Mai Thị Ánh Tuyết An Giang

Một phần của tài liệu BienBan21-10 (Trang 26 - 27)

Kính thưa Quốc hội,

Trước tiên tôi đồng tình với Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý của Thường vụ Quốc hội về dự thảo Luật đo lường để kịp ban hành Luật đáp ứng được yêu cầu trong điều kiện phát triển kinh tế-xã hội, đặc biệt là trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay thì tôi xin có một số ý kiến.

Thứ nhất là về chính sách xã hội về hoạt động đo lường tại Điều 5 thì chúng ta biết rằng trong thực tế hiện nay thì tổ chức hệ thống kiểm định phương tiện đo chỉ đáp ứng được 60-70% nhu cầu, con số này thực tế còn lớn rất nhiều và bên cạnh đó công việc sản xuất phương tiện đo trong nước hiện nay còn hạn chế và rất bất cập chưa đáp ứng được yêu cầu trong sản xuất, đáp ứng vấn đề này về số lượng các doanh nghiệp sản xuất phương tiện đo thì thiếu tính chuyên nghiệp. Do đó, vấn đề đặt ra là làm sao tập trung đẩy mạnh xã hội hóa trong vấn đề phương tiện đo là việc rất cấp thiết trong điều kiện hiện nay. Tuy nhiên, trong dự thảo luật có quy định tại Điều 5 thì chỉ quy định vấn đề xã hội hóa rất chung chung cho 4 đối tượng là đầu tư thiết bị và duy trì chuẩn đo lường.

Thứ hai là kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm. Thứ ba là sản xuất chuẩn đo lường, phương tiện đo. Thứ tư là đào tạo và tư vấn về đo lường.

Tôi cho rằng trong điều kiện chúng ta đẩy mạnh vấn đề xã hội hóa mà chúng ta chỉ nêu 4 nội dung chung chung như thế thì nó chưa đủ hành lang pháp lý để chúng ta tác động vấn đề xã hội hóa trong hoạt động đo lường. Do đó, tôi đề nghị nội dung này cần phải bổ sung thêm hoạt động về đầu tư xây dựng cơ sở vật chất ứng dụng nghiên cứu khoa học, công nghệ, các hoạt động kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm đảm bảo chất lượng phù hợp với điều kiện tiêu chuẩn quốc tế và của quốc gia. Bên cạnh đó thì quy định này cần phải cụ thể, rõ ràng hơn để tạo hành lang pháp lý để các thành phần kinh tế tham gia do đó đề nghị nên quy định nội dung xã hội hóa này thành một điều riêng và quy định các cơ chế chính sách hoạt động xã hội hóa trong hoạt động đo lường cần phải cụ thể hơn để huy động nhiều nguồn lực trong và ngoài nước tham gia hoạt động đo lường.

Vấn đề thứ hai, về hoạt động thanh tra thì trong hoạt động thanh tra có dự thảo quy định là thanh tra đo lường sẽ giao cho thanh tra Bộ khoa học và công nghệ và thanh tra của Sở khoa học và công nghệ của tỉnh, thành phố trong khi thực tế hiện nay lực lượng thanh tra của hệ thống thanh tra từ Trung ương đến địa phương thì rất mỏng, tại các địa phương thường chỉ có 2 - 5 thanh tra viên thực

hiện thanh tra của các Sở khoa học và công nghệ, nay chúng ta lại thêm nhiệm vụ thanh tra về hoạt động đo lường mà trong hoạt động đo lường này rất phức tạp và rất cần thiết trong điều kiện hiện nay. Do đó cần phải quy định rõ thêm về tăng cường số lượng, chất lượng cũng như cơ chế phối hợp giữa các ngành để thực thi trách nhiệm về công tác thanh tra trong hoạt động đo lường để đáp ứng nhu cầu ngày càng phát triển, nhất là trong bối cảnh chúng ta hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay.

Về vấn đề xử lý vi phạm, tôi rất đồng tình ý kiến của đại biểu Dung mới trình bày về mức xử phạt, bên cạnh đó đề nghị vấn đề xử lý vi phạm pháp luật về đo lường có quy định: trường hợp mức phạt vượt mức phạt cao nhất theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính hiện hành thì Chánh thanh tra Bộ khoa học và công nghệ hoặc Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố thực hiện xử phạt. Nếu chúng ta quy định như vậy rất chung chung và sẽ rất khó thực hiện, bên cạnh đó sẽ không thống nhất trong việc thực thi trách nhiệm giữa các nơi và các tỉnh. Do đó trường hợp vượt mức phạt cao nhất đề nghị nên quy định cụ thể hơn trường hợp này có thể để tạo tính răn đe nên quy định tùy trường hợp tính chất, mức độ vi phạm có thể truy cứu hình sự đối với những trường hợp vi phạm gây ra hậu quả nghiêm trọng, chúng ta có thể xử lý truy cứu hình sự.

Về vấn đề trách nhiệm quản lý nhà nước về đo lường, tôi đồng tình với quy định trong dự thảo, tuy nhiên quản lý nhà nước về đo lường hiện nay còn rất nhiều bất cập trong việc đầu tư, sử dụng và phát huy hiệu quả. Chúng ta biết rằng có nơi đầu tư về chuẩn đo lường rất lớn, rất hiện đại nhưng vấn đề xử lý lại không hiệu quả và vấn đề quản lý rất lỏng lẻo, bên cạnh đó có những nơi có nhu cầu lại không được đầu tư do đó không đáp ứng được các yêu cầu phát triển hiện nay. Đề nghị trong vấn đề đo lường cần phải quy định trách nhiệm nhà nước về phân cấp trong việc xây dựng định hướng kế hoạch, trong việc xây dựng, đầu tư, sử dụng, duy trì, quản lý chuẩn đo lường một cách hiệu quả và đi vào nề nếp hơn, giúp cho công tác xây dựng định hướng, kế hoạch, quản lý, sử dụng chuẩn đo lường trong hoạt động đo lường ngày càng đi vào nề nếp và nâng cao chất lượng.

Tôi có một số ý kiến như vậy, xin hết. Xin cám ơn Quốc hội.

Một phần của tài liệu BienBan21-10 (Trang 26 - 27)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(43 trang)
w