Văn Vẻ Thái Bình

Một phần của tài liệu BienBan21-10 (Trang 35 - 37)

Kính thưa Quốc hội,

Tôi nhất trí cao với Báo cáo tiếp thu, giải trình của Ủy ban thường vụ Quốc hội do đồng chí Phan Xuân Dũng - Chủ nhiệm Ủy ban khoa học công nghệ và môi trường trình bày. Để góp phần nâng cao hơn nữa chất lượng văn bản luật và tính khả thi của luật khi được Quốc hội thông qua. Tôi xin đóng góp một số ý kiến sau đây:

Một, về mức độ cụ thể của luật. Trong dự thảo Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật đo lường, Ủy ban thường vụ Quốc hội có nêu: "Thực hiện chủ trương Luật quy định phải cụ thể để có thể áp dụng ngay khi có hiệu lực thi hành, hạn chế tối đa quy định khung". Tuy nhiên dự thảo luật còn ít nhất 4 vấn đề được chuyển giao cho Chính phủ và 14 vấn đề chuyển giao trực tiếp cho Bộ khoa học và công nghệ hoặc Bộ trưởng Bộ khoa học và công nghệ. Đề nghị cố gắng đưa vào luật những vấn đề cụ thể hơn để luật có thể thực hiện được ngay sau khi được Quốc hội thông qua.

Mặt khác, theo Luật ban hành các văn bản quy phạm pháp luật do Quốc hội ban hành, Chính phủ có trách nhiệm quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành. Do đó, với những vấn đề không hoặc chưa thể quy định chi tiết trong luật thì Quốc hội chuyển giao cho Chính phủ, sau đó tùy theo những vấn đề cụ thể Chính phủ sẽ giao cho các bộ hoặc các bộ trưởng. Luật không nên giao trực tiếp đến cấp bộ và cơ quan ngang bộ.

Hai, về điều kiện hoạt động và tổ chức kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm tại Khoản 2, Điều 25 quy định về điều kiện hoạt động của tổ chức kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm có quy định: Bộ trưởng Bộ Khoa học và công nghệ quy định cụ thể tại Khoản 1 điều này nếu việc kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm là một lĩnh vực kinh doanh thì việc giao cho Bộ trưởng Bộ khoa học và công nghệ quy định cụ thể các điều kiện kinh doanh là trái với Luật doanh nghiệp, Khoản1, Điều 8, Nghị định 102/2010/NĐ-CP của Chính phủ quy định một ngành nghề kinh doanh có điều kiện và điều kiện kinh doanh áp dụng theo các quy định của các luật, pháp lệnh, nghị định chuyên ngành hoặc quyết định có liên quan của Thủ tướng Chính phủ sau đây gọi chung là pháp luật chuyên ngành. Điều đó có nghĩa là các văn bản cấp bộ và cơ quan ngang bộ ban hành không được quy định về ngành, nghề kinh doanh có điều kiện và điều kiện kinh doanh. Đề nghị giao vấn đề này cho Chính phủ quy định để đảm bảo sự thống nhất trong hệ thống văn bản quy phạm pháp luật.

Ba là về kiểm tra, thanh tra, xử lý vi phạm pháp luật về đo lường. Chương VII của dự thảo luật quy định về kiểm tra, thanh tra, xử lý vi phạm pháp luật về đo lường trong đó phần về thanh tra quy định tại Điều 48, 49 chưa được đầy đủ lắm. Cụ thể những vi phạm về đo lường như cân gian, đo gian xảy ra rất phổ biến trong thực tế hiện nay. Vì vậy, công tác kiểm tra, thanh tra, xử lý những vi phạm pháp luật về đo lường có vị trí đặc biệt quan trọng. Tôi xin đề nghị làm rõ sự khác nhau giữa kiểm tra và thanh tra về đo lường, có quy định về sự phối hợp, kết hợp giữa lực lượng thanh tra chuyên ngành ở các tỉnh, các lĩnh vực khác nhau khác như quản lý thị trường, vệ sinh an toàn thực phẩm v.v... trong việc kiểm tra, thanh tra, xử lý vi phạm pháp luật về đo lường bởi lẽ với một phạm vi rất rộng nếu chỉ lực lượng thanh tra chuyên ngành về đo lường sẽ không thể hoàn thành nhiệm vụ. Cần quy định rõ nguyên tắc xử lý vi phạm pháp luật về đo lường trong nhiều lĩnh vực khác, hiện nay mức xử phạt vi phạm hành chính được cho là quá nhẹ dẫn đến đối tượng sẵn sàng vi phạm và nộp phạt để thu lợi nhiều hơn. Những vi phạm trong lĩnh vực đo lường cũng tương tự chẳng hạn người bán hàng sử dụng cân không

đúng tiêu chuẩn, cân thiếu, thu lợi bất chính hàng triệu thậm chí hàng chục triệu đồng nhưng chỉ bị phạt vi phạm hành chính với mức vài trăm ngàn đồng thì việc xử phạt không có tác dụng. Do đó tôi đề nghị quy định trong luật nguyên tắc xử phạt vi phạm hành chính đối với những vi phạm về đo lường phải cao hơn số lợi bất chính thu được từ vi phạm, mức cụ thể do Chính phủ quy định. Xin cảm ơn Quốc hội.

Một phần của tài liệu BienBan21-10 (Trang 35 - 37)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(43 trang)
w