Khái quát về thực thi pháp luật về phát hành giấy tờ có giá

Một phần của tài liệu Tài liệu Thực thi pháp luật về phát hành giấy tờ có giá tại Ngân hàng (Trang 37 - 41)

ngân hàng thƣơng mại cổ phần

Thực thi pháp luật (hay còn được gọi là thực hiện pháp luật), theo quan niệm chung nó là những hoạt động, phương thức và quá trình làm cho những quy định pháp luật được áp dụng trong thực tiễn mà biểu hiện của nó là việc thực hiện pháp luật của các tổ chức, cá nhân trong cuộc sống xã

hội và việc áp dụng pháp luật (hay còn gọi là thi hành pháp luật) của các cơ quan, người có thẩm quyền, nhằm thực hiện trong thực tế các quy phạm pháp luật trong mọi tình huống cụ thể của cuộc sống. Nói cách khác, thực thi pháp luật là việc làm hiện thực hoá các quyền và nghĩa vụ của các chủ thể pháp luật trong đời sống xã hội.

Nhà nước ban hành các văn bản quy phạm pháp luật nhằm xác định những khả năng xử sự của mọi cá nhân, tổ chức. Khả năng đó chỉ trở thành hiện thực trong đời sống khi các chủ thể pháp luật thực hiện nghiêm chỉnh pháp luật. Thực hiện đúng đắn và nghiêm chỉnh pháp luật là một yêu cầu khách quan của quản lý nhà nước và xã hội bằng pháp luật. Pháp luật được ban hành nhiều nhưng ít đi vào cuộc sống thì điều đó chứng tỏ công tác quản lý nhà nước kém hiệu quả. Chính vì vậy, xây dựng pháp luật và thực hiện pháp luật là hai hoạt động có quan hệ chặt chẽ với nhau. Nhà nước sử dụng pháp luật như là phương tiện để thực hiện sự quản lý đối với xã hội, và đây là nguyên tắc hiến định: “Nhà nước quản lý xã hội bằng pháp luật, không ngừng tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa”.

Như vậy, thực hiện pháp luật là một quá trình hoạt động có mục đích làm cho những quy định của pháp luật đi vào cuộc sống, trở thành những hành vi thực tế hợp pháp của các chủ thể pháp luật.

Nói cách khác, việc thực hiện thực tế các quy phạm pháp luật, đó là bằng hành vi cụ thể của mình, các chủ thể pháp luật khi tham gia vào các quan hệ pháp luật, đã bằng các hành vi của mình thực hiện các quy phạm pháp luật phù hợp với các quy định đã được đưa ra.

Thực thi pháp luật về phát hành giấy tờ có giá tại NHTMCP có những nội dung cơ bản sau đây:

- Chủ thể thực thi pháp luật về phát hành giấy tờ có giá rất đa dạng, gồm: Ngân hàng phát hành giấy tờ có giá, khách hàng mua giấy tờ có giá, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam khi nhận bảo đảm bằng giấy tờ có giá;

- Áp dụng pháp luật về phát hành giấy tờ có giá nhằm bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của ngân hàng và khách hàng;

- Thực thi pháp luật về phát hành giấy tờ có giá nhằm đảm bảo sự an toàn của hệ thống ngân hàng, hạn chế rủi ro và hiện tượng phá sản ngân hàng;

- Việc thực thi pháp luật về phát hành giấy tờ có giá được thực hiện tốt sẽ tạo nguồn vốn hoạt động cho ngân hàng, trên cơ sở đó tạo điều kiện cho ngân hàng mở rộng hoạt động kinh doanh, tìm kiếm lợi nhuận.

Kết luận Chƣơng 1

Phát hành giấy tờ có giá là một trong những nghiệp vụ cơ bản của hệ thống ngân hàng, giúp tạo nguồn tín dụng chủ động đồng thời là một nguồn tài sản để NHTMCP sử dụng để huy động nguồn vốn trong điều kiện cần thiết. Là một trong các loại tài sản được ghi nhận trong hoạt động giao dịch dân sự, tài chính ngân hàng, tuy nhiên với một số đặc trưng khác với các loại tài sản khác, giấy tờ có giá phải do các NHTMCP phát hành hoặc giữa các NHTMCP trong hệ thống ngân hàng theo một trình tự và điều kiện luật định.

Ở pháp luật nhiều quốc gia, quy định hoạt động phát hành giấy tờ có giá cũng gắn liền với các NHTMCP và đồng thời có gắn cả trách nhiệm của Ngân hàng Trung ương và Chính phủ trong việc đảm bảo tính thanh khoản của giấy tờ có giá sau khi phát hành tới công chúng.

Như vậy, với các đặc thù về chủ thể, trình tự và nội dung, hoạt động phát hành giấy tờ có giá hiện nay tại các NHTMCP đang được điều chỉnh bởi không chỉ các quy định pháp luật ngân hàng mà còn gắn liền với hoạt động dân sự.

Chương 2

THỰC TIỄN THỰC THI PHÁP LUẬT VỀ PHÁT HÀNH

GIẤY TỜ CÓ GIÁ TẠI NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN BIDV

Một phần của tài liệu Tài liệu Thực thi pháp luật về phát hành giấy tờ có giá tại Ngân hàng (Trang 37 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)