến tích cực, cân đối ngân sách được cải thiện. Khó khăn của của doanh nghiệp và hộ gia đình cũng giảm bớt. Năm 2014 là năm thứ 4 Việt Nam thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011 - 2015. Mặc dù thống kê cho thấy kinh tế Việt Nam đã xuất hiện dấu hiệu phục hồi, nhưng năng suất và sức cạnh tranh của nền kinh tế vẫn chưa mấy được cải thiện. Theo số liệu do Tổng

Cục Thống kê công bố, năm 2014 là năm đầu tiên trong kế hoạch 5 năm (2011 - 2015) kể từ 2011 đến nay, tăng trưởng kinh tế không chỉ về đích mà còn vượt kế hoạch. So với kế hoạch chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế 5,8% mà Quốc hội đưa ra thì năm 2014 đạt 5,98% quả là con số đáng mừng cho nền kinh tế Việt Nam. Mức tăng trưởng năm 2014 cao hơn mức tăng trưởng 5,25% của năm 2012 và 5,42% của năm 2013 cho thấy dấu hiệu tích cực của nền kinh tế trước bối cảnh chính trị có nhiều bất ổn [27]. Mức tăng trưởng có dấu hiệu hồi phục này đã giúp cho nền kinh tế vĩ mô có được sự ổn định - mục tiêu mà Việt Nam theo đuổi trong nhiều năm nay, đặc biệt là sau khi lạm phát lên tới trên 20% trong năm 2008 - năm đầu tiên Việt Nam chịu tác động của khủng hoảng kinh tế toàn cầu.

Trước bối cảnh đó, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Đề án Phát triển ngành ngân hàng Việt Nam đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 làm cơ sở để xây dựng và phát triển hệ thống ngân hàng đáp ứng nhu cầu phát triển. Theo đó, Chính phủ đặt mục tiêu phát triển cho các TCTD, trong đó có BIDV là:

Cải cách căn bản, triệt để và phát triển toàn diện hệ thống các tổ chức tín dụng theo hướng hiện đại, hoạt động đa năng để đạt trình độ phát triển trung bình tiên tiến trong khu vực ASEAN với cấu trúc đa dạng về sở hữu, về loại hình tổ chức tín dụng, có quy mô hoạt động lớn hơn, tài chính lành mạnh, đồng thời tạo nền tảng đến sau năm 2010 xây dựng được hệ thống các tổ chức tín dụng hiện đại, đạt trình độ tiên tiến trong khu vực Châu á, đáp ứng đầy đủ các chuẩn mực quốc tế về hoạt động ngân hàng, có khả năng cạnh tranh với các ngân hàng trong khu vực và trên thế giới. Bảo đảm các tổ chức tín dụng, kể cả các tổ chức tín dụng nhà nước hoạt

động kinh doanh theo nguyên tắc thị trường và vì mục tiêu chủ yếu là lợi nhuận. Phát triển hệ thống tổ chức tín dụng hoạt động an toàn và hiệu quả vững chắc dựa trên cơ sở công nghệ và trình độ quản lý tiên tiến, áp dụng thông lệ, chuẩn mực quốc tế về hoạt động ngân hàng thương mại… Hình thành thị trường dịch vụ ngân hàng, đặc biệt là thị trường tín dụng cạnh tranh lành mạnh, bình đẳng giữa các loại hình tổ chức tín dụng, tạo cơ hội cho mọi tổ chức, cá nhân có nhu cầu hợp pháp, đủ khả năng và điều kiện được tiếp cận một cách thuận lợi các dịch vụ ngân hàng. Ngăn chặn và hạn chế mọi tiêu cực trong hoạt động tín dụng.

… Tạo điều kiện cho các tổ chức tín dụng trong nước nâng cao năng lực quản lý, trình độ nghiệp vụ và khả năng cạnh tranh. Bảo đảm quyền kinh doanh của các ngân hàng và các tổ chức tài chính nước ngoài theo các cam kết của Việt Nam với quốc tế. Gắn cải cách ngân hàng với cải cách doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp nhà nước. Tiếp tục củng cố, lành mạnh hoá và phát triển các ngân hàng cổ phần; ngăn ngừa và xử lý kịp thời, không để xảy ra đổ vỡ ngân hàng ngoài sự kiểm soát của Ngân hàng Nhà nước đối với các tổ chức tín dụng yếu kém… Phương châm hành động của các tổ chức tín dụng là An toàn - Hiệu quả - Phát triển bền vững - Hội nhập quốc tế [24].

Về định hướng phát triển thị trường tiền tệ, Chính phủ đã chỉ rõ rằng thị trường tiền tệ phải phát triển theo hướng an toàn, đồng bộ và mang tính cạnh tranh cao nhằm tạo cơ sở quan trọng cho hoạch định và điều hành chính sách tiền tệ, huy động và phân bổ có hiệu quả các nguồn lực tài chính, giảm thiểu rủi ro cho các TCTD. Củng cố, phát triển thị trường liên ngân hàng với cơ chế

hoạt động thông thoáng, đồng thời tăng cường vai trò của Ngân hàng Nhà nước trong giám sát, điều hành hoạt động thị trường. Phát triển thị trường đấu thầu trái phiếu, tín phiếu kho bạc và thị trường mở. Đẩy mạnh hoạt động đại lý phát hành chứng khoán của Chính phủ. Tăng số lượng và chủng loại chứng khoán có độ an toàn và tính thanh khoản cao được phép giao dịch trên thị trường mở; đồng thời nới lỏng các hạn chế tiếp cận thị trường đối với các TCTD. Tăng cường sự liên kết hoạt động và quản lý, điều hành giữa các thị trường tiền tệ bộ phận; giữa thị trường tiền tệ và thị trường chứng khoán. Hạn chế can thiệp hành chính vào hoạt động của thị trường tiền tệ. NHTMCP là chủ thể của thị trường tiền tệ. Hoạt động phát hành giấy tờ có giá của NHTMCP được thực hiện trên nguyên tắc đảm bảo quyền tự chủ của ngân hàng và đảm bảo sự an toàn cho hệ thống ngân hàng và thị trường tiền tệ.

Một phần của tài liệu Tài liệu Thực thi pháp luật về phát hành giấy tờ có giá tại Ngân hàng (Trang 41 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)