Triệu Là Pham Hà Giang

Một phần của tài liệu BienBan21-10 (Trang 37 - 38)

Kính thưa Chủ tọa kỳ họp. Kính thưa Quốc hội.

Trước hết tôi xin đồng tình cao với ý kiến phát biểu của các vị đại biểu trước. Về cá nhân tôi xin tham gia vào mấy vấn đề hết sức cụ thể như sau:

Trước hết tại Điều 1 về phạm vi điều chỉnh. Thông thường, về phạm vi điều chỉnh trong quá trình xây dựng luật thường đề cập tương đối rộng và bao hàm đầy đủ về những nội dung trong phạm vi luật đề ra. Nhưng trong phạm vi điều chỉnh của Luật đo lường chỉ nêu là “hoạt động đo lường là quyền và nghĩa vụ của các tổ chức, cá nhân tham gia vào hoạt động đo lường”, quy định như vậy quá ngắn gọn. Tôi đề nghị nên quy định tương đối đầy đủ về toàn bộ những nội dung trong Luật đo lường đã đề cập. Ví dụ như cả Chương VII bao gồm 2 mục và 11 điều là hoạt động về thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm, là một chương rất lớn, nhưng trong phạm vi điều chỉnh và trong giải thích từ ngữ chúng ta cũng chưa đề cập tới.

Vấn đề thứ hai, tại Điều 3 về giải thích từ ngữ, trong giải thích từ ngữ tất cả những thuật ngữ pháp lý đã đề cập tương đối đầy đủ. Tôi đề nghị bổ sung thêm tại Khoản 2 Điều 3 là hoạt động đo lường, trong hoạt động đo lường, dự thảo luật đã đề cập tương đối đầy đủ trong các lĩnh vực về phương tiện đo, chuẩn đo lường, thực hiện phép đo, định lượng đo, nhưng hoạt động thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm chưa thấy đề cập tới, tôi đề nghị bổ sung thêm vào Khoản 2 Điều 3.

Thứ hai, về giải thích từ ngữ theo Chương IV về phê duyệt mẫu và kiểm định hiệu chuẩn thử nghiệm, những nội dung như kiểm định hiệu chuẩn và thử nghiệm đã được giải thích rất cụ thể nhưng về phê duyệt mẫu là như thế nào thì trong giải thích từ ngữ chưa thấy đề cập đến nội dung này. Tôi đề nghị bổ sung thêm để tránh tình trạng luật đưa ra khó thực hiện.

Vấn đề tiếp theo, tại Điều 8 về phân loại đơn vị đo. Tại điểm a, Khoản 2, Điều 8, đơn vị đo cơ bản thuộc hệ đơn vị quốc tế đã được luật quy định rất chi tiết, ví dụ mét, kilômét, kilôgam và giây. Nhưng ở điểm b, Khoản 2 các đơn vị đo dẫn suất thuộc hệ đơn vị đo quốc tế, đã thuộc hệ đơn vị đo quốc tế thì theo tôi không nên để Chính phủ quy định mà quy định trong luật, bởi vì những đơn vị đo này đã phù hợp với thông lệ quốc tế mà chúng ta tham gia. Quy định như vậy tránh tình trạng văn bản dưới luật tiếp tục quy định những nội dung của luật chúng ta đã đề ra, tránh tình trạng mâu thuẫn và trái với những quy định của điều luật rất khó thực hiện.

Tại Điều 56 của luật quy định về trách nhiệm của Ủy ban Nhân dân các cấp, theo đó Ủy ban nhân dân huyện có trách nhiệm, quyền hạn thực hiện việc kiểm tra

nhà nước về đo lường, xử lý vi phạm pháp luật về đo lường theo thẩm quyền. Tuy vậy, trong dự thảo quy định về kiểm tra nhà nước về đo lường tại Điều 46: cơ quan thực hiện kiểm tra nhà nước về đo lường lại chỉ quy định ở hai cấp, đó là cấp bộ và cấp tỉnh. Không quy định cho Ủy ban nhân dân cấp huyện. Theo Pháp lệnh xử phạt hành chính sửa đổi bổ sung năm 2008 về thẩm quyền xử phạt, mức phạt, lĩnh vực phạt về đo lường chất lượng hàng hóa thì Ủy ban nhân dân huyện có quyền xử phạt về đo lường. Do vậy, đề nghị bổ sung tại Điều 46 quy định cho Ủy ban nhân dân cấp huyện có thẩm quyền và trách nhiệm thực hiện kiểm tra nhà nước về đo lường đảm bảo việc kịp thời chỉ đạo, điều hành trong quá trình xử lý các vi phạm tại địa phương.

Tôi xin trân trọng cảm ơn Quốc hội.

Một phần của tài liệu BienBan21-10 (Trang 37 - 38)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(43 trang)
w